Kon Tum: Khai trương trụ sở loài củ được ví là “quốc bảo” của Việt Nam, trồng 6-7 năm mới được đào
Sáng 29/11, Trụ sở Sâm Việt Nam “ Quốc bảo sâm Việt Nam – Sâm của người Việt” đã chính thức khai trương tại số 740 Phạm Văn Đồng, phường Trần Hưng Đạo, TP. Kon Tum (tỉnh Kon Tum), do Công ty Cổ phần đầu tư Sâm Việt Nam đầu tư.
Khai trương trụ sở sâm – loài củ được ví là “quốc bảo” của Việt Nam
Tham dự sự kiện khai trương trụ sở sâm Việt Nam sáng 29/11, có ngài Willem Schoustra – Tham tán Nông nghiệp Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam; ông Vũ Mạnh Hùng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam; ông Gabor Fluit – Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam; ông Johan Van Den Ban – Chủ tịch Tiểu ban Thực phẩm, Nông nghiệp và Nuôi trồng thủy sản Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam…, cùng đại diện Bộ NNPTNT và tỉnh Kon Tum.
Các đại biểu cắt băng khai trương Trụ sở Sâm Việt Nam “Quốc Bảo Sâm Việt Nam – Sâm của người Việt”. Ảnh: Hoàng Lộc
Công ty Cổ phần đầu tư Sâm Việt Nam hiện sở hữu vườn sâm gốc với diện tích hơn 10ha tại xã Ngọc Lây (huyện Tu Mơ Rông) và xã Mường Hoong (huyện Đăk Glei) của Kon Tum. Bên cạnh đó còn có Khu nghiên cứu và phát triển nguồn giống từ phương pháp cấy mô trong phòng thí nghiệm, có tổng diện tích 1.700m2 tại thị trấn Măng Đen, được liên kết trực tiếp với Viện Sinh học TP Hồ Chí Minh, Viện Sinh học Tây Nguyên, Viện Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh.
Phát biểu tại lễ khai trương trụ trở sâm Việt Nam, ông Nguyễn Tuấn Vũ – Tổng Giám đốc Công ty CP đầu tư Sâm Việt Nam chia sẻ:
“Công ty được thành lập và phát triển ngay tại vùng đất “thánh địa” linh thiêng trồng Sâm Ngọc Linh tại Kon Tum. Trên đỉnh cao của dãy núi Ngọc Linh hùng vĩ đã xuất hiện một loài thực vật bản địa hấp thu linh khí ngàn năm, có giá trị thảo dược cao quý. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, Công ty CP đầu tư Sâm Việt Nam đã không ngừng nỗ lực nghiên cứu phát triển các sản phẩm, với sự tư vấn chuyển giao của các chuyên gia đầu trong ngành, quy trình sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm, giúp sâm Việt Nam đạt chất lượng tốt nhất” – ông Vũ nói.
Video đang HOT
Với việc triển khai các dự án trồng sâm tại 2 huyện Tu Mơ Rông và Đăk Glei, Công ty CP đầu tư Sâm Việt Nam đang tạo sinh kế cho nhiều lao động là người dân tộc thiểu số vùng núi Ngọc Linh, giúp bà con cải thiện cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
“Sâm Việt Nam mong muốn phát triển thương hiệu trở thành 1 sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam, được bạn bè quốc tế biết đến, tin dùng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” – ông Vũ khẳng định.
Ngài Willem Schoustra – Tham tán Nông nghiệp Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam (giữa) đánh giá “sâm Ngọc Linh rất tuyệt vời”. Ảnh: Minh Phúc.
Tham dự lễ khai trương trụ sở Sâm Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Liêm – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Kon Tum chia sẻ: “Sâm Ngọc Linh được biết đến là loại sâm quý, được tìm thấy tại miền Trung Trung Bộ Việt Nam. Sâm Ngọc Linh mọc tập trung ở các huyện miền núi Ngọc Linh, thuộc huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum, huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam. Ngoài ra, sâm Ngọc Linh còn phân bố tại núi Ngọc Lum Heo thuộc xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn.
