Kon Tum: Đầu năm thời tiết thuận lợi, nông dân nô nức ra đồng, mong mùa màng bội thu
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, bà con nông dân tại tỉnh Kon Tum đã nô nức ra đồng sản xuất với hy vọng một năm mới mùa màng bội thu.
Những ngày đầu năm mới Nhâm Dần 2022, trên khắp các cánh đồng tại huyện Đắk Hà (tỉnh Kon Tum) đã nhộn nhịp tiếng cười nói, tiếng máy cày của bà con nông dân xuống đồng để sản xuất cho vụ đông xuân 2021-2022.
Có mặt tại cánh đồng thuộc thị trấn Đắk Hà (huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum), PV Dân Việt dễ dàng nhận thấy sự hăng say lao động sản xuất của những người nông dân, người cấy lúa, người tỉa dặm lúa, người lái máy cày….
Đang dùng chiếc cuốc sắt để tỉa dặm lúa, bà Võ Thị Lĩnh (trú tại tổ dân phố 5, thị trấn Đắk Hà, huyện Đắk Hà) cho biết, vụ đông xuân này, gia đình canh tác được 0,5ha lúa. Đầu tháng 12 âm lịch, gia đình bà đã tiến hành gieo sạ. Đến mùng 4 Tết, tranh thủ thời tiết nắng đẹp, bà đã ra đồng tỉa dặm lúa.
“Khi lúa bắt đầu nảy mầm thì ốc bươu vàng xuất hiện. Chính vì vậy, tôi phải tranh thủ tỉa dặm những mầm bị chết để cây lúa sinh trưởng, phát triển lại”, bà Lĩnh chia sẻ
Việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp giúp cho việc gieo cấy, sản xuất lúa của bà con thuận lợi.
Sau Tết, thời tiết nắng ấm, thuận lợi để bà con xuống đồng sản xuất.
Video đang HOT
Bên cạnh ruộng lúa, bà con nông dân tại huyện Đắk Hà (tỉnh Kon Tum) cũng đã ra đồng sớm để chăm sóc các loại cây khác như khoai lang, lạc…
Đang chăm chú nhổ cỏ, chị Trần Thị Hảo (trú tại tổ dân phố 8, Thị trấn Đắk Hà, huyện Đắk Hà) chia sẻ, gia đình chị trồng hơn 3 sào lạc trong vụ Đông – Xuân 2021-2022 này. Cũng như bao người nông dân khác, đầu tháng 12 âm lịch, chị cũng đã tiến hành làm đất, gieo hạt.
“Ngay từ mồng 3 Tết, tôi đã ra đồng làm các công việc như nhổ cỏ, tưới nước, phun thuốc trừ sâu để đảm bảo đúng khung lịch thời vụ. Năm nay thời tiết thuận lợi, tôi cũng hy vọng vụ mùa sẽ bội thu, đạt thắng lợi”, chị Hảo nói.
Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Kon Tum, tính đến ngày 15/1, toàn tỉnh đã gieo trồng được khoảng hơn 6.200 ha cây hàng năm vụ đông xuân 2021-2022, tổng diện tích gieo trồng các loại cây lâu năm hiện có khoảng 113.000 ha.
Trong vụ đông xuân 2021-2022 này, ngành nông nghiệp tỉnh Kon Tum cũng khuyến cáo người nông dân thường xuyên ra thăm đồng để tập trung chăm sóc, làm cỏ, tỉa dặm, bón phân, tưới nước…theo đúng quy trình kỹ thuật để cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. Bên cạnh đó, theo dõi diễn biến dịch hại của đồng ruộng để chủ động phòng trừ theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
Tự nguyện ra khỏi danh sách hộ nghèo, bà con nông dân xã vùng cao của tỉnh Sơn La nói gì?
Trong các đợt đánh giá tiêu chí hộ nghèo, những năm gần đây, nhiều hộ dân xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu (Sơn La) tự nguyện xin rút khỏi danh sách hộ nghèo.
Điều đó cho thấy, nhận thức của người dân đã được nâng lên, không còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, nỗ lực vươn lên, xóa đói, giảm nghèo.
Người dân tự nguyện xin ra khỏi danh dách hộ nghèo
Là xã miền núi còn nhiều khó khăn của Huyện Thuận Châu (Sơn La) nhưng ở xã Phổng Lái những ngày này có nhiều hộ gia đình tự nguyện làm đơn xin ra khỏi hộ nghèo.
Gặp chúng tôi sau khi tự nguyện nộp lá đơn xin ra thoát nghèo, chị Lò Thị Lượng ở bản Mường Chiên 1, xã Phổng Lái, chia sẻ: Gia đình thuộc diện hộ nghèo đã nhiều năm nay. Thế nhưng, chị thấy sức khỏe mình vẫn còn tốt, còn lao động được nên quyết định làm đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo của xã.
Hộ chị Lò Thị Lượng ở bản Mường Chiên 1, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La tự nguyện xin ra khỏi danh sách hộ nghèo.
Trong phát triển kinh tế, nguồn thu nhập của gia đình chị Lượng chủ yếu từ 2.600 m2 trồng chè, cà phê. Gia đình chị luôn nỗ lực, cố gắng trong lao động sản xuất để thoát khỏi đói nghèo; ngoài ra chị còn đi hái chè thuê để có thêm nguồn thu nhập, cải thiện đời sống.
Nhờ vậy, mỗi năm gia đình chị Lượng có thu nhập gần 60 triệu đồng, cuộc sống ngày càng khấm khá hơn.
