Knet giận dữ yêu cầu JYP dạy dỗ lại nghệ sĩ sau ‘phốt’ của Sana, làn sóng chỉ trích cả công ty lẫn Park Jin Young ngày càng trở nên nghiêm trọng
Nhiều người gọi đây là ‘phiên bản Hàn Quốc’ từ scandal chính trị của Tzuyu, đồng thời không ngừng bày tỏ sự bất bình trước cách xử lý yếu kém của JYP.
Bài đăng gần đây của Sana trên tài khoản Instagram của TWICE đã trở thành một đề tài nóng hổi tại Hàn Quốc, nhưng đáng tiếc rằng nó không đi theo chiều hướng tích cực. Là một người con Nhật Bản, Sana đã chia sẻ những suy nghĩ của mình về việc kết thúc triều đại Hesei ở quê nhà. Tuy nhiên, điều này đã khiến công chúng Hàn Quốc nổi giận vì những căng thẳng chính trị đã tồn tại từ lâu giữa hai nước.
Trong khi JYP Entertainment vẫn chưa đưa ra bất kỳ phản hồi chính thức nào về những tranh cãi xung quanh bài đăng của Sana, một bình luận rất dài trên Instagram của Park Jin Young lại càng khuấy động sự giận dữ trong lòng đông đảo người dân Hàn Quốc. Người để lại bình luận này tự xưng cháu ngoại của một người lao động ở Đảo Chiến Hạm (đảo Hashima của Nhật Bản), đồng thời bức xúc yêu cầu JYP hãy dạy dỗ lại nghệ sĩ của mình về những vấn đề lịch sử, chính trị.
Đảo Hashima là một di sản thế giới được UNESCO công nhận, nhưng đối với người Hàn Quốc, nó lại chứa đựng một phần lịch sử đau thương của cha ông họ. Trong khoảng thời gian từ năm 1943 đến 1945, khi Chiến tranh thế giới thứ 2 gần đi đến hồi kết, hàng trăm người Hàn Quốc đã bị quân đội Nhật Bản bắt đến đảo Hashima để khai thác than hoặc trở thành phụ nữ giải khuây cho binh lính. Cuộc sống của họ tại hòn đảo này được miêu tả như “địa ngục trần gian”. Những người đàn ông phải khai thác than trong khi không được trang bị bất kỳ thiết bị bảo hộ nào, và có thể chết bất kỳ lúc nào trong các mỏ than. Trong khi đó, phụ nữ và các bé gái lại bị biến thành nô lệ tình dụ.c và phải ngày ngày đối diện với sự tàn bạo của lính Nhật mà không có lấy một cơ hội chống đối.
Kể từ khi chiến tranh kết thúc, những công nhân may mắn sống sót và trở về từ hòn đảo địa ngục ấy, cùng với con cháu của họ, đã nỗ lực hết mình để tiết lộ toàn bộ những chuyện đã xảy ra tại Đảo Chiến Hạm, để những thế hệ sau này biết được người lao động Hàn Quốc từng bị quân đội Nhật Bản bóc lột nặng nề như thế nào. Phần lịch sử đau thương trên đảo Hashima cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến quan hệ chính trị giữa Hàn Quốc và Nhật Bản tồn tại những căng thẳng khó có thể xóa bỏ như những gì chúng ta đang nhìn thấy hiện nay.
Hàn Quốc từng thực hiện bộ phim “Battleship Island” lấy bối cảnh từ những gì đã xảy ra cho công nhân Hàn Quốc trên Đảo Chiến Hạm
Trở lại với bài đăng gây tranh cãi của Sana, người để lại bình luận giận dữ trên Instagram của Park Jin Young tự giới thiệu mình là cháu ngoại của ông Choi Jang Seob, là một công nhân ở Đảo Chiến Hạm. Choi Jang Seob là một người rất nổi tiếng ở Hàn Quốc vì ông từng xuất hiện trên nhiều chương trình truyền hình, phim tài liệu về lịch sử của đảo Hashima. Theo cháu ngoại ông Choi, cho đến tận khi qua đời cách đây 1 năm, ông đã nỗ lực rất nhiều để chia sẻ câu chuyện có thật của mình trên hòn đảo địa ngục ấy.