Sâm Ngọc Linh là loại dược liệu quý trời ban cho Việt Nam. Sâm Ngọc Linh trồng đến năm thứ 3 thì ra hoa, năm thứ 4 mới có hạt để thu hoạch. Sau 6-7 năm có thể thu hoạch củ, nhưng sâm Ngọc Linh càng để lâu thì giá trị càng cao.
Do tính đặc hữu và giá trị kinh tế to lớn, là thảo dược cao quý và có tác dụng thực tiễn đối với sức khỏe của con người nên hiện nay sâm Ngọc Linh đã được tỉnh Kon Tum xác định là một trong những sản phẩm chủ lực cần được bảo tồn và phát triển”.
Được thưởng thức rượu sâm Ngọc Linh, ngài Willem Schoustra – Tham tán Nông nghiệp Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam cho biết: “Sâm Ngọc Linh rất tuyệt vời”.
Phát biểu tại lễ khai trương trụ sở Sâm Việt Nam, ngài Willem Schoustra nhấn mạnh: “Sâm là sản phẩm rất quý, nhưng muốn trồng được nó thì cần phải có kỹ thuật rất cao và phải có điều kiện tự nhiên, khí hậu phù hợp. Ở thị trường châu Âu, nhất là Hà Lan, chúng tôi cũng đã làm quen với hương vị của sâm như trà sâm, chủ yếu có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Do đó, nếu các doanh nghiệp Việt Nam nghĩ đến việc xuất khẩu sản phẩm sâm Ngọc Linh sang EU thì cần phải tính toán làm thế nào để có thể cạnh tranh được với sản phẩm của Hàn Quốc”.
“Năm 2020, Hà Lan và Việt Nam đã đạt thoả thuận Hiệp định thương mại tự do. Hà Lan tuy là một nước nhỏ ở châu Âu nhưng là cửa ngõ xuất khẩu nông sản vào thị trường châu Âu. Hy vọng các doanh nghiệp Việt sẽ coi Hà Lan như một cửa ngõ để xuất khẩu sản phẩm”, ngài Willem Schoustra nói thêm.
Dịch COVID-19: Kon Tum bảo vệ 'vùng xanh' từ thôn, làng
Nhằm bảo vệ thôn, làng trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, các địa phương trong tỉnh Kon Tum đã tăng cường quản lý công dân sau cách ly tập trung, theo dõi sức khỏe tại nhà.
Để bảo vệ "vùng xanh" từ thôn, làng, các địa phương trong tỉnh đã có cách làm riêng cho mình.
Tỉnh Kon Tum tổ chức đón người dân đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Bình Dương trở về theo nguyện vọng. Ảnh minh họa: TTXVN phát
Lập điểm theo dõi sức khỏe tập trung
Ông Phan Thế Vinh, Chủ tịch UBND xã Hiếu, huyện Kon Plông cho biết, do nhà dân không đáp ứng được các tiêu chí để theo dõi sức khỏe tại chỗ, nên xã chủ động bố trí theo dõi sức khỏe tập trung tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú với sự đồng thuận của người nhà và các trường hợp phải theo dõi sức khỏe.
Đón 16 người dân từ tỉnh Bình Dương về từ cuối tháng 8, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy đã sớm có giải pháp cho riêng mình với sự đồng thuận từ cộng đồng. Cụ thể, 16 người dân sau khi hoàn thành 14 ngày cách ly tập trung, được theo dõi sức khỏe tại trường học, nhà văn hóa thôn để không ảnh hưởng tới cộng đồng.
