Kobani hoang tàn sau khi IS rút lui
Dù các phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) đã rút lui vì thất bại, người dân Kobani vẫn chưa thể quay trở lại cuộc sống bình thường khi thị trấn này giờ chỉ còn là đống hoang tàn sau những cuộc bắn phá.
Thị trấn Kobani nằm ở phía bắc Syria, phía nam biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Từ giữa tháng 9/2014, IS bắt đầu tấn công vào thị trấn, đánh chiếm hơn 300 ngôi làng của người Kurd, tộc người chiếm đa số ở đây. Ảnh: AFP
Từ ngày 23/9, Kobani trở thành điểm đối đầu giữa IS với liên minh chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu. Máy bay từ quân đội các nước không kích Kobani trung bình 6 đợt mỗi ngày vào nhiều căn cứ, nhà máy, kho vũ khí của IS. Hơn 80% cuộc tấn công nhằm vào những mục tiêu trong hoặc xung quanh thị trấn này. Ảnh: Reuters
Trong 4 tháng xảy ra chiến sự, các phiến quân Hồi giáo đã có lúc kiểm soát gần như toàn bộ thị trấn 45.000 dân. Nếu chiếm được Kobani, IS sẽ kiểm soát được một dải dài biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ, củng cố sức mạnh ở phía bắc Syria và nước láng giềng Iraq. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, với sự kết hợp của liên minh quốc tế và sức kháng cự mạnh mẽ từ lực lượng dân quân người Kurd, đầu tuần trước, IS đã bị đẩy lui hoàn toàn khỏi Kobani. Lực lượng người Kurd đã giành lại quyền kiểm soát toàn bộ thị trấn. Ảnh: Reuters
Thi thể của một phiến quân IS được đưa lên xe để chuyển từ Kobani sang Thổ Nhĩ Kỳ hôm 30/1. Theo một số nhà hoạt động địa phương, IS mất hơn 1.000 quân. Trong những ngày cuối của cuộc chiến, chúng phải điều các tân binh và thiếu niên ra chiến trường vì thiếu nhân lực. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Cuộc chiến ở Kobani đã khiến tổng cộng 1.600 người thiệt mạng, trong đó có gần 500 thành viên của lực lượng dân quân người Kurd và 32 dân thường. Ảnh: AFP
Khoảng 200.000 người dân buộc phải rời nhà cửa đi lánh nạn, trong đó có một lượng lớn di tản sang Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP
Một số người dân Kobani đã bắt đầu từ Thổ Nhĩ Kỳ quay về nhà. Tuy nhiên, dưới sự bắn phá của IS và hơn 700 cuộc không kích từ liên quân quốc tế, việc tái thiết cuộc sống ở Kobani đang là một thử thách lớn.
Trong khi đó, dù đã thừa nhận thất bại ở Kobani, IS vẫn thề sẽ tiếp tục tấn công thị trấn này.Ảnh: Reuters
“Nó không còn là một thị trấn nữa rồi”, phóng viên người Thổ Nhĩ Kỳ của AFP, Bulent Kilic, nói. “Tôi đã chứng kiến tất cả những quả bom rơi xuống Kobani trong suốt cuộc chiến này. Và bây giờ chỉ còn những đống đổ nát, nhất là ở phần phía đông của thị trấn, nơi IS cố gắng tiến công vào”.
Trong hình là những bức ảnh treo trên tường của một ngôi nhà đổ nát ở Kobani. Ảnh: Reuters
Vị trí chiến lược của Kobani. Ảnh: VOA.
Anh Ngọc
Theo VNE
Người Kurd chống lại IS giữa Kobani hoang tàn
Nấp sau bức tường dựng lên từ những bao cát, lực lượng người Kurd cố gắng nã đạn về phía IS từ các tòa nhà gần đó. Phía sau bức tường, xác các tay súng Hồi giáo cực đoan nằm chết la liệt, lẫn trong đống đổ nát.
Thị trấn Kobani tan nát dưới các loạt đạn pháo. Ảnh: CNN.
Từ khi bạo lực bao trùm thị trấn Kobani, Syria, những con đường ở đây bị nghiền nát, cày xới. Các tòa nhà biến thành đống gạch vụn. Bất cứ khi nào mở mắt ra, bạn cũng chỉ trông thấy cảnh tượng đổ nát.
Nhiều dân thường vẫn ở lại Kobani, nhưng không dễ để biết được hiện còn bao nhiêu người. Thực phẩm và nhiên liệu sưởi ấm khan hiếm. Ngày cũng như đêm, cơn mưa đạn súng cối tự chế rơi xuống nhà của người Kurd trong thị trấn.
Những cuộc không kích của liên quân do Mỹ đứng đầu chống lại IS làm rung chuyển mặt đất. Liên quân này đã phần nào đẩy lùi được IS nhưng như vậy vẫn chưa đủ với người Kurd.
