KMS đẩy mạnh công nghệ định danh trực tuyến eKYC lĩnh vực ngân hàng
Ngày 23/2, KMS Solutions công bố kế hoạch thúc đẩy nền tảng định danh điện tử ( eKYC) dành riêng cho thị trường Đông Nam Á, tập trung vào mảng dịch vụ ngân hàng số.
Tận dụng lợi thế sẵn có của công ty công nghệ hàng đầu và kinh nghiệm triển khai nền tảng eKYC cho các ngân hàng tại Australia và Mỹ, KMS đặt mục tiêu đẩy mạnh triển khai giải pháp này tại thị trường Đông Nam Á. Điều này nhằm hỗ trợ các ngân hàng trong khu vực cung cấp trải nghiệm dịch vụ tiên tiến hơn cho khách hàng, song song với tinh gọn cơ chế vận hành.
Giải pháp eKYC là nền tảng cốt lõi của mô hình ngân hàng số (digital banking), tạo điều kiện cho các ngân hàng chuyển đối số mạnh mẽ và bền vững. Quan trọng hơn, công nghệ này giúp tiết giảm chi phí vận hành và chi phí mở rộng chi nhánh, tạo động lực giúp khai thác thị trường và thu hút khách hàng mới, tăng cường năng lực cạnh tranh.
Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của ngân hàng.
Nền tảng định danh điện tử KMS eKYC là giải pháp giúp xác minh, nhận diện và trích xuất thông tin từ hình ảnh và giấy tờ cá nhân với độ chính xác gần như tuyệt đối. Đây được xem như chìa khóa nâng cao trải nghiệm khách hàng, rút ngắn thời gian xác minh thông tin so với thủ tục cũ – thường kéo dài vài ngày đến vài tuần. Khách hàng không còn phải xếp hàng đợi tại quầy giao dịch bởi các thao tác được thực hiện hoàn toàn trực tuyến.
Giải pháp này được nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện dựa trên các công nghệ 4.0 mũi nhọn: Công nghệ nhận dạng ký tự quang học (OCR), nhận dạng khuôn mặt (Face Matching), nhận diện người thực (Liveness Detection), và trí tuệ nhân tạo (AI).
Toàn bộ các dữ liệu đều được xử lý và lưu trữ trên máy chủ của khách hàng hoặc trên máy chủ của các đối tác trong nước, đảm bảo tính bảo mật và an toàn thông tin của người dùng.Đồng thời, giải pháp này có thể kết nối với các cơ sở dữ liệu trung tâm như CIC, thuế TNCN, BHXH, từ đó gia tăng khả năng phát hiện gian lận giấy tờ.
Tỷ lệ duyệt sai (False Acceptance Rate) hoàn toàn có thể điều chỉnh tùy theo mức độ yêu cầu bảo mật của khách hàng ở các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Giá trị dao động từ FAR 1/10.000 (ngang với bảo mật vân tay trên các thiết bị smartphone) hoặc nhỏ hơn 2% cho các ngành có lượng người dùng lớn, ví dụ viễn thông, để đảm bảo tính cân bằng giữa mức độ bảo mật và mức độ thuận tiện cho người dùng trong quá trình định danh điện tử.
Hệ thống KMS eKYC được xây dựng trên kiến trúc Microservices, dễ dàng mở rộng tính năng trong tương lai, giúp đáp ứng các nhu cầu liên tục thay đổi từ thị trường cũng như hành lang pháp lý đang được hoàn thiện ở Việt Nam.
Video đang HOT
Công nghệ định danh điện tử giúp người dùng tiết kiệm thời gian.
Các công nghệ then chốt này sẽ giúp ngân hàng xóa bỏ rào cản địa lý và rút ngắn thời gian xác minh khách hàng trực tuyến. Chỉ mất vài phút đăng ký và xác thực tại trang đăng ký của ngân hàng, khách hàng sẽ được cấp tài khoản thanh toán và Internet banking để sử dụng ngay mà không cần đến tận nơi.
Những tiến bộ công nghệ này hứa hẹn được ứng dụng nhiều hơn trong các dịch vụ của ngân hàng như quá trình bán thẻ, cho vay, cũng như các dịch vụ liên kết với bên thứ ba như các đơn vị bán bảo hiểm, dịch vụ sức khỏe…
