Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính
Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác thi hành án dân sự (THADS) năm 2021. Bộ trưởng Lê Thành Long, Thứ trưởng Mai Lương Khôi và Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Nguyễn Quang Thái đồng chủ trì hội nghị.
Báo cáo tổng kết cho biết, trong năm 2020, các cơ quan THADS đã tập trung, nỗ lực để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao (thi hành xong 576.933 việc, đạt tỉ lệ 81,41% (tăng 2,82%) so với năm 2019, cao hơn 1,41% so với chỉ tiêu được giao; thi hành xong về tiền trên 53.750 tỷ đồng, đạt tỉ lệ 40,09% (tăng 4,66%) so với năm 2019, cao hơn 2,09% so với chỉ tiêu được giao).
TAND các cấp đã chuyển giao cho các cơ quan THADS 2.631 bản án, quyết định về vụ án hành chính. Tổng số việc thi hành án hành chính là 830 việc (trong đó, kỳ trước chuyển sang là 339 việc; phát sinh trong kỳ là 491 việc), đã thi hành xong 363/830 việc (tăng 65 việc so với năm 2019).
Hệ thống Thi hành án dân sự đã bám sát Chương trình, Kế hoạch công tác và không ngừng nỗ lực, vượt qua khó khăn từ tác động của đại dịch Covid-19. Kết quả thi hành án ngày càng thực chất và bền vững; cơ quan THADS các cấp đã chủ động xác minh, áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi tài sản cho ngân sách Nhà nước, khoản nợ của các tổ chức tín dụng, các vụ việc phức tạp, kéo dài, các vụ án lớn được tập trung chỉ đạo giải quyết, đạt kết quả cao; tổ chức bộ máy các cơ quan THADS từng bước được củng cố, kiện toàn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Hội nghị triển khai công tác thi hành án dân sự năm 2021. Ảnh tư liệu
Những kết quả đạt được nêu trên đã góp phần quan trọng, tích cực vào việc bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, giải phóng nguồn lực của xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và từng địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, Tổng Cục trưởng Nguyễn Quang Thái cũng cho hay, vẫn còn nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm, kết quả thi hành án đối với các khoản thu cho tổ chức tín dụng, các khoản bị chiếm đoạt trong vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế hiệu quả chưa cao, số việc THAHC thi hành xong đã tăng hơn nhiều so với năm 2019, song tỷ lệ vẫn đạt thấp so với yêu cầu…
Video đang HOT
Sau khi nghe ý kiến các đại biểu thảo luận, phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Lê Thành Long lưu ý, dự báo công tác THADS năm 2021 sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn do thiên tai, dịch bệnh, suy thoái kinh tế toàn cầu từ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 kéo dài, vì vậy ngành THADS cần tiếp tục nỗ lực để thực hiện nghiêm các nhóm chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.
Bộ trưởng yêu cầu Hệ thống Thi hành án dân sự tiếp tục nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành hiệu quả các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính và các quy định của pháp luật có liên quan. Quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính; kịp thời nghiên cứu đề xuất các giải pháp hiệu quả trước mắt và lâu dài, ứng phó linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn.
Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, tự kiểm tra; phát hiện kịp thời những vi phạm, tiêu cực, tham nhũng, có biện pháp khắc phục ngay từ giai đoạn đầu khi tổ chức thi hành vụ việc; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính gắn với rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức THADS tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả…
Bộ trưởng cũng lưu ý cơ quan thi hành án cần chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí để kịp thời thông tin, phản ánh, chia sẻ những khó khăn, thách thức của công tác THADS; tạo sự đồng thuận trong tổ chức thi hành án, nhất là các vụ việc phức tạp, kéo dài.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Lê Thành Long cũng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp và Hệ thống Thi hành án dân sự, tập trung, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính.
Đã thi hành án 15 ngàn tỷ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế lớn
Kết quả thi hành đối với các khoản bị chiếm đoạt trong vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế chuyển biến rất tích cực với việc thi hành xong trên 15 ngàn tỷ đồng.
Phát biểu tại Hội nghị triển khai công tác thi hành án dân sự (THADS) năm 2021 chiều 27/11, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long ghi nhận trong nhiệm kỳ vừa qua, công tác THADS đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Thi hành án hơn 205 nghìn tỷ đồng
Kết quả này thể hiện qua con số từ 2016 đến 30/9/2020, các cơ quan THADS đã thi hành xong gần 2,8 triệu việc, tương ứng với số tiền là hơn 205 nghìn tỷ đồng.
"Qua đó đã góp phần quan trọng, tích cực vào việc bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, giải phóng nguồn lực của xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và từng địa phương", Bộ trưởng Tư pháp nhấn mạnh.
Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long
Đối với năm 2020, toàn Hệ thống THADS đã không ngừng nỗ lực, vượt qua khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Cụ thể, ngành đã thi hành xong gần 600 nghìn việc (đạt tỉ lệ 81,41%) tương ứng với trên 260 nghìn tỷ đồng (đạt tỉ lệ 41,04%), tăng gần 1.000 tỷ đồng so với năm 2019.
Kết quả thi hành đối với các khoản bị chiếm đoạt trong vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế chuyển biến rất tích cực với việc thi hành xong trên 15 ngàn tỷ đồng, chiếm gần 50% trong tổng số thi hành xong của giai đoạn 2013 - 2019.
Các vụ việc liên quan đến thu hồi nợ của các tổ chức tín dụng cũng đạt được kết quả ấn tượng với việc thi hành xong hơn 32 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 9 ngàn tỷ so với năm 2019.
Ngành cũng nghiêm khắc xem xét, xử lý kỷ luật nhiều cán bộ trong hệ thống, kể cả thủ trưởng cơ quan THADS, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương và quy định pháp luật.
Công tác chỉ đạo điều hành được thực hiện quyết liệt, kịp thời, với nhiều giải pháp đồng bộ, linh hoạt, phù hợp diễn biến, tình hình thực tiễn, cơ bản đáp ứng yêu cầu về cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác THADS.
Cơ chế phối hợp liên ngành ở Trung ương và địa phương tiếp tục được thực hiện có hiệu quả, thực chất, tạo nhiều chuyển biến tích cực trong tổ chức thi hành án.
63 trường hợp bị xử lý kỷ luật do vi phạm về nghiệp vụ
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Lê Thành Long lưu ý thêm một vấn đề ngành THADS cần nghiên cứu, khắc phục, rút kinh nghiệm, thực hiện tốt hơn trong năm 2021. Đó là tình trạng vi phạm về chuyên môn, nghiệp vụ vẫn chưa có chuyển biến, số công chức vi phạm bị xử lý kỷ luật còn nhiều. Cụ thể năm 2020, toàn hệ thống có 63 trường hợp bị xử lý kỷ luật, trong đó 25 trường hợp bị xử lý do vi phạm về nghiệp vụ.
Bộ trưởng cũng nhắc, các vi phạm có tính chất phức tạp và nghiêm trọng hơn, đặc biệt có những vi phạm mà nguyên nhân chủ quan từ chính chấp hành viên, lãnh đạo cơ quan THADS (kể cả trong tổ chức thi hành các vụ việc trọng điểm, giá trị lớn, vụ việc Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo).
"Từ đó dẫn đến tiềm ẩn nhiều vụ việc có nguy cơ phát sinh trách nhiệm bồi thường nhà nước, một số trường hợp bị xem xét, xử lý trách nhiệm hành chính - công vụ, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây thực sự là điều đáng tiếc!", Bộ trưởng lưu ý.
Theo Bộ trưởng Tư pháp, việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ, tinh thần trách nhiệm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; một số thủ trưởng, lãnh đạo cơ quan THADS có biểu hiện buông lỏng quản lý, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý, điều hành dẫn đến bị kiểm điểm, xử lý kỷ luật là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những vi phạm.
Nói về nhiệm vụ năm tới, Bộ trưởng Lê Thành Long nhấn mạnh đến yêu cầu ngày càng cao của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng mà trực tiếp là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng ban chỉ đạo về công tác thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế.
Từ đó, đòi hỏi toàn hệ thống THADS từ Lãnh đạo Tổng cục, Thủ trưởng các cơ quan THADS cần nhận thức đầy đủ, sâu sắc, kịp thời quán triệt tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả đến từng Chấp hành viên, Thẩm tra viên, công chức, người lao động THADS.
Ông Long đề nghị ngành tập trung nâng cao chất lượng, giải quyết dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành, các vụ án lớn, phức tạp, các vụ việc liên quan đến các khoản nợ của tổ chức tín dụng, ngân hàng và các khoản thu cho ngân sách nhà nước.
Kịp thời tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế sau khi được Ban Bí thư ban hành.
Cùng với đó, tăng cường công tác kiểm tra, tự kiểm tra; phát hiện kịp thời những vi phạm, tiêu cực, tham nhũng trong THADS. Nghiêm túc khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động THADS nói chung và hoạt động thẩm định giá, đấu giá tài sản thi hành án nói riêng...
Bộ trưởng Lê Thành Long: Tập trung giải quyết dứt điểm các vụ án lớn Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long nhấn mạnh các cơ quan thi hành án dân sự chủ động tham mưu, đề xuất phương án xử lý đối với những vụ việc được dư luận quan tâm. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long. (Nguồn: TTXVN) Chiều 27/11, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị triển khai thực hiện...