"Xã cũng đã đạt chuẩn Nông thôn mới, bản cũng lên Nông thôn mới rồi và tôi thấy nhiều chị em ở bản khác còn nghèo hơn mình nên tôi đã xin ra khỏi hộ nghèo. Xin ra khỏi hộ nghèo đã tạo động lực để giúp gia đình tôi phát triển kinh tế cũng như dạy bảo con cái cố gắng học tập để sau này phát triển hơn nữa và trong tương lai tôi sẽ mua thêm các con giống để về nuôi để phát triển kinh tế gia đình ngày càng ổn định..., chị Lượng nói.
Theo chị Lượng, phải cố gắng thoát nghèo, cố gắng phát triển kinh tế ổn định cuộc sống của gia đình để làm tấm gương cho con cái. Chứ mãi trông chờ vào chính sách hỗ trợ của nhà nước thì chẳng bao giờ cuộc sống hết được khó khăn...
Chị Lò Thị Lượng ở bản Mường Chiên 1, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đang thu hái diện tích chè của gia đình. Ảnh: Gia Hưng
Tương tự, năm 2017, gia đình anh Thào A Tỉnh ở bản Cổng Chặp, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu được bản bình xét vào hộ nghèo. Nhiều hộ dân trong bản đã biết phát huy thế mạnh của địa phương như trồng chè, cà phê, trồng cây sa nhân, chăn nuôi...để phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo và làm giàu.
Trong đợt bình xét hộ nghèo cuối năm qua, anh Tỉnh đã là hộ đầu tiên viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo của xã Phổng Lái. Ra khỏi danh sách hộ nghèo, anh Tỉnh xem đó là động lực để vươn lên.
Hiện nay, với sự nỗ lực trong lao động sản xuất, gia đình anh Tỉnh đã có nguồn thu nhập ổn định từ 80-90 triệu đồng/năm.
Tuy cuộc sống còn không ít khó khăn nhưng anh Thào A Tỉnh vẫn tình nguyện xin thoát nghèo bởi bản thân còn trẻ, đủ sức khỏe để lao động sản xuất. Ảnh: Gia Hưng
Anh Tỉnh, chia sẻ: Là hộ nghèo cũng được Nhà nước hỗ trợ nhưng tôi xin ra thoát nghèo vì tôi còn trẻ, có sức khỏe lao động, sản xuất để từng bước vươn lên .
Từ khi thoát nghèo gia đình tôi đã chăm chỉ trồng cà phê, chăn nuôi bò, có điều kiện chăm lo con cái học hành chu đáo.
Anh Thào A Tỉnh ở bản Cổng Chặp, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La chăm sóc vườn cà phê của gia đình: Ảnh: Gia Hưng
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Báu, Bí thư Đảng ủy xã Phổng Lái, cho biết: Để giúp các hộ nghèo có nguồn thu nhập, cải thiện đời sống vươn lên thoát nghèo, Đảng ủy xã đã tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến đói, nghèo của từng hộ. Từ đó, có phương án hỗ trợ phù hợp và hiệu quả; chính bản thân mỗi hộ dân phải luôn cố gắng, nỗ lực trong phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Không để dân tái nghèo
Ngoài việc khơi dậy ý chí để người dân tự thoát nghèo, những năm gần đây, xã Phổng Lái còn quyết tâm không để các hộ dân này tái nghèo bằng cách hỗ trợ cho họ con giống hay cây giống để làm tư liệu sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.
Người dân xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La luôn cố gắng, nỗ lực trong phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Gia Hưng
Chia sẻ về vấn đề hỗ trợ phương thức cũng như tư liệu sản xuất để người dân thoát nghèo, có cuộc sống ổn định, ông Nguyễn Văn Báu, Bí thư Đảng ủy xã Phổng Lái, cho biết thêm: Đảng bộ xã đã xây dựng Nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế, đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Trong Nghị quyết này, xã chú trọng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chuyển trồng cây lương thực trên đất dốc sang trồng cây ăn quả; áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo điều kiện để người dân được tiếp cận với các nguồn vốn phát triển kinh tế.
Nhờ nhiều chính sách hỗ trợ người dân, tỉ lệ hộ nghèo của xã xã Phổng Lái giảm theo từng năm. Ảnh: Gia Hưng
Về Phổng Lái những ngày này sẽ thấy công tác giảm nghèo tại đây không chỉ nâng cao đời sống vật chất cho người nghèo mà con thay đổi nhận thức của họ.
Những tấm gương tự nguyện làm đơn ra khỏi họ nghèo sẽ là động lực cho những hộ nghèo khác lỗ lực vươn lên. Tâm lý trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước đang dần được xóa bỏ, nhiều mô hình kinh tế giảm nghèo bền vững đã và đang được nhân rộng. Xã Phổng Lái phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2%.
Nhiều hộ từ nghèo đói giờ có cuộc sống ổn định với những mô hình sản xuất kinh tế tốt, cho hiệu quả cao, thậm chí có hộ còn vươn lên mức khá giả.
Với những giải pháp cụ thể, thiết thực của chính quyền địa phương, đặc biệt là sự thay đổi về nhận thức của mỗi người dân, chủ động, tích cực tự mình vươn lên phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo đã góp phần nâng cao đời sống người dân, thực hiện hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Đăk Lăk vượt khó cán đích các chỉ tiêu nông thôn mới Mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19 nhưng trong năm 2021, chương trình nông thôn mới ở Đăk Lăk vẫn có những thành tựu đáng kể. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh, sự cố gắng nỗ lực của các ngành, các địa phương và toàn thể nhân dân kịp thời thích ứng với tình...