Kịp thời xử lý hành vi vi phạm về dược và trang thiết bị y tế
Các đại biểu đề nghị Bộ Y tế tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về dược và trang thiết bị y tế; đặc biệt trong công tác đấu thầu.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
Tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 18, chiều 28/9, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho ý kiến về tình hình thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2020, giai đoạn 2016-2020 và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020; dự kiến đề xuất các kế hoạch, chỉ tiêu kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách năm 2021, giai đoạn 2021-2025 thuộc lĩnh vực y tế-dân số.
Báo cáo tại Phiên họp, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết các chỉ tiêu Quốc hội giao cho ngành Y tế năm 2020 và giai đoạn 2016-2020 đều đạt và vượt kế hoạch. Cụ thể, ước đến hết năm 2020, số giường bệnh trên 1 vạn dân là 28 giường; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế năm 2020 ước đạt 90,7%.
Bên cạnh đó, công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân đạt được nhiều kết quả. Hệ thống pháp luật tiếp tục được hoàn thiện.
Ngành Y tế đã thực hiện quyết liệt, bài bản, sáng tạo để kiềm chế, kiểm soát dịch COVID-19; chủ động phòng, chống dịch bệnh bạch hầu, sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm khác, không để xảy ra “dịch chồng dịch.”
Video đang HOT
Giai đoạn 2016-2020, ngân sách Nhà nước chi cho y tế năm sau cao hơn năm trước, tổng chi ngân sách nhà nước ước tính từ 95.455 tỷ đồng năm 2016 tăng lên 124.755 tỷ đồng vào năm 2020. Ngân sách Nhà nước đã được ưu tiên cho đầu tư phát triển các lĩnh vực, các vùng, khu vực khó thu hút được nguồn xã hội hóa.
Thảo luận tại phiên họp, cơ bản đồng tình với Báo cáo của Bộ Y tế, các đại biểu cũng chỉ rõ một số vấn đề cần quan tâm, khắc phục trong thời gian tới. Theo đó, điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực và khả năng cung ứng dịch vụ tại y tế cơ sở, nhất là trạm y tế xã chưa đồng đều ở các địa phương.
Nhân lực ngành Y tế phân bố không đồng đều giữa các vùng, tuyến y tế; giữa điều trị và dự phòng; chưa có chính sách thỏa đáng để thu hút nhân lực y tế tại vùng sâu, vùng xa. Việc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm bộc lộ một số hạn chế, bất cập.
Việc đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đã đem lại nhiều kết quả tích cực, song cơ chế hợp tác công-tư chưa toàn diện; hình thức liên doanh, liên kết tài sản chưa đa dạng, chủ yếu là trang thiết bị y tế; giá dịch vụ y tế chưa kết cấu đủ chi phí gây ra những khó khăn nhất định khi thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực y tế, thậm chí đã xảy ra tình trạng sai phạm trong công tác quản lý gây hậu quả nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, tỉnh Quảng Bình, đề nghị làm rõ nguyên nhân những sai phạm trong tình trạng mua bán thiết bị y tế vừa qua và cho rằng ngành Y tế cần tăng cường kiểm tra, rà soát vấn đề này.
Đại biểu Hoàng Đức Thắng, tỉnh Quảng Trị, băn khoăn, phải chăng có lỗ hổng trong cơ chế kiểm tra, kiểm soát, thanh tra vấn đề tự chủ của các cơ sở y tế.
“Nhiều năm qua, cơ chế kiểm tra, thanh tra như thế nào? Đây là câu chuyện ngành nên nhìn lại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở thực hiện tự chủ, nhưng đồng thời đảm bảo cơ chế giám sát và hạn chế tối đa tiêu cực,” đại biểu nêu quan điểm.
Các đại biểu cũng đề nghị Bộ Y tế tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về dược và trang thiết bị y tế; đặc biệt trong công tác đấu thầu, mua sắm; nghiên cứu xây dựng chính sách phân bổ nhân lực y tế nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động của ngành một cách toàn diện; đề xuất ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao…
Ngoài ra, Bộ Y tế đổi mới cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính nhằm thúc đẩy y tế cơ sở phát triển, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế cùng các bộ, ngành liên quan khẩn trương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đối với các dự án y tế để đẩy nhanh tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm tiến độ các dự án, trong đó chú trọng dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức.
Trong phiên họp chiều 28/9, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng cho ý kiến về tình hình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020, giai đoạn 2016-2020; kế hoạch, dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 và 5 năm 2021-2025 thuộc lĩnh vực lao động-người có công và xã hội./.
Đồng chí Nguyễn Xuân Ký tái cử chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh
Đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh khóa XIV tiếp tục được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh khóa XV, nhiệm kỳ 2020-2025.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký nhiệm kỳ 2020 - 2025 phát biểu tại Đại hội. Ảnh: Văn Đức - TTXVN
Chiều 26/9, tại Hội nghị lần thứ nhất, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh khóa XV, nhiệm kỳ 2020-2025 đã tiến hành bầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.
Đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh khóa XIV tiếp tục được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh khóa XV, nhiệm kỳ 2020-2025.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh khóa XIV Ngô Hoàng Ngân và Phó Bí thư Tỉnh ủy khóa XIV, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Thắng tiếp tục được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh khóa XV, nhiệm kỳ 2020-2025. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh gồm 15 đồng chí.
Đồng chí Nguyễn Xuân Ký sinh ngày 10/7/1972, quê quán xã Xuân Đài, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định; Cử nhân Khoa học-Môi trường, Thạc sỹ Quản trị kinh doanh; Cao cấp lý luận chính trị.
Đồng chí từng giữ các chức vụ: Bí thư Tỉnh đoàn; Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Ninh; Bí thư Thành ủy thành phố Móng Cái; Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Quảng Ninh nhiệm kỳ 2016-2021. Tháng 11/2018, đồng chí Nguyễn Xuân Ký được bầu giữ chức danh Phó Bí thư rồi Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, nhiệm kỳ 2015-2020.
Ngày 5/7/2019, tại Kỳ họp thứ 12 (kỳ họp bất thường), Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIII đã bầu đồng chí Nguyễn Xuân Ký giữ chức Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh, nhiệm kỳ 2016-2021
.Ngày 6/9/2019, tại Hội nghị lần thứ 42 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, đồng chí Nguyễn Xuân Ký trúng cử chức danh Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, khóa XIV, nhiệm kỳ 2015-2020.
Cũng trong chiều 26/9, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025 đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh với 53 đồng chí, trong đó nữ chiếm tỷ lệ gần 19%.
Các đại biểu dự Đại hội đã quán triệt nghiêm túc quan điểm mang tính nguyên tắc là không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn, kiên quyết không để lọt vào cấp ủy khóa mới những người bản lĩnh chính trị không vững vàng; phẩm chất, năng lực, uy tín giảm sút; mất đoàn kết, cục bộ, bè phái, cơ hội, suy giảm tính chiến đấu; có biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống; vi phạm các quy định của Đảng và Nhà nước; kết quả thực hiện nhiệm vụ không cao.
Ngày 27/9, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025 tiếp tục thảo luận tại Hội trường về dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng và dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV; biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội và bế mạc Đại hội./.
Trước thềm Đại hội XIII: Ý kiến đóng góp của Phó Chủ tịch Bắc Giang "Cần có bước đột phá cán bộ ở các cấp chứ không chỉ đột phá ở cấp chiến lược", Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương kỳ vọng ở Đại hội XIII. Một góc thành phố Bắc Giang. Muốn đất nước phát triển, phải kiểm soát quyền lực và quy trách nhiệm người đứng đầu. Đây là ý...