Thông qua danh mục dịch vụ dành cho ngành ngân hàng tại thị trường Đông Nam Á ngày càng được mở rộng, ông Lê Hữu Tấn Tài – Giám đốc mảng Giải pháp ngân hàng số của KMS – cho biết: “Ngân hàng là một trong những ngành cần giữ vị trí tiên phong trong chuyển đổi số vì có tác động trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, thị trường Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn còn gặp nhiều trở ngại trong triển khai và hoàn thiện dịch vụ ngân hàng số. Với kinh nghiệm triển khai cho các ngân hàng tại thị trường quốc tế, KMS tự tin có thể thể hỗ trợ các Ngân hàng trong khu vực chuyển đổi số nhanh, hiệu quả và an toàn”.
Định danh điện tử hàng triệu người nhờ giải pháp Make in VietNam
Phân biệt thật giả, nhận dạng thông tin tự động qua CMTND, không cần phải nhập liệu khi đăng ký dịch vụ, đó là những tiện ích của phần mềm định danh khách hàng điện tử (eKYC) do một doanh nghiệp Việt Nam phát triển.
KYC (Know Your Customer) là một thuật ngữ đã phổ biến từ lâu nhằm chỉ việc xác minh danh tính khách hàng. Đây là điều bắt buộc phải làm đối với các nhà cung cấp những dịch vụ nhạy cảm như ngân hàng, tài chính, viễn thông, Internet nhằm ngăn ngừa việc người dùng tự ý sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp vào các hoạt động bất hợp pháp như rửa tiền, gian lận,...
Do tính chất quan trọng và nhạy cảm, việc KYC hay xác minh khách hàng thường được thực hiện thông qua một quy trình kín kẽ nhằm đảm bảo người sử dụng dịch vụ là người thật với các thông tin thật.
Giải pháp eKYC của VVN AI đã được chứng minh bằng thực tế khi giúp định danh điện tử cho hàng triệu người dùng.
Tuy vậy, quá trình này thường mất rất nhiều thời gian do liên quan tới nhiều loại thủ tục, giấy tờ. Đó cũng là lý do mà các dịch vụ xác thực điện tử hay eKYC ra đời. Hiểu nôm na, eKYC sẽ sử dụng các công nghệ mới như nhận diện khuôn mặt, chữ viết, kết hợp cùng dữ liệu lớn, AI để tự động hóa quá trình xác thực.
Đây là xu hướng đang được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng nhằm đơn giản hóa quy trình và tạo sự thuận lợi, thoải mái cho người dùng. Trong khoảng vài năm trở lại đây, xu hướng này cũng đang lan tỏa tới Việt Nam với sự ra đời của các các sản phẩm định danh điện tử do chính người Việt tự phát triển.
Số hóa giấy tờ tự động bằng giải pháp Việt Nam
Trong số các sản phẩm hiện có trên thị trường, giải pháp số hóa giấy tờ tự động với BeeOCR của VVN AI hiện tối ưu nhất với hàng triệu người sử dụng. Giải pháp này đã về nhì trong cuộc thi VietChallenge tại Mỹ sau khi chiến thắng tại Viettel Advanced Solutions Track 2019.
Theo ông Nguyễn Hoàng Tùng - TGĐ VVN AI, khi làm tư vấn cho một doanh nghiệp Đức, ông đã nhìn thấy cơ hội từ eKYC cho thị trường Việt Nam. Chính bởi vậy, ông Tùng và các cộng sự đã đào sâu nghiên cứu về AI để cho ra đời một giải pháp xác thực điện tử có thể dẫn đầu thị trường và cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ ngoại.
Với xác thực điện tử hay eKYC, việc đăng ký, xác thực tài khoản đều được nhận diện tự động thông qua ảnh chụp chứng minh thư và nhận diện khuôn mặt.
Thời điểm xây dựng ứng dụng, nhóm kỹ sư của VVN AI đặt mục tiêu hệ thống có thể hỗ trợ được hầu hết các lĩnh vực trong đời sống, từ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, đến hành chính công. Hỗ trợ cho hệ thống hành chính công là mục tiêu cao nhất được VVN AI hướng đến, ông Tùng cho biết.
Do đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu và tối ưu thuật toán, việc xây dựng giải pháp và thuật toán cho eKYC được VVN AI thực hiện không quá khó khăn. Tuy nhiên thách thức lớn nhất đến từ việc Việt Nam chưa có một hệ thống dữ liệu gốc tốt.
Ví dụ như với việc định danh trên chứng minh thư, ông Tùng cho biết, phông chữ trên mỗi tấm thẻ rất lộn xộn. "Tôi đếm được khoảng 3 - 4 phông chữ khác nhau, chứng minh thư của ta cũng rất dễ bị làm giả", ông nói. Trong khi đó, tại Đức, mỗi tấm thẻ ID có hơn 30 lớp vân bảo mật, khiến cho việc xây dựng hệ thống eKYC thuận tiện hơn.
