Kon Tum: Kỷ luật cảnh cáo một giám đốc trung tâm vì quan hệ bất chính
Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp H.Kon Plông ( Kon Tum) bị xử lý kỷ luật với hình thức cảnh cáo. Trước đó người này bị tố có quan hệ bất chính với vợ người khác dẫn đến có thai.
Tan vỡ một gia đình
Ngày 5.10, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Huyện ủy Kon Plông (Kon Tum) cho biết đã tiến hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Phan Ngọc Vinh, Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp H.Kon Plông.
Trung tâm dịch vụ nông nghiệp H.Kon Plông, nơi ông Vinh đang công tác. Ảnh ĐỨC NHẬT
Ông Vinh bị kỷ luật vì vi phạm về phẩm chất, đạo đức, lối sống và các quy định của Đảng về những điều đảng viên không được làm; về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, chủ chốt. Vi phạm của ông Vinh gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm giảm uy tín của bản thân, tổ chức đảng và cơ quan nơi ông Vinh sinh hoạt, công tác.
Video đang HOT
Trước đó, anh T.T.N (34 tuổi, thị trấn Đăk Rve, H.Kon Rẫy, Kon Tum) viết đơn gửi các cơ quan chức năng tố cáo ông Vinh và vợ mình có quan hệ bất chính. Theo anh N. trình bày, anh và chị N.T.V (31 tuổi) sau khi kết hôn đã có với nhau 2 người con. Vợ chồng anh chung sống với nhau rất hòa thuận. Tháng 9.2020, chị V. xin vào làm nhân viên hợp đồng tại Trung tâm dịch vụ nông nghiệp H.Kon Plông.
Đến đầu tháng 2.2021, anh N. được một số người trong cơ quan vợ thông tin việc vợ anh có quan hệ bất chính với ông Vinh. Ngoài ra, người này cũng cung cấp các đoạn ghi âm chứng minh mối quan hệ bất chính của ông Vinh và vợ anh N.
Anh N. về nhà gặng hỏi thì chị V. thừa nhận có quan hệ bất chính với ông V. Quá bức xúc, anh N. liền viết đơn tố cáo ông Vinh gửi các cơ quan chức năng. Sau khi vụ việc vỡ lở, anh N. và chị V. cũng đã hoàn tất thủ tục ly hôn.
“Việc ông Vinh quan hệ bất chính với vợ tôi đã gây hậu quả nghiêm trọng đến tâm lý, sức khỏe của tôi, ảnh hưởng đến quan hệ hôn nhân của vợ chồng tôi. Hiện nay vợ chồng tôi đã mỗi người một đường. Riêng tôi phải một mình nuôi dạy 2 đứa con nhỏ”, anh N. bức xúc.
Xử lý đúng người đúng tội, không bao che
Sau khi nhận được đơn tố cáo của anh N., UBND H.Kon Plông đã lập một đoàn kiểm tra để xác minh làm rõ.
Đoạn tin nhắn trao đổi giữa vợ anh N. và ông Vinh. Ảnh NVCC
Đoàn kiểm tra đã tiến hành làm việc với những người liên quan. Làm việc với đoàn kiểm tra, chị V. thừa nhận có quan hệ bất chính với ông Vinh và dẫn đến có thai. Ngày 9.2.2021, chị V. đi khám bệnh thì phát hiện thai nhi đã ngưng phát triển. Để bảo vệ tính mạng, chị V. đã đề nghị bác sĩ xử lý bào thai. Hiện nay bào thai đã không còn.
Khi đoàn kiểm tra làm việc với ông Vinh thì ông này khẳng định không hề có bất kỳ quan hệ bất chính nào với chị V. Ông Vinh cho rằng quan hệ giữa ông và chị V. chỉ là quan hệ trong đơn vị, bình thường như những nhân viên khác.
Đoàn kiểm tra cũng tiến hành giám định các file ghi âm, tin nhắn giữa chị V. và ông Vinh. Tuy nhiên, do Đoàn kiểm tra không đủ chức năng giám định tính xác thực của chứng cứ do anh N. cung cấp nên vụ việc được đưa đến cấp cao hơn.
Sau khi tiếp nhận đơn của anh N., UBKT Huyện ủy Kon Plông đã vào cuộc xác minh làm rõ.
Theo ông Trịnh Đình Nho, Chủ nhiệm UBKT Huyện ủy Kon Plông, qua điều tra, xác minh và giám định các file ghi âm anh N. cung cấp, Công an H.Kon Plông đã xác định ông Vinh có quan hệ bất chính với vợ anh N.
Do đó, Ban Thường vụ huyện ủy Kon Plông đã tiến hành xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Vinh. “Ban đầu chúng tôi đưa ra mức kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Nhưng trong lúc làm việc, anh này (ông Vinh – PV) cứ vòng vèo gây khó khăn cho công tác xác minh của cơ quan chức năng. Vì vậy Ban Thường vụ huyện ủy thống nhất mức kỷ luật cảnh cáo”, ông Nho nói và cho biết, quan điểm của huyện là xử lý đúng người đúng tội, không bao che, sai đến đâu xử lý đến đó, đúng quy trình quy định.
Kon Tum: Đón 201 người dân từ tỉnh Bình Dương về quê an toàn
Nhằm "chia lửa" với các địa phương phía Nam trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, ngày 28/9, tỉnh Kon Tum tiếp tục đón thêm 201 người dân đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Bình Dương trở về theo nguyện vọng.
Các công dân về từ tỉnh Bình Dương được cách ly tại Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành, thành phố Kon Tum. Ảnh: TTXVN phát
Những công dân này chủ yếu là người dân tộc thiểu số, người có hoàn cảnh khó khăn, người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người đi khám chữa bệnh, lao động tự do mất việc và học sinh, sinh viên.
Tại khu vực chốt kiểm soát dịch COVID-19 Sao Mai (xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum) chính quyền các huyện, thành phố của tỉnh Kon Tum phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Kon Tum hỗ trợ đưa người dân về khu cách ly trên địa bàn. Tất cả các huyện đều lựa chọn đi tuyến đường tránh thành phố Kon Tum để hạn chế tối đa sự lây lan của dịch COVID-19 trong cộng đồng.
Đợt này, thành phố Kon Tum tiếp nhận 31 người, các huyện Đăk Hà (24 người), Đăk Tô (27 người), Tu Mơ Rông (13 người), Ngọc Hồi (25 người), Đăk Glei (13 người), Kon Rẫy (9 người), Kon Plông (28 người), Sa Thầy (23 người) và Ia H'Drai (8 người). Ngay khi trở về địa phương, người dân sẽ được lực lượng chức năng phân luồng, lấy mẫu xét nghiệm và tiến hành cách ly tập trung đảm bảo nghiêm ngặt, chặt chẽ, theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
Trước đó, ngày 26/9, tỉnh Kon Tum đã đón 269 người dân sinh sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh trở về địa phương theo nguyện vọng. Dự kiến, tỉnh sẽ đón gần 3.700 công dân đang làm việc, học tập tại TP Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và Đồng Nai về địa phương theo nguyện vọng.
TP HCM đưa hơn 2.000 người về 6 tỉnh Trong ngày 25, 26, 28/9, hơn 2.000 người sống ở TP HCM được đưa về Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Kon Tum, Bình Định, An Giang, Đồng Tháp theo nguyện vọng. Hôm nay tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân), 600 người thuộc tỉnh Sóc Trăng được sắp xếp lên 30 xe khách để về quê. Đây là những người đầu tiên của...