Tại thành phố Kon Tum, chính quyền xã Ia Chim, Đoàn Kết đã thành lập các điểm theo dõi sức khỏe tập trung tại trường học, điểm sinh hoạt cộng đồng để người dân tiếp tục theo dõi sức khỏe sau cách ly tập trung. Mỗi phòng từ 4-5 người, được kiểm tra sức khỏe hàng ngày, hỗ trợ thêm khẩu phần ăn. Chính quyền còn hỗ trợ thêm 500.000 đồng và 20 kg gạo cho các hộ khó khăn, hộ dân tộc thiểu số có công dân đang theo dõi sức khỏe sau cách ly. Nhờ cách làm trên mà xã Ia Chim đã phát hiện một trường hợp tái dương tính với SARS-CoV-2 trong thời gian theo dõi sức khỏe sau cách ly.
Đối với huyện vùng biên Ngọc Hồi, người dân vùng sâu, vùng xa không đủ điều kiện để theo dõi sức khỏe tại nên chính quyền các cấp tuyên truyền, vận động bà con theo dõi sức khỏe tại các điểm tập trung. Theo đó, Trung tâm y tế huyện phối hợp với UBND các xã, thị trấn tham mưu cho Ban Chỉ đạo huyện thực hiện cách ly tập trung tại các nhà trọ, điểm trường, nhà rông, nhà văn hóa... Các công dân trong thời gian theo dõi sức khỏe được cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm và các vật dụng thiết yếu để phòng dịch.
"Lá chắn" từ cơ sở
Là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số, các địa phương của Kon Tum luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xem đây là giải pháp tốt để nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe, phòng, chống dịch COVID-19 trong cộng đồng. Trong đó, vai trò của Tổ công tác cộng đồng đặc biệt được quan tâm, là "lá chắn" từ cơ sở trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Bà Y Dim, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà cho biết, các Tổ công tác cộng đồng có trách nhiệm giám sát công tác phòng dịch của tất cả các thôn trên địa bàn xã; tham gia giám sát công dân ở ngoài tỉnh về hoặc người ngoài vào thôn, làng; theo dõi, quản lý quy định về cách ly đối với người về từ vùng dịch...
Là địa bàn có đường sông dài giáp tỉnh Gia Lai, nơi dịch diễn biến rất phức tạp, vai trò của 298 Tổ công tác cộng đồng với gần 1.000 người tham gia của huyện Sa Thầy đã phát huy tốt hiệu quả. Theo ông Nguyễn Viết Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Sa Thầy, tùy địa bàn, mỗi thành viên trong Tổ công tác cộng đồng sẽ phụ trách từ 10-20 hộ gia đình. Nhờ sự tham mưu của Tổ công tác cộng đồng, huyện đã khoanh vùng, không để 7 ca F0 tái dương tính lây lan ra cộng đồng. Các trường hợp khai báo không trung thực đều được Tổ công tác cộng đồng phát hiện.
Toàn tỉnh Kon Tum đã thành lập gần 2.800 Tổ công tác cộng đồng, mỗi tổ có từ 2 đến 3 thành viên là cán bộ thôn, làng, tổ dân phố, đoàn thể, tình nguyện viên và có trách nhiệm phụ trách từ 10 hộ gia đình trở lên. Các Tổ công tác cộng đồng là "lá chắn" trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19, đồng hành cùng lực lượng tuyến đầu, tổ chức truy vết, kiểm soát những trường hợp có nguy cơ nhiễm bệnh. Đây là điểm sáng trong công tác phòng dịch của Kon Tum.
Đến ngày 1/11, toàn tỉnh Kon Tum có 266 trường hợp mắc COVID-19; trong đó có 244 ca phát hiện tại cơ sở, nơi cách ly và 22 ca phát hiện tại cộng đồng.
Kế hoạch đón học sinh trở lại trường mới nhất của 63 tỉnh thành Báo Lao Động cập nhật kịch bản đón học sinh trở lại trường của các địa phương trên cả nước để quý phụ huynh và học sinh thuận tiện theo dõi. Cập nhật kịch bản đón học sinh trở lại trường của 63 địa phương. Ảnh: Hải Nguyễn Tại Bến Tre, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã xây dựng kế hoạch...