Kon Tum: Bọ đậu đen ‘quấy rối’ người dân
Chiều 25.6, Trung tâm y tế TP.Kon Tum (Kon Tum) cho biết từ giữa tháng 6 đến nay, bọ đậu đen xuất hiện mỗi ngày một dày đặc ở nhiều vùng của TP.Kon Tum.
Bọ đậu đen dày đặc trên tường nhà ở làng Plei Chor, xã Hòa Bình, TP.Kon Tum
Theo đó, đến ngày 25.6, bọ đậu đen đã xuất hiện tại 20 thôn/6 xã của TP.Kon Tum.
Video đang HOT
Có mặt tại làng Plei Chor, xã Hòa Bình, TP.Kon Tum, chiều 25.6, PV Thanh Niên Online chứng kiến nhiều vách gỗ nhà dân, nhà rông bị bọ đen đeo dày đặc.
Anh A Gim (người dân làng Plei Chor) cho biết năm nào tới mùa mưa bọ này cũng xuất hiện, nhất là vào ban đêm, bọ bay vào nhà, chui vào giường ngủ.
“Có đêm bắt được vài chục kg bọ”, A Gim nói.
Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Kon Tum, bác sĩ Đào Duy Khánh, cho biết loài bọ này chưa có thuốc, hóa chất diệt trừ tận gốc. Tuy nhiên, cũng chưa phát hiện nó gây bệnh truyền nhiễm hay hút máu người.
“Chúng tôi khuyến cáo người dân thu dọn bọ này đem hủy. Ban đêm thì bật điện sáng bên ngoài nhà để dẫn dụ bọ ra, hoặc tạo các ụ rác ẩm, mục quanh nhà để thu hút bọ rồi thu gom, xử lý”, ông Khánh cho biết.
Theo Thanh Niên
Bọ đầu đen tấn công nhà dân
Ngày 28.5, ông Trần Xuân Cảnh, Chủ tịch UBND xã Ia Ko, H.Chư Sê (Gia Lai), cho biết cả tuần nay hàng trăm người dân xã Ia Ko mất ăn mất ngủ, bất an vì hàng triệu con bọ đầu đen đột nhiên xuất hiện, gây đảo lộn cuộc sống của họ. "Đây là lần đầu tiên xảy ra hiện tượng này ở địa phương. Chúng tôi sẽ báo cáo sự việc lên UBND H.Chư Sê để tìm biện pháp diệt trừ loại bọ này, ổn định cuộc sống của người dân", ông Cảnh nói.
Căn nhà của ông Siu Huil bị bọ bâu đầy, phải ở nhờ nhà khác - Ảnh: Trần Hiếu
Nhiều người dân cho biết bọ đầu đen bâu đen kịt khắp nơi. Người dân thử dùng một số loại thuốc bảo vệ thực vật phun vào nhưng đàn bọ có vẻ miễn nhiễm.
Những nhà ẩm thấp, nằm ở góc khuất có nhiều cây cối là mục tiêu của hàng triệu con bọ. Toàn thân bọ có màu đen, dài chưa đến 0,5 cm, có mùi hôi. Chứng kiến từng đàn bọ bâu kín các cột nhà, bức tường của dân, chúng tôi không khỏi rùng mình. Ông Kpuih Mét, một người dân ở thôn O Bung, xã Ia Ko, cho biết: "Bọ vào nhà nhiều quá. Nhà mình cả tuần nay không dám nấu ăn trong nhà nữa, phải ra ngoài sân nấu để tránh bọ bò vào thức ăn. Mỗi bữa ăn, cả nhà phải giăng mùng nhưng bọ vẫn chui vào. Tối ngủ cũng không yên khi chúng bò vào chăn, chui vào giường, bò lên người gây ngứa ngáy, khó chịu".
Theo nhiều người dân ở xã Ia Ko, dù bọ không cắn, chích nhưng chúng có mùi hôi gây khó chịu, lại hay bò vào tai, mũi của trẻ khiến nhiều em bị ngứa ngáy, khóc cả ngày. Ông Siu Huil nói: "Bọ bâu đen kín các bức tường nhà mình, chịu không nổi. Cả nhà mình phải bỏ nhà, qua nhà khác ít bọ hơn ở nhờ".
Theo TNO
Quận Thanh Xuân có nhiều bọ xít hút máu nhất Hà Nội Bọ xít hút máu đã bắt đầu vào mùa sinh sản, theo các chuyên gia, hiện Hà Nội, Hải Phòng đã bắt đầu phát hiện các trường hợp bay vào nhà. 54% máu bọ xít có ký sinh trùng Ngày 15/4 vừa qua, tại quận Hồng Bàng, Hải Phòng, chị Phạm Thị Thanh Thủy (trú tại số 39/108, đường Hùng Vương, phường Thượng...