Chướng ngại vật tiếp theo là sự tin tưởng của thị trường. Là công ty non trẻ, giải pháp còn khá lạ ở Việt Nam, lúc ban đầu VVN AI không nhận được nhiều sự tin tưởng khi đi chào mời đối tác. "Có thời điểm chúng tôi phải bán sản phẩm qua một công ty khác rồi nhờ họ ký hợp đồng", ông Tùng kể. Tuy vậy, những khó khăn kể trên đã không thể cản bước tiến của doanh nghiệp Việt Nam này.
Hành trình trở thành giải pháp chuyển đổi số quốc gia
Thực tế cho thấy, việc xác thực điện tử tại Việt Nam gặp nhiều khó khăn do CMTND dễ bị hư hại theo thời gian. Tuy nhiên, giải pháp eKYC của VVN AI đã xử lý tương đối tốt đối với tình huống đó.
Thành công này có được là nhờ những trải nghiệm sau khi tham gia cuộc thi Viettel Solution (tiền thân của Việt Solution 2020) do Viettel tổ chức. Năm nay, cuộc thi Viet Solution 2020 được chủ trì bởi chính Bộ Thông tin & Truyền thông với mục tiêu tìm kiếm các giải pháp nhằm giúp Việt Nam chuyển đổi số.
Do có tập dữ liệu người dùng lớn của Viettel, giải pháp BeeOCR của VVN AI có thể xử lý tốt các trường hợp chứng minh thư bị mất góc, cũ, mờ, ảnh bị ngược, méo hình,...
Theo ông Cao Anh Sơn - TGĐ Viettel Telecom, khi VNN AI mới hợp tác với Viettel hồi năm 2019, độ chính xác của sản phẩm mới chỉ dừng ở mức 65-70%.
Mỗi tháng, trung bình tập đoàn này phải quét khoảng 3,3 triệu hồ sơ, tương ứng 10 triệu lần quét. Do vậy, Viettel đòi hỏi rất cao về tốc độ xử lý cũng như tính chính xác. "Mỗi phần trăm chính xác giảm, thiệt hại cho doanh nghiệp không nhỏ", ông Tùng nhìn nhận.
Tuy vậy, nhà mạng này đã chấp nhận sử dụng giải pháp dù chưa thực sự hoàn thiện của VNN AI. Viettel cũng đã đưa CSDL của mình để làm giàu thêm cho CSDL của VNN AI. Nhờ vậy, độ chính xác của giải pháp eKYC do VNN AI phát triển hiện đã đạt từ 95 - 97%.
Hiện công cụ xác thực của VVN AI có tốc độ xử lý khoảng 1,2s/lần quét, nhanh hơn từ 16-25 lần tốc độ quét của các đơn vị từng cung cấp giải pháp cho Viettel. Nhờ vậy, giải pháp của VVN AI đã được lựa chọn sử dụng trong quá trình xác thực điện tử cho các thuê bao di động.
Với mỗi tấm chứng minh thư nhập liệu thủ công, Viettel phải mất 2.000 đồng. Sau khi áp dụng giải pháp của VVN AI, chi phí cho việc xác thực giảm xuống chỉ còn 400 - 500 đồng. Bên cạnh việc tiết kiệm được số tiền 40 tỷ/năm nhằm eKYC, giải pháp xác thực điện tử còn loại bỏ các sai sót do con người trong quá trình nhập liệu.
Tính đến thời điểm hiện tại, VVN AI đã đạt được bước tiến quan trọng với việc ký hợp đồng với hàng loạt công ty lớn như Viettel, MobiFone, Vietnam Post, VPBank, Liên Việt, Bảo hiểm Bưu điện (PTI).
Thành công của VVN AI là minh chứng sinh động nhất cho câu nói: "Vấn đề thì lúc nào cũng tồn tại và ở khắp nơi. Dùng công nghệ để giải quyết những vấn đề đó chính là không gian cho sáng tạo. Vấn đề càng lớn thì sáng tạo càng lớn.".
Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ cần nhiều những doanh nghiệp như VVN AI để có thể dùng công nghệ giải quyết các bài toán Việt Nam, từ đó đưa đất nước vươn lên bằng chuyển đổi số.
Mua sắm trên các sàn thương mại điện tử tăng mạnh dịp tết Các ví điện tử, ngân hàng số ngày càng trở thành phương thức thanh toán được người dùng lựa chọn, đặc biệt trong thời điểm Tết Nguyên đán cận kề. Mua sắm trực tuyến dễ dàng, tiện lợi cho người dùng Theo nhận định của Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương, dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2021, sức mua...









Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Apple Maps hỗ trợ chỉ đường qua CarPlay tại Việt Nam

Giới công nghệ 'loạn nhịp' vì khái niệm AI PC

Android 16 sắp có thể 'chặn đứng' thiết bị USB độc hại

Gmail cho iPhone vừa được Google 'lột xác' sau 4 năm

Gemini sắp có mặt trên các thiết bị sử dụng hằng ngày

Apple khuyên người dùng iPhone xóa trình duyệt Chrome

Windows Maps của Microsoft sắp bị 'khai tử'

TSMC xác nhận mẫu iPhone đầu tiên trang bị chip 1,4nm

Tiết kiệm 122 tiếng đồng hồ mỗi năm nhờ sử dụng AI

Apple vội vã làm một việc để né thuế đối ứng của ông Trump

Từ tháng 6, smartphone, máy tính bảng bán tại EU bắt buộc phải làm điều này

Google Chrome đáng giá 50 tỷ USD
Có thể bạn quan tâm

Thay đổi địa điểm bán vé tham quan Khu du lịch thác Bản Giốc
Du lịch
09:23:43 29/04/2025
Xác minh cháu bé 7 tuổi tử vong ở trung tâm y tế Vĩnh Phúc
Sức khỏe
09:22:42 29/04/2025
1 nam diễn viên hạng A đột ngột giải nghệ, nghe lý do ai cũng phải thốt lên "có tâm lại có tầm"
Hậu trường phim
09:15:20 29/04/2025
Nam danh hài ở nhà 5 tầng mặt tiền Quận 5 TP.HCM: Định xây 12 tầng nhưng bỏ vì 1 lí do
Sao việt
09:12:03 29/04/2025
Nữ ca sĩ hát "Viết tiếp câu chuyện hòa bình" đạt hơn 2 tỷ lượt xem là ai?
Nhạc việt
09:08:39 29/04/2025
TWICE: Vượt qua lời nguyền 7 năm, đỉnh cao vẫn chưa dừng lại
Nhạc quốc tế
09:00:53 29/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 31: Đại nhờ Nguyên tác hợp với An
Phim việt
08:58:40 29/04/2025
Người thân của nạn nhân tiết lộ điều đáng tiếc trong vụ cháy 3 người tử vong ở Hà Nội
Tin nổi bật
08:48:05 29/04/2025
Chủ quán karaoke, 2 nhân viên và 16 khách xơi "tiệc ma tuý" bị khởi tố
Pháp luật
08:44:22 29/04/2025
Nam thần 9x đẹp trai cool ngầu: Sự nghiệp bị ảnh hưởng vì những bê bối liên quan sở thích quái gở
Sao châu á
08:39:27 29/04/2025