Có mặt tại tiền tuyến, phóng viên của CNN có cơ hội chứng kiến cảnh tượng đổ nát của thị trấn chiến lược vùng biên của Syria. Họ được một nữ chiến binh 22 tuổi có bí danh Meedya Raqqa dẫn đường tới phía đông thị trấn. Nơi đây là chiến tuyến được hai bên tranh giành dữ dội nhất. Meedya là chỉ huy đơn vị người Kurd chiến đấu chống IS ở khu vực đó. Cô cầm súng tiêu diệt nhóm Hồi giáo cực đoan dòng Sunni trong hai năm qua.
"Tôi mất nhiều người bạn trong cuộc chiến tranh này và tôi phải nén nỗi đau ấy lại để trả thù cho họ. Dù Kobani có bị tàn phá thì thành phố vẫn có thể được xây dựng lại. Điều quan trọng là tiêu diệt kẻ thù đã đặt chân vào mảnh đất của chúng tôi", CNN dẫn lời Meedya Raqqa nói.
Meedya hiện là chỉ huy lực lượng chiến binh người Kurd chiến đấu chống IS tại Kobani. Ảnh: CNN.
Cái chết hồi đầu năm nay của người bạn thân Reeban khiến Meedya đau đớn nhất. Trước khi có các cuộc không kích của Mỹ, lực lượng người Kurd đã chiến đấu chống IS trong một thời gian dài.
"Cách đây 8 tháng, tôi mất đi người bạn thân nhất. Cô ấy hy sinh để cứu bạn bè và những người bị thương quanh mình", Meedya kể. "Chúng tôi phải sống với nhiều khoảnh khắc khó khăn, nhưng chúng tôi có được sức mạnh từ chính những chiến binh "tử vì đạo" như vậy. Họ khiến đồng đội phải làm nhiều hơn để trả thù cho sự hy sinh này".
Reeban cùng đồng đội bị thương và bị bao vây. Họ đã dùng hết số đạn có được để chiến đấu.
"Reeban tiến lên và bị IS bao vây. Cô ấy tự sát để tiêu diệt nhiều tay súng IS. Lời cuối Reeban dành cho tôi là 'chúng ta sẽ giải phóng mảnh đất của mình bằng giọt máu cuối cùng trong cơ thể tớ", Meedya nhớ lại.
Theo Meedya, sự kháng cự của các nữ binh này sẽ cho cả thế giới thấy một lịch sử mới của phụ nữ, rằng họ có thể phá vỡ mọi nguyên tắc không có thực trong phong tục hay truyền thống.
Meedya dẫn phóng viên CNN đi xuyên qua những cái lỗ, chỉ vừa cho một người, trên tường của các tòa nhà giờ chỉ còn khung xương, ở phía đông thị trấn, để lên đến vị trí đặt súng, nơi họ có thể chứng kiến mức độ căng thẳng của trận chiến một cách rõ ràng. Tại đó, những bao cát căng phồng chất thành một bức tường cao. Các chiến binh người Kurd đặt súng qua lỗ nhỏ giữa những bao cát để ngắm bắn kẻ thù.
Một chiến binh người Kurd tiêu diệt kẻ thù với khẩu súng máy liên tục bị kẹt. Ảnh:CNN.
Những cỗ súng máy hạng nặng cố gắng nã đạn về phía IS nấp sau đống đổ nát của các tòa nhà. Các tay súng Hồi giáo cực đoan nằm chết la liệt ở khu vực giữa hai chiến tuyến. Nhiều thi thể không còn nguyên vẹn nằm lẫn trong đống gạch vữa.
Một khẩu súng của lực lượng người Kurd liên tục bị kẹt. Trong cuộc chiến này, người Kurd vẫn đang phải chiến đấu với những vũ khí già cỗi, thô sơ. Vũ khí, đạn dược được liên minh quân sự thả xuống từ máy bay cuối cùng lại rơi vào tay kẻ thù của họ. Các binh lính người Kurd luôn thỉnh cầu nhận được sự viện trợ vũ khí tối tân hơn.
Ngang qua khu vực giữa hai chiến tuyến, bạn có thể nghe thấy các tay súng IS la to "Alla-u-akhbar" (Thánh Alla vĩ đại nhất), lời hô hào thường thấy của nhóm này. Còn người Kurd, cũng là những tín đồ Hồi giáo, nhại lại lời kêu gọi chiến đấu đó một cách khẽ nhàng.
Bình Minh
Theo VNE
Sinh viên biểu tình ở Hong Kong cân nhắc rút lui Lãnh đạo nhóm sinh viên biểu tình ở Hong Kong sẽ quyết định có giải tán các điểm biểu tình hay không "trong vòng một tuần", sau các vụ đụng độ bạo lực với cảnh sát làm nhiều người bị thương. Yvonne Leung, một lãnh đạo của Liên đoàn Sinh viên Hong kong (HKFS). Ảnh:SCMP "Cần phải ra quyết định đi hay ở...