Cháu ngoại ông Choi Jang Seob bức xúc cho rằng Sana nên cẩn thận hơn và không cần phải lên tiếng về những chuyện quá phức tạp về mặt chính trị giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Cô còn chỉ trích Sana rất nặng nề, gọi thành viên TWICE là “ một công dân Nhật Bản không có bất kỳ cảm giác tội lỗi nào về những gì đất nước của mình đã gây ra trong quá khứ“. Thậm chí, người này còn tuyên bố rằng việc một người Nhật làm việc tại Kpop nhưng lại không hiểu rõ những chuyện nhạy cảm giữa Nhật Bản và Hàn Quốc là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng.
Bản dịch toàn bộ bình luận của người tự xưng là cháu ngoại ông Choi Jang Seob:
“ Park Jin Young-ssi, tôi là XXX, là cháu gái của Choi Jang Seob, một công nhân từng bị bóc lột ở Đảo Chiến Hạm. Tôi không biết anh có đọc được bình luận này hay không, nhưng tôi có vài điều muốn nói với anh về bài viết mà Sana đã đăng trên Instagram gần đây.
Video đang HOT
Tôi đang viết những dòng bình luận với một tâm trạng giận dữ tột cùng. Đã hơn 1 năm trôi qua kể từ khi ông tôi qua đời. Sinh thời, ông ngoại tôi đã tham gia rất nhiều cuộc phỏng vấn trên truyền hình và các sự kiện khác ngay cả khi điều đó chẳng hề dễ dàng đối với ông cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Ông đã rất cố gắng để chia sẻ sự thật về những gì từng xảy ra trên Đảo Chiến Hạm, yêu cầu chính phủ Nhật Bản phải xin lỗi và bồi thường cho người lao động Hàn Quốc. Ông từng muốn ngăn cản không để cho hòn đảo ấy trở thành di sản thế giới của UNESCO với một lịch sử sai lầm như vậy. Vì vậy, ông thậm chí còn chấp nhận quay trở lại Đảo Chiến Hạm, nơi lưu giữ những ký ức tồi tệ nhất mà chắc chắn đã ám ảnh cả cuộc đời ông.
Là cháu gái của ông, tôi thật sự rất thất vọng khi nhìn thấy bài đăng trên Instagram của Sana. Nhật Bản chưa bao giờ xin lỗi, cũng chưa bao giờ đền bù cho ông tôi. Chính vì thế, đối với chúng tôi đó vẫn là một nhiệm vụ cần phải hoàn thành. Đó là lý do tại sao đối với tôi nó không phải là “lịch sử”. Tất cả những chuyện này vẫn đang xảy ra, ngay bây giờ và ngay trước mắt chúng ta, ở hiện tại, trong từng khoảnh khắc mà tôi và anh đang sống. Anh có thấu hiểu được những gì tôi đang nói không? Tôi thật sự rất bàng hoàng sau khi nhìn thấy những dòng Sana đã viết. Việc cô ấy viết về khái niệm “triều đại”, vốn là thứ đại diện cho chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản và quyền lực cánh hữu của nó, chỉ chứng minh rằng cô ấy là một công dân Nhật Bản không có bất kỳ cảm giác tội lỗi nào về những gì đất nước của mình đã gây ra trong quá khứ. Thể hiện sự tôn trọng đối với một thế hệ và cảm thấy buồn bã trước một thời đại vừa đi qua là chuyện chỉ dành cho những công dân đến từ các quốc gia không có phần lịch sử nào đáng hổ thẹn. Tôi không nghĩ rằng đó là thứ mà một người Nhật nên cảm thấy tự hào.
Dưới thời đế quốc Nhật, ông ngoại tôi, lúc đó mới chỉ là một cậu thiếu niên, đã phải trải qua tất cả những chuyện mà chúng ta hôm nay sẽ không bao giờ có thể tưởng tượng được. Dưới sự cai trị của đế quốc Nhật, rất nhiều cô gái trẻ của Hàn Quốc đã phải nói lời tạm biệt với tương lai và hạnh phúc của bản thân. Dưới sự cai trị của đế quốc Nhật, Hàn Quốc đã đánh mất bản sắc, quốc hiệu, gia đình, ngôn ngữ, đất đai, thức ăn và cả cuộc sống. Đó là những gì chủ nghĩa đế quốc đã gây ra. Những người theo chủ nghĩa dân tộc cánh hữu của Nhật Bản đã làm sống lại khái niệm “triều đại” vào năm 1979. Chuyện Nhật hoàng vừa thoái vị có mối quan hệ tốt đẹp với Hàn Quốc hay không không phải là vấn đề ở đây. Nhật Bản vẫn đang ôm lấy cái lịch sử đế quốc của họ. Và việc một thành viên người Nhật trong một girlgroup Kpop, người được đào tạo bởi Hàn Quốc và đang làm việc tại Hàn Quốc, không cảm thấy xấu hổ về lịch sử của nước mình thực sự là một vấn đề nghiêm trọng.
