Kon Tum kiểm tra thông tin về dự án vườn sâm Ngọc Linh
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum Nguyễn Hữu Tháp vừa có ý kiến chỉ đạo rà soát, kiểm tra thông tin về dự án vườn sâm Ngọc Linh Kon Tum (số 876/VP-NNTN ngày 16/3).
Vườn sâm dây của Công ty cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh tại Hợp tác xã nông nghiệp Tuyết Sơn Kon Plông.
Theo đó, qua nắm thông tin của một số cơ quan báo chí về dự án vườn sâm Ngọc Linh Kon Tum của Công ty Cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh (MHG), để kịp thời nắm bắt thông tin về tình hình hoạt động của các dự án, mô hình liên quan đến việc phát triển sâm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện Kon Plông rà soát, nắm bắt thông tin về dự án này đang triển khai trên địa bàn huyện Kon Plông. Đồng thời, yêu cầu báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 22/3/2022.
Trước đó, ngày 26/1, TTXVN, báo Tin Tức, Bnews, Viet Namplus có bài viết “Bánh vẽ” với thương hiệu Quốc bảo sâm Ngọc Linh phản ánh việc Công ty cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh (Công ty MHG, trụ sở tại Hà Nội) với dự án MHG Farm trồng sâm Ngọc Linh tại Măng Đen (huyện Kon Plông). Đây là “bánh vẽ” của công ty để lừa các nhà đầu tư, người tiêu dùng.
Đến ngày 2/3, TTXVN tiếp tục có bài viết Cần bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc linh. Theo đó, mới thành lập từ năm 2017, năm 2021 trồng 30.000 cây (như công ty công bố) nhưng đến nay, Công ty MHG đã giới thiệu và bán hơn 20 dòng sản phẩm gắn mác sâm Ngọc Linh gồm: trà, cà phê, bánh kẹo và nhiều loại thực phẩm khác… Đặc biệt, Công ty MHG đã xây dựng chuỗi 14 hệ thống showroom tại hàng loạt tỉnh thành để giới thiệu và cung ứng các loại sản phẩm sâm Ngọc Linh. Trong khi thực tế, tại tỉnh Kon Tum, Công ty MHG hoàn toàn không có trồng sâm Ngọc Linh, đang trong giai đoạn đầu tư hạ tầng. Dự án của công ty chỉ là bánh vẽ để kêu gọi các nhà đầu tư.
Video đang HOT
Tại tỉnh Quảng Nam, Công ty MHG trồng sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My là không chính xác. Công ty MHG chưa có đặt vấn đề, chưa được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư và cho thuê môi trường rừng trồng sâm Ngọc Linh. Có thể khẳng định Công ty MHG chưa có vườn sâm Ngọc Linh nào đủ tuổi khai thác, chế biến được trồng tại 2 địa phương nằm trong khu vực chỉ dẫn địa lý sâm Ngọc Linh là Kon Tum và Quảng Nam.
Một ông nông dân Đắk Lắk thu 2,7 tỷ nhờ trồng 3 cây trong 1 vườn, đó là những cây gì?
Cách đây 6 năm, một lần về thăm quê ở Hải Dương, anh Phùng Văn Long (ở thôn 7C, xã Ea Hiao, huyện Ea H'leo, tỉnh Đắk Lắk) đi tham quan một số mô hình trồng vải thiều cho thu nhập cao.
Qua nghiên cứu nhận thấy cây vải có nhiều ưu điểm và phù hợp với chất đất ở huyện Ea H'leo của tỉnh Đắk Lắk, anh Long bàn với gia đình mua 500 cây vải về trồng xen vào 1 ha cà phê đang kém năng suất.
Nhờ cần cù, chịu khó học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình trồng vải hiệu quả, sau 3 năm vườn vải thiều của gia đình anh Long phát triển tốt, cho năng suất cao.
Cán bộ nông nghiệp và Hội Nông dân xã Ea Hiao, huyện Ea H'leo, tỉnh Đắk Lắk tham quan vườn vải của gia đình anh Long.
Từ thành công ban đầu, anh quyết định mở rộng quy mô trồng thêm 2.500 cây vải thiều giống. Hiện nay, gia đình anh đã chuyển đổi toàn bộ 7 ha đất hoa màu và cà phê kém hiệu quả sang trồng 5.000 cây vải xen 3.000 cây mắc ca.
Năm 2021, gia đình anh thu hoạch được hơn 100 tấn vải thiều tươi, 3 tấn mắc ca và 6 tấn cà phê nhân, thu nhập 2,7 tỷ đồng.
Anh Long chia sẻ, vải thiều rất hợp với chất đất ở xã Ea Hiao bởi bình thường 3 năm vải cho trái, nhưng nếu chăm tốt thì chỉ 2 năm đã có quả bói. Ưu điểm của vải thiều trồng ở Ea Hiao là chín sớm hơn 1 tháng so với vải trồng ở các tỉnh miền Bắc.
Trái vải thiều có vỏ mỏng, cơm dày, ăn có vị ngọt không khác gì vải Hải Dương.
Ngoài việc bán quả vải thiều, anh Long còn cung cấp cây vải thiều giống cho người dân có nhu cầu, đồng thời sẵn sàng tư vấn kỹ thuật trồng vải thiều và chăm sóc.
Hiện anh đã chiết được 3.000 bầu vải thiều giống với giá bán 70.000 đồng/bầu. Theo anh Long, cây vải thiều được chiết có bộ rễ khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt, dễ chăm sóc.
Anh Long còn trực tiếp đứng ra thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp Ea Sol Farm với mục đích tìm đầu ra ổn định cho quả vải thiều cũng như các loại cây ăn trái khác ở địa phương.
Vải thiều được ản xuất đạt quy trình VietGAP, có truy xuất nguồn gốc, mã vạch với mục tiêu đưa sản phẩm quả vải của hợp tác xã đạt sản phẩm OCOP được gắn sao cấp tỉnh trong thời gian tới.
Hiện gần 30 ha cây ăn trái của gia đình anh Long và các thành viên trong hợp tác xã đã đầu tư toàn bộ hệ thống tưới nước phun sương tự động.
Động lực mới giúp các hợp tác xã chuyển mình Trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới nâng cao, việc phát triển hợp tác xã, làm bàn đạp kinh tế cho người dân nông thôn là tiêu chí luôn được chính quyền địa phương và người dân chú trọng. Bởi xuất phát từ nền tảng kinh tế và thu nhập vững chắc, công cuộc xây...