Koeman, Griezmann và cú ngược dòng rực rỡ thót tim của Barca
Cúp Nhà Vua có thể là con đường ngắn nhất để Barca giành lấy một danh hiệu. Nhưng, thực tế chứng minh hóa ra đấy là con đường chông gai và dữ dội nhất.
Để có mặt tại bán kết, Barca đã trải qua hai trận đấu phải đá thêm hiệp phụ và hai lần lội ngược dòng. Dù vậy, với những gì Messi và đồng đội thể hiện, rõ ràng họ muốn đoạt lấy chiếc cúp này.
Granada có thể không phải là một tên tuổi lẫy lừng, nhưng chiến thắng của Barca trước đội bóng này xứng đáng được xem như một kỳ tích. Bởi lẽ, 121 năm lịch sử, chưa bao giờ Los Blaugrana ghi 3 bàn trong hiệp phụ. Và bởi lẽ, đến phút 87 họ vẫn bị dẫn 2-0!
Điều kỳ diệu ấy không thể đến từ một thân tập thể mục ruỗng. Điều kỳ diệu ấy không thể đến từ một tập thể phụ thuộc cá nhân. Điều kỳ diệu ấy chỉ có thể đến từ một tập thể căng tràn niềm tin và khát khao cống hiến. Và hiện thân cho điều kỳ diệu ấy là màn trình diễn chói lòa của Antoine Griezmann, cái tên bị chê nhiều hơn được khen từ khi đầu quân cho Barca.
Với 2 bàn thắng và 1 pha kiến tạo, “Hoàng tử bé” viết nên câu chuyện cổ tích cho cả Barca lẫn chính mình. Griezmann tưởng chừng đã “chết” trong nấm mồ Nou Camp, Barca tưởng chừng đã “chết” ở phút 87 trên thánh địa của Granada. Nhưng rốt cuộc, những bàn thắng của Griezmann đã đưa gã khổng lồ xứ Catalan vào bán kết.
Tất nhiên, cú ngược dòng ngoạn mục của Barca không chỉ có dấu ấn Griezmann. De Jong và Jordi Alba là những người hùng khác, với những pha lập công mang ý nghĩa then chốt. Và không thể không kể đến Messi, dù việc nhắc hoài tên anh trên mặt báo sẽ khiến một số người khó chịu.
Barca đã có một màn ngược dòng ngoạn mục trước Granada
Messi đã làm gì trong 120 phút mà không ghi nổi một bàn thắng giúp Barca ngược dòng? Câu trả lời rất đơn giản, anh tạo sự khác biệt. Suốt thời gian có mặt trên sân, cứ mỗi khi bóng từ chân Messi bay đi là khung thành đối phương rung chuyển.
Tin hay không tùy bạn, thống kê chỉ ra Barca tung ra 36 pha dứt điểm về phía khung thành Granada trong vòng 120 phút, Messi in dấu giày trực tiếp trong 21 pha dứt điểm, 11 cú sút và 10 pha dọn cỗ, đó là chưa kể các tình huống tiền kiến tạo.
Từ một Messi, Griezmann hay De Jong như thế, Barca đang được tái tạo qua những chiến thắng (dẫu có những nhọc nhằn). Và những chiến thắng như thế càng củng cố thêm cho dự án mà Koeman đảm trách.
Barca vẫn là một đội bóng có nhiều hạn chế, đặc biệt khâu phòng ngự, nhưng họ lại đang cho thấy sức mạnh tinh thần tuyệt vời. Đó là sự cam kết cống hiến đến giây phút cuối cùng. Chỉ có sự cam kết như vậy toàn đội mới đứng dậy sau sai lầm tai hại của Umtiti trong tình huống dẫn đến bàn thua thứ hai.
Trong quá khứ, hiếm khi Barca thể hiện được bản lĩnh và tinh thần mạnh mẽ đến như vậy, ngay cả giai đoạn đỉnh cao. Dấu ấn này không thể phủ nhận công lao của Ronald Koeman, một chiến lược gia theo trường phái quân phiệt.
Thế nên, cú ngược dòng rực rỡ thót tim trước Granada minh chứng cho tiềm năng to lớn và sự mạnh mẽ, tự tin ngày càng lớn dần trong mỗi trái tim và khối óc của các cầu thủ Barca. Dẫu cho những cầu thủ ấy vẫn đầy ngô nghê và sơ suất.