Trong trường hợp này, tôi thành thật xin lỗi. Tôi chưa bao giờ có quyền lên tiếng thay cho những người lao động từng bị bóc lột ở Đảo Chiến Hạm. Nhưng tôi dám chia sẻ câu chuyện về ông ngoại tôi, không chỉ vì tôi là hậu duệ của ông mà còn vì tôi không thể nhắm mắt làm ngơ chứng kiến các nạn nhân bị đối xử bất công thêm nữa. Tôi nghe nói anh rất quan tâm đến việc giáo dục nhân cách cho các thực tập sinh để họ trở thành người tốt. Nhưng một người tốt thực sự không chỉ cần có phẩm chất đạo đức tốt đẹp mà còn phải có những hiểu biết chính xác về lịch sử và nhận thức đúng đắn về chính trị.
Tôi muốn hỏi anh rằng, với tư cách là nhà sản xuất của Sana, anh thật sự không nhìn thấy bất kỳ điểm sai trái nào về những chuyện đang xảy ra hay sao. Vài năm trước đây, vào ngày độc lập của Hàn Quốc, ông tôi đã nói rằng: “Điều quan trọng nhất là đừng bao giờ lãng quên. Các thế hệ trẻ không được phép lãng quên”. Vì vậy, với tư cách là một công dân thế hệ trẻ đã và đang cố gắng không lãng quên phần lịch sử đau thương ấy, tôi muốn yêu cầu anh. Hãy dạy dỗ lại thần tượng của anh về kiến thức lịch sử. Đừng bao giờ để lợi nhuận đi trước nhận thức chính trị đúng đắn. Hãy là một nhà sản xuất có trách nhiệm và lên tiếng xin lỗi vì sai lầm bất cẩn của Sana. Tôi thực sự hy vọng anh có thể chứng minh mình là một người ngay thẳng”.
Đến hiện tại, sự im lặng của JYP Entertainment và Park Jin Young đang ngày càng đổ thêm dầu vào lửa, khiến sự giận dữ của công chúng Hàn Quốc trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Nhiều người thậm chí còn cho rằng đây là “phiên bản Hàn Quốc” từ scandal chính trị của Tzuyu, đồng thời chỉ trích cách xử lý yếu kém của công ty chủ quản trước vấn đề nghiêm trọng này.
- “Đúng là Sana đã bất cẩn khi đăng bài viết đó, nhưng điều khiến tôi ngạc nhiên hơn cả là cách công ty xử lý việc này. Họ chỉ tập trung xóa những bình luận chỉ trích thay vì xóa chính bài đăng đó. Có vẻ như họ đang cố gắng làm hài lòng fan Nhật”
- “Đến mức này mà Park Jin Young vẫn tiếp tục với kế hoạch sản xuất một nhóm nữ Nhật Bản ư…”
- “Jisoo (Black Pink) đăng ảnh quốc kỳ vào hôm kỷ niệm 100 năm phong trào 1 tháng 3 liền bị fan Nhật chỉ trích dữ dội. Jooheon (MONSTA X) bị gọi là Chosenjin. Ngay cả thành viên cùng nhóm của cô ta là Dahyun cũng bị các chính trị gia Nhật Bản chỉ trích trắng trợn vì mặc áo phông ủng hộ phụ nữ giải khuây. Vậy thì tại sao một người Nhật như Sana lại được phép làm điều này trên đất nước chúng ta chứ? JYP thích tiền Nhật Bản đến vậy sao?”
- “JYP lúc nào cũng nói về việc giáo dục nhân cách cho thực tập sinh, nhưng có vẻ như họ không bao giờ bận tâm đến việc giáo dục kiến thức lịch sử..”
