Kịp thời điều chỉnh Luật Giao thông đường bộ
Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) năm 2008 sau hơn 13 năm thực hiện đã góp phần đảm bảo an toàn giao thông (ATGT), kéo giảm tai nạn giao thông (TNGT), nhưng hiện phát sinh nhiều bất cập, không còn phù hợp với thực tế, cần kịp thời điều chỉnh.
Bất cấp nảy sinh
Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, từ năm 2009 – 2021, toàn quốc đã xảy ra hơn 361.000 vụ TNGT đường bộ, làm chết hơn 113.000 người, bị thương hơn 356.000 người, chiếm hơn 97% số vụ, số người chết, người bị thương trong tổng số vụ tai nạn của các loại hình giao thông.
Lực lượng CSGT kiểm tra giấy tờ chủ phương tiện tham gia giao thông. Ảnh: TTXVN.
Đáng chú ý, tình trạng ngang nhiên vi phạm, coi thường pháp luật khi tham gia giao thông của người dân vẫn diễn ra phổ biến. Ùn tắc giao thông xảy ra phức tạp tại các TP lớn, nhất là các dịp lễ, Tết, giờ cao điểm do lưu lượng phương tiện tăng đột biến, trong khi quy hoạch giao thông, tổ chức giao thông, hạ tầng giao thông chưa đáp ứng yêu cầu.
Video đang HOT
Thực tế cho thấy, các quy phạm pháp luật, điều khoản, chương, mục của Luật GTĐB năm 2008 hoặc chỉ phù hợp áp dụng cho lĩnh vực trật tự ATGT đường bộ hoặc chỉ phù hợp áp dụng cho lĩnh vực xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, vận tải đường bộ, không thể đồng thời áp dụng chung. Bên cạnh đó, Luật GTĐB năm 2008 không quy định rõ cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm chính về trật tự ATGT đường bộ, dẫn đến quá trình thực hiện thiếu nhất quán, đồng bộ.
Chưa hết, hiện nay, việc thực hiện Luật GTĐB năm 2008 phát sinh nhiều tồn tại, hạn chế không hoàn toàn phù hợp với tình hình phát triển thực tế. Trước sức ép từ sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, hạ tầng giao thông đường bộ đang phát triển mạnh mẽ (có đường bộ cao tốc), số phượng tiện tham gia giao thông đường bộ tăng cao (đặc biệt là xe máy tăng quá nhiều), việc chấp hành các quy định pháp luật về giao thông hạn chế, dẫn đến tình hình TNGT và ATGT đường bộ trở thành “điểm nóng” nhất trong 5 lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng hải, hàng không.
Do vậy, việc sửa đổi Luật GTĐB năm 2008 đang là vẫn đề cấp thiết, nhằm khắc phục, hoàn thiện các quy định của pháp luật về GTĐB, tạo đà cho nền kinh tế đang phát triển mạnh, tiến kịp với sự phát triển chung của khu vực và quốc tế, nhằm đảm bảo có sự ổn định từ trong 15 – 20 năm tới.
Điều chỉnh là cấp thiết
Theo ông Nguyễn Văn Thanh, chuyên gia giao thông, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam, Luật GTĐB đang được lấy ý kiến các nhà khoa học, các địa phương sửa đổi theo hướng tách thành 2 luật mới là Luật Đường bộ do Bộ GTVT soạn thảo và Luật Bảo đảm trật tự ATGT đường bộ do Bộ Công an soạn thảo. Như vậy, để thực hiện một quy định thì người tham gia giao thông phải tham khảo cả hai luật. Việc tách luật có thể phá vỡ sự đồng bộ về pháp luật GTVT, chưa phù hợp thông lệ quốc tế. Vấn đề này cần tiếp tục tham khảo ý kiến của các cơ quan liên quan trước khi thống nhất trình Quốc hội.
Các chuyên gia giao thông đều có chung nhận định, sau hơn 13 năm áp dụng, Luật GTĐB năm 2008 cần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các quy định trong từng lĩnh vực cụ thể để xây dựng thói quen, ý thức tự giác và hình thành văn hóa giao thông hiện đại, mang tính ổn định lâu dài, khắc phục được những tồn tại, yếu kém hiện nay.
Nghị quyết 13/NQ-CP ngày 3/1/2022 của Chính phủ về phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 1/2022 nêu rõ về thẩm quyền quản lý đào tạo sát hạch, cấp giấy phép lái xe, cần tiếp tục tổng kết, phân tích, đánh giá tác động đầy đủ, khách quan, toàn diện, kỹ lưỡng quá trình thực hiện trong thời gian qua. Thuyết minh giải trình về đề xuất của Bộ GTVT hoặc Bộ Công an quản lý cần thật sự thuyết phục, có đầy đủ cơ sở vững chắc. Nghiên cứu cơ chế phối hợp theo hướng để Bộ Công an tham gia giám sát công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, bảo đảm có sự phối hợp, kiểm soát quyền lực chặt chẽ, như vậy sẽ dễ thuyết phục hơn.