Vấn đề của Barca: 'Hoàng tử' Griezmann lại bị bỏ xó
Antoine Griezmann là nạn nhân của chính mình, cả thế giới đã biết, là sai lầm của cựu chủ tịch Josep Bartomeu, vâng, điều đó cũng thật hiển nhiên. Nhưng đột nhiên, Ronald Koeman lại khiến anh trở thành trò cười thêm lần nữa khi đẩy số 7 lên ghế dự bị trận gặp Huesca.
Để một nhà vô địch thế giới ngồi lạnh cóng trên khán đài sân Alcaraz và sử dụng một cầu thủ hạng 2 như Martin Braithwaite dẫn dắt hàng công Barcelona là điều gì đó bất thường và đầy xúc phạm, nhưng HLV người Hà Lan đã chọn điều đó không do dự với lý lẽ, "Với Messi bên cánh phải, chúng tôi chọn Dembele bên cánh trái và sau đó là lựa chọn giữa Martin Braithwatie hoặc Antoine Griezmann cho vị trí trung phong, và Martin đã chơi rất tốt ở vị trí đó. Nếu đã chơi với 3 tiền vệ thì chúng tôi chỉ còn có 3 vị trí cho các tiền đạo. Tôi đã nói nhiều lần trước đây, chúng tôi muốn một ai đó cho vị trí trung phong, người có thể gây áp lực lên các hậu vệ và mang tới nhiều bàn thắng hơn".
Martin Braithwaite sau khi bỏ lỡ một quả phạt đền và khiến đội bóng xứ Catalunya mất chiến thắng trước Eibar tuần trước có 80 phút hoàn toàn vô hại trên sân El Alcaraz, rời sân ở phút 80 với chỉ một cú sút không trúng đích và nếu cố tình đi tìm đóng góp của tiền đạo người Đan Mạch trong trận thắng Huesca, người ta sẽ miễn cưỡng nhắc đến tình huống anh kéo các trung vệ đội chủ nhà để De Jong có khoảng trống ghi bàn, hoặc đó là sự ngẫu nhiên.
"Hoàng tử" Griezmann bị HLV Koeman biến thành kẻ vứt đi ở Camp Nou
5 tháng sau khi khiến tất cả phải hạnh phúc với tuyên bố, số 7 nên được chơi đúng vị trí của mình. HLV người Hà Lan tống anh lên ghế dự bị và sau đó nói rằng, Barcelona cần thêm một số 9 thực thụ nữa, để có thể ghi được nhiều bàn thắng hơn. Thật sự láu cá và bất tín!
Koeman, hoặc không đủ giỏi (một thất bại khác giống như Ernesto Valverde hay Quique Setien) để sử dụng Griezmann một cách hay nhất, hoặc không có kĩ năng quản trị những vấn đề của Barcelona giống như Zidane, người đã giúp toàn bộ các học trò lấy lại đẳng cấp nhờ niềm tin của mình.
Nhưng người ta nghiêng về khả năng Koeman là người thất bại hơn là một người chiến thắng. Diego Simeone đã biến một tiền vệ hạng trung như Llorente thành một tay săn bàn cự phách, Zidane cũng thừa tài năng để khiến một tiền đạo bình thường như Lucaz Vazquez thành một cầu thủ quan trọng cho Real, nhưng Koeman lại biến một siêu sao như Griezmann thành kẻ xoàng xĩnh nhất. Từ Hoàng tử nhỏ của nước Pháp, hay Hoàng tử ở Metropolitano, số 7 bị HLV người Hà Lan biến thành kẻ bỏ xó ở Camp Nou.
Messi bị tố 'đàn áp' Griezmann, là ung nhọt của Barca Siêu sao người Argentina bị chỉ trích gay gắt vì 'đàn áp' Griezmann cũng như bành trướng quyền lực tại Barca, thành 'ung nhọt' của CLB. Messi vừa mới giải tỏa được áp lực - có bàn thắng đầu tiên từ một tình huống trên sân, sau 5 pha lập công trước đó đều từ chấm 11m. Messi và Griezmann ở trận đấu...