- “Tôi nghĩ trong chuyện này Park Jin Young là người có lỗi lớn nhất. Anh ta nên giáo dục nghệ sĩ của mình, nhưng rõ ràng anh ta bị ám ảnh bởi những đồng tiền kiếm được tại Nhật Bản nên chuyện này thực sự vô vọng”
- “Tôi không thích cách JYP xử lý việc này, đặc biệt là sau khi họ bắt Tzuyu phải xin lỗi;;; Đừng bao giờ để chuyện này bị chôn vùi”
- “Về cơ bản thì đây chính là phiên bản Hàn Quốc từ scandal chính trị của Tzuyu. Tất cả những người đang phàn nàn về việc công chúng chỉ trích Sana cũng chẳng khác gì nam diễn viên đã thổi phồng vụ bê bối của Tzuyu cả”
- “JYP là những người kỳ lạ nhất trong chuyện này. Tại sao họ bắt Tzuyu đăng video xin lỗi nhưng vẫn không chịu xóa bài đăng của Sana?”
- “Vụ bê bối này bùng nổ là kết quả của những chuyện đã tích tụ trong một thời gian dài. Ví dụ như một bài đăng trên Instagram của TWICE bày tỏ sự buồn bã trước trận động đất ở Kumamoto, sau đó không ai nói gì. Khi Dahyun bị phía Nhật Bản chỉ trích vì mặc áo phông ủng hộ phụ nữ giải khuây, bài đăng đó đã bị gỡ xuống. TWICE cũng chưa bao giờ nhắc đến bất cứ điều gì vào ngày 1 tháng 3 hoặc ngày giải phóng, hoặc bất kỳ thảm họa tự nhiên nào ở Hàn Quốc. Trong khi đó JYP vẫn không xóa bài đăng của Sana mặc dù nó đang tạo ra một cuộc tranh luận lớn, lý do là vì họ muốn xoa dịu người Nhật”
Theo tinnhac.com
Nếu bạn đang tự hỏi đời sống fangirl trong 'Her Private Life' có bao nhiêu phần trăm sự thật, hãy để master fansite giải đáp thắc mắc cho bạn!
Một người hâm mộ từng hoạt động với vai trò master fansite đã có những chia sẻ thật lòng sau khi xem bộ phim hiện đang nhận được sự chú ý của rất nhiều fan Kpop.
Với 6 tập đã lên sóng tính đến thời điểm này, " Her Private Life" đã nhanh chóng thu hút sự chú ý không chỉ của những người yêu mến phim Hàn mà còn từ cộng đồng fan Kpop. Bộ phim của đài tvN có nội dung nói về cuộc sống của các fan Kpop nói chung và master fansite nói riêng, khiến nhiều người cảm thấy thích thú vì được nhìn thấy chính hình ảnh của mình trong đó.
Đối với nhiều người, "Her Private Life" là bộ phim đầu tiên miêu tả thực sự sống động và chân thật về cuộc sống fangirl và master fansite. Tuy nhiên với một số người khác, họ vẫn không ngừng thắc mắc rằng những gì được miêu tả trong phim có bao nhiêu phần trăm là sự thật. Trước câu hỏi này, mới đây một cựu master fansite đã có những chia sẻ về những điều được đề cập trong bộ phim.
* Phần dưới đây được kể ở ngôi thứ nhất theo lời cựu master fansite.
1) Ngay cả khi không phải là fansite hàng đầu (có nghĩa là những fansite nổi tiếng nhất), thì fansite của các idol hàng top mà chỉ có 31.000 người theo dõi là quá ít.. Các người nói với tôi rằng fansite Sindy trong phim chỉ có 13.000 người theo dõi ư... Cô ta thành lập fansite từ khi nào vậy? Chỉ cần tìm hiểu một chút sẽ thấy fansite Iridescent Boy của Sehun đã vượt mốc 1 triệu người theo dõi, và (?), một fansite của Jungkook cũng dễ dàng vượt qua con số này. Điều này cho thấy biên kịch thực sự không chịu tìm hiểu kỹ trước khi làm phim.
2) Thành thật mà nói, đây là phần khiến tôi khó chịu nhất nên tôi phải viết ra đây Nhà của cô ấy quá sạch sẽ Không phải là không có những người hâm mộ sạch sẽ, nhưng vì đây là một bộ phim truyền hình, họ đã làm mọi thứ trông quá điển hình đến mức rất buồn cười. Là fangirl nghĩa là bạn sẽ có rất nhiều đồ đạc, và bạn luôn phải mang theo đủ loại thiết bị... Nhưng cô ấy thì lại quá sạch sẽ và ngăn nắp...
