Kon Tum lại đề xuất xây sân bay Măng Đen
UBND tỉnh Kon Tum vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất bổ sung quy hoạch Cảng hàng không Măng Đen vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không toàn quốc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đề xuất của UBND tỉnh Kon Tum, Cảng hàng không Măng Đen có quy mô, cấp sân bay cấp 4E, dự kiến xây dựng tại TT.Măng Đen, H. Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
Lãnh đạo tỉnh Kon Tum cho biết, TT.Măng Đen có một số vị trí thuận lợi để xây dựng sân bay như quỹ đất sạch do địa phương quản lý, giao thông kết nối thuận lợi, gần QL24, tốc độ gió thấp; mặt bằng thuận tiện cho việc bố trí đường cất hạ cánh.
UBND tỉnh Kon Tum đề xuất xây sân bay Măng Đen tại H.Kon Plông
Đ.N
Công suất thiết kế của Cảng hàng không Măng Đen là từ 3 – 5 triệu hành khách/năm; diện tích đất thực hiện dự án khoảng 350 ha. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 4.000 tỉ đồng; thời gian thực hiện là từ năm 2023 đến 2027.
Theo UBND tỉnh Kon Tum, đây là tỉnh miền núi cao, biên giới, nằm ở phía bắc Tây nguyên; có vị trí tọa lạc tại khu vực ngã 3 Đông Dương, trong vùng lõi tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia; giáp vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, kết nối trực tiếp với hành lang kinh tế Đông – Tây (Myanmar – Thái Lan – Lào – Campuchia – Việt Nam).
Kon Tum cũng là điểm khởi đầu của trục phát triển kinh tế Bờ Y – Pleiku – Quy Nhơn. Kon Tum cách TP.Đà Nẵng khoảng 300 km, cách các khu kinh tế Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội từ 110 – 160 km; được coi là điểm nối quan trọng giữa vùng tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về mặt quốc phòng, an ninh và là khu vực bảo vệ môi trường sinh thái quan trọng của cả nước.
UBND tỉnh Kon Tum đề xuất đầu tư sân bay Măng Đen theo hình thức PPP, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa; hỗ trợ công tác quốc phòng an ninh tại địa phương.
Video đang HOT
Theo ý tưởng khung Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Kon Tum dự kiến sẽ tập trung đầu tư phát triển du lịch tại Khu du lịch Măng Đen; Thủ tướng Chính phủ cũng đã chấp thuận chủ trương lập Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Măng Đen, H.Kon Plông.
Đáng chú ý, trước khi Kon Tum đề xuất xây sân bay Măng Đen, UBND tỉnh Sơn La và UBND tỉnh Tuyên Quang cùng gửi văn bản kiến nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng cho phép bổ sung 2 sân bay Na Hang (Tuyên Quang) và sân bay Mộc Châu (Sơn La) vào dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đầu tư theo phương thức PPP.
Giây phút ám ảnh của những người phát hiện 2 bộ xương giữa rừng
"Sau khi đứng bất động khoảng mấy giây, mình dẫn con chạy một mạch ra khỏi rừng, báo ngay với chính quyền xã", chị Đinh Thị Thuật (Kon Plông, Kon Tum) nhớ lại.
Dù đã trở về nhà sau hơn 5 ngày đi hái lan, chị Đinh Thị Thuật (29 tuổi, trú xã Hiếu, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) vẫn chưa thôi ám ảnh về 2 bộ xương khô mà mình là người đầu tiên phát hiện trong rừng.
Chị Thuật kể, sáng sớm 22/8, chị chuẩn bị các vật dụng, sau đó cùng con gái là Y Mai (10 tuổi), chị Đinh Thị Nhăk (28 tuổi) và một nhóm 7 người khác, vào rừng giáp ranh giữa 2 tỉnh Gia Lai - Kon Tum để tìm lan.
2 bộ xương khô được nhóm người dân xã Hiếu (huyện Kon Plông) phát hiện khi đi hái lan trong rừng.
Đường khó đi, lan thường nằm sâu trong rừng nên cả nhóm dừng lại 1-2 lần nghỉ ngơi. Đến khoảng 15h ngày 22/8, nhìn xa xa, chị Thuật và chị Nhăk thấy chiếc lán bỏ hoang giữa rừng. Họ cùng cháu Mai đến gần để xem.
"Ban đầu, mình thấy cũng không có gì bất thường nên định quay đi. Nhưng vì tò mò, mình tiến gần hơn thì giật thót tim khi thấy 2 bộ xương người. Ngay lúc đó hồn tiêu phách tán, mình đứng bất động khoảng mấy giây. Sau khi hoàn hồn, tụi mình dẫn con rồi chạy một mạch ra khỏi rừng, báo ngay với chính quyền xã", chị Thuật nhớ lại.
Theo chị Thuật, 2 bộ xương khô nằm trên võng và dưới đất. Xung quanh là những đồ dùng để cắm trại như dao, nồi nấu ăn.