Còn theo Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, Bộ Công an và Bộ GTVT đã thống nhất xây dựng Luật Đường bộ và Luật Trật tự ATGT đường bộ để báo cáo với Chính phủ trình Quốc hội. Thực tế cho thấy, cần thiết phải có Luật Trật tự ATGT đường bộ, trong đó nêu rõ cơ quan nào chịu trách nhiệm, cơ quan nào phối hợp. Chính phủ yêu cầu trình 2 Luật song hành nhau để nêu rõ chức năng, nhiệm vụ của các cấp, ngành.
Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông trên cầu Trà Bồng (Quảng Ngãi)
Người dân địa phương phản ánh, không chỉ mặt cầu bị phủ dăm gỗ, đá dăm mà mỗi khi đi xe máy, xe đạp qua cầu là họ cảm thấy rất bất an bởi xe tải chạy ẩu, thậm chí còn tạt đầu, ép các xe khác cùng chiều để "đua" chuyến.
Dăm gỗ, đá dăm phủ lớp dày trên mặt cầu Trà Bồng. Ảnh: Lê Ngọc Phước/TTXVN
Tại khu vực cầu Trà Bồng, xã Bình Đông, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), mỗi ngày có hàng trăm lượt phương tiện lưu thông qua lại.
Đáng chú ý, nhiều tài xế xe tải chở nguyên vật liệu phục vụ cho các dự án lớn trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất, chở dăm gỗ tập kết về các cảng... không chấp hành các quy định về an toàn giao thông đường bộ, không phủ mui, bạt để che đậy, làm rơi vãi lượng lớn ra lòng cầu, trở thành "chướng ngại vật" đối với người đi đường và tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cao.
Theo ghi nhận thực tế, đá, cát và dăm gỗ vương vãi dài cả hàng trăm mét; có vị trí dày tới 2-3 cm, phủ rộng hơn 1m (từ lối đi bộ hai bên ra giữa lòng cầu). Người dân địa phương phản ánh, mỗi khi đi xe máy, xe đạp qua cầu là họ cảm thấy rất bất an bởi xe tải chạy ẩu, thậm chí còn tạt đầu, ép các xe khác cùng chiều để "đua" chuyến.
Anh L.V. P, trú thành phố Quảng Ngãi bức xúc nói: "Tôi thường hay đi công tác ở địa bàn này. Hễ qua cầu Trà Bồng là tôi như "thót tim" bởi tận mất chứng kiến những "hung thần" xa lộ chạy bạt mạng. Nếu không chú ý quan sát rất dễ mất tay lái, té ngã, nguy hiểm đến tính mạng".
Dăm gỗ, đá dăm phủ lớp dày trên mặt cầu Trà Bồng. Ảnh: Lê Ngọc Phước/TTXVN
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Cảm, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Đông cho biết, xã sẽ phân công người xuống kiểm tra thực tế, đồng thời sớm có văn bản gửi Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi để xử lý.
Ông Đàm Minh Lễ, Phó trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi thông tin, Ban quản lý sẽ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc khẩn trương huy động nhân lực, phương tiện chuyên dụng tới hiện trường thu gom, quét dọn sạch sẽ lượng đá dăm, cát, dăm gỗ rơi vãi, tạo lòng cầu thông thoáng cho người dân đi lại thuận tiện, đảm bảo an toàn.
Được biết, Công an tỉnh Quảng Ngãi cũng vừa lập nhiều tổ công tác (Cảnh sát giao thông, Cảnh sát hình sự, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát trật tự) tăng cường tuần tra, kiểm soát 24/24 giờ trên các tuyến giao thông trọng điểm thuộc địa bàn huyện Bình Sơn và Khu kinh tế Dung Quất; xử phạt nhiều phương tiện chở quá tải trọng, vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
Nhức mắt xe máy 'hết đát' kéo xe thùng tự chế gây mất an toàn giao thông trên phố Tình trạng xe máy kéo theo xe thùng tự chế chở hàng hóa cồng kềnh, nguy hiểm, lao vun vút trên các tuyến phố Thủ đô Hà Nội đang có chiều hướng gia tăng. Đáng nói là những chiếc xe máy này đều đã cũ nát, được chủ xe, lái xe cải tiến, tân trang, cố tình sử dụng, tiềm ẩn nguy cơ...