" Tất cả các fansite xung quanh tôi đều nói rằng những thứ trong này chẳng thực tế chút nào Thật buồn cười, họ đang nói những câu như "Làm thế nào nhà ở của một master fansite lại có thể sạch sẽ như vậy?" hoặc là "Thùng hộp có mặt ở khắp mọi nơi, đến mức mặc dù rất mệt mỏi ngay khi vừa về đến nhà nhưng tôi vẫn cần phải dọn đồ cho đến rạng sáng"
Tôi có thể đồng cảm với tweet này Tất nhiên là không phải ai cũng giống ai, vì vậy mọi người có thể xem đây là một cách nói đùa cũng được.
3) Khẩu độ của bạn không bao giờ có thể đạt đến mức độ sắc nét như thế này chỉ trong một lần chụp (về cơ bản, master fansite này muốn nói rằng sự phát quang và độ sắc nét không thể thực sự trông giống như những gì xảy ra trong phim chỉ với việc sử dụng máy ảnh đơn thuần).
Tôi đồng tình hai tay hai chân với ý kiến này.. Còn một điều nữa là, bạn không bao giờ có thể xuất hiện một mình trong sân bay như vậy. Nếu nhìn vào Sindy, người xem có thể nghĩ rằng các fan sẽ chạy tới chạy lui. Nhưng trong đời thực thì ngay khi thần tượng xuất hiện, các fansite đều sẽ nhanh chóng theo sát anh ta ở phía sau.
Và bây giờ ai lại còn sử dụng kiểu máy ảnh này nữa... Chúng ta đang sống ở thời đại nào vậy...
4) Và chúng tôi viết blog khi nào thế...?
Tất cả fansite hiện giờ đều sử dụng Twitter, ai lại đi dùng Naver blog nữa vậy
Ý kiến của cựu master fansite nói trên hiện đang tạo ra hai luồng phản ứng trái chiều từ cư dân mạng. Một mặt, nhiều người tỏ ra đồng tình và khẳng định " Her Private Life" không thực sự phản ánh chính xác đời sống fangirl như những gì khán giả vẫn khen ngợi: "Bộ phim này đúng là một trò đùa ", "Bạn phải chạy bán sống để bám theo thần tượng ngay khi họ vừa bước xuống máy bay, làm gì có khung cảnh yên bình như vậy ", "Những phần khác thì tôi không rõ lắm nhưng một fansite mà chỉ có 13.000 người theo dõi là sao chứ Bộ họ chưa bao giờ sử dụng Twitter hả?",....
Mặt khác, một bộ phận netizen lại cho rằng không nên lên án cứng nhắc những chi tiết trong bộ phim bởi xét cho cùng " Her Private Life" cũng chỉ là phim truyền hình, không phải phim tài liệu để có thể phản ánh chính xác từng chút một về đời sống fangirl: "Không có ý gì đâu nhưng mà... Mọi người không thể xem nó như một bộ phim truyền hình đúng nghĩa được sao?", "Gì nữa đây Tại sao mọi người lại bình luận một cách nghiêm túc quá đáng như vậy chứ... Mọi người thực sự nghĩ rằng họ đã quay một bộ phim tài liệu về văn hóa fandom sao ", "Xin thưa đây là phim truyền hình, cái thể loại mà ai cũng biết không có gì đúng sự thật 100% cả... Tại sao tất cả mọi người lại phản ứng như thể nó là một bộ phim tài liệu sai lệch vậy...",....
Bạn nghĩ gì về những thứ được đề cập trong " Her Private Life"?
Theo tinhhac,com
Netizen Hàn điểm danh dàn idol nam mang đến cảm giác 'oppa bóng chày' bước ra từ truyện tranh Đâu là 'chàng trai bóng chày' trong lòng bạn? Mới đây, cư dân mạng Hàn Quốc đã cùng nhau bàn tán về một chủ đề vô cùng thú vị có liên quan đến các thần tượng nam Kpop. Nếu là một fan cuồng của các bộ truyện tranh Nhật Bản hay Hàn Quốc, chắc hẳn bạn đã rất quen thuộc với hình ảnh...