"Mình nghĩ 2 người không phải ở địa bàn này. Thông thường, người bản địa vào rừng chỉ mang nước và một ít thức ăn, dao để tránh việc mang vác nặng, tiết kiệm sức, còn đây mang đồ đạc rất đầy đủ, từ nồi, dao, valy đồ... lỉnh kỉnh", chị Thuật chia sẻ.
Khu vực nơi phát hiện 2 bộ xương khô trong rừng sâu.
Cùng đi với chị Thuật, chị Đinh Thị Nhăk nói: "Bao nhiêu năm vào rừng hái lan, nấm nhưng đây là lần đầu tiên tôi gặp sự việc này. Hình ảnh về 2 bộ xương khô cứ ám ảnh tôi mãi, đêm trằn trọc, khó ngủ", chị Nhăk tâm sự.
Chị Nhăk kể lại, trước đó, nhóm người đi cùng đi qua, song không ai phát hiện chiếc lán. "Mong cơ quan chức năng sớm tìm ra danh tính, người nhà, để đưa họ về với gia đình", chị Nhăk nói.
Theo chị Thuật và chị Nhăk, đường trong rừng rất hiểm trở, chủ yếu là đường mòn, lối nhỏ. Ít ai lường trước được những gì mình sẽ gặp phải trong rừng. Với những người chưa đi rừng thành thạo, vô tình uống nước suối thôi cũng sẽ có nguy cơ bị trúng độc. Hay lỡ va vào những cây như cây sơn, toàn thân sẽ bị lở loét, ngứa ngáy.
"Lúc vào rừng, mọi người phải mang theo nước uống và thức ăn của riêng mình. Tuyệt đối không được tò mò ăn thử các loại cây, quả hay nấm khi chưa biết đó là gì và có ăn được không. Khi đi rừng, mọi người cũng nên đi theo nhóm đông người để trường hợp lỡ xảy ra tai nạn còn có thể giúp đỡ lẫn nhau", chị Thuật chia sẻ.
Trước đó, hôm 22/8, trong khi đi rừng thuộc xã Đak Rong (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), giáp ranh xã Hiếu (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum), người dân phát hiện 2 thi thể đã phân hủy hoàn toàn, chỉ còn trơ bộ xương khô.
Theo báo cáo ban đầu của lực lượng chức năng, kết quả khám nghiệm cho thấy, vị trí tìm thấy 2 bộ xương ở trong khu vực rừng rậm rạp, trên sườn dốc, gần suối nước, cách đường Trường Sơn Đông 1,5 km. Vị trí này hầu như không có người qua lại.
Khu vực phát hiện 2 bộ xương khô.
Theo nhận định ban đầu, bộ xương dưới đất là nam giới, tuổi từ 30 đến 50, cao 1,68 m. Bộ xương trên võng là bé trai, tuổi từ 10 đến 15, cao khoảng 1,3 m. Thời gian tử vong được xác định từ nhiều tháng trước.
Tại hiện trường, có 1 võng dù màu xanh, nhiều vật dụng khác như áo mưa cánh dơi, mũ bảo hiểm, dao, bật lửa, túi xách. Trong túi có nhiều loại thuốc như thuốc đau bụng, giảm đau, dây cước, lưỡi câu, bật lửa, gạo, hồ tiêu, tép khô.
Các thi thể đã phân huỷ hoàn toàn, không có dấu hiệu bị tác động ngoại lực, được bọc nguyên trong quần áo và chăn dày. Nhận định ban đầu, khả năng đây là 2 cha con từ địa phương khác, vào rừng thu hái lâm sản.
Cơ quan công an đã bàn giao cho xã Đak Rong tổ chức mai táng, chôn cất 2 thi thể này tại nghĩa trang huyện Kbang, tối 24/8.
Lần theo tung tích chiếc xe máy, cơ quan chức năng phát hiện một phòng trọ chứa nhiều đồ vật nghi liên quan nạn nhân.
Tối 25/8, lực lượng chức năng phát hiện xe máy trong rừng, nghi của nạn nhân. Chiếc xe này được đăng ký tại TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk).
Lần theo dấu vết chiếc xe, qua quá trình điều tra, lực lượng chức năng phát hiện một phòng trọ tại TP Kon Tum (tỉnh Kon Tum), nghi là nơi ở cuối cùng của các nạn nhân.
Tại đây, cơ quan chức năng phát hiện nhiều hiện vật như tượng tỳ hưu, tượng thần tài, tương tự các vật tâm linh đã được tìm thấy ở hiện trường nơi phát hiện 2 bộ xương khô.
Phát triển hài hòa thủy điện - Bài 2: Lắm nỗi lo Bên cạnh việc tạo ra nhiều lợi ích, các thủy điện vừa và nhỏ tại Kon Tum đã và đang xuất hiện những tồn tại, hạn chế chưa được xử lý dứt điểm, kịp thời. Đó là tình trạng ngập lụt cho vùng hạ du vào mùa mưa, gây khô hạn vào mùa khô; hay chậm đền bù, hỗ trợ cho người dân...