Kính viễn vọng không gian James Webb tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất
Kính viễn vọng không gian James Webb của Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ NASA tìm kiếm các nền văn minh ngoài hành tinh dựa trên ô nhiễm không khí phát ra từ hành tinh đó.
Kính viễn vọng không gian James Webb của Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ NASA đã tới đích đến cuối cùng sau gần một tháng kể từ khi được phóng vào vũ trụ, cách Trái đất khoảng 1,5 triệu km.
Kính viễn vọng không gian James Webb tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất
NASA cho biết đây là cột mốc quan trọng trong sứ mệnh nghiên cứu lịch sử, tiến gần hơn một bước nữa để khám phá những bí ẩn của vũ trụ.
Đây là kính thiên văn mạnh nhất từng được phóng lên không gian, quay ngược thời gian trở lại thời kỳ sơ khai của vũ trụ, đồng thời tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất.
Kính thiên văn trị giá 10 tỉ USD tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh dựa trên ô nhiễm không khí phát ra từ hành tinh đó.
Video đang HOT
Nghiên cứu của Viện Khoa học Không gian Blue Marble ở Seattle, Mỹ cho biết nếu Kính viễn vọng Không gian James Webb phát hiện ra chất chlorofluorocarbon (CFC) từ một hành tinh nào đó, thì chứng tỏ hành tinh đó có tồn tại sự sống.
Điều này tương tự như những gì xuất hiện trên Trái Đất, CFC phát sinh dưới dạng chất làm lạnh và làm sạch.
CFC là chất từng được sử dụng nhiều trong ngành sản xuất tủ lạnh và bọt cách nhiệt. Đây cũng là một trong những thủ phạm gây ra lỗ hổng khổng lồ trong tầng ozon của Trái Đất vào những năm 1980.
Các nhà nghiên cứu mô tả CFC là tác nhân gây hiệu ứng nhà kính mạnh với thời gian tồn tại trong khí quyển rất lâu, chắc chắn là kết quả của một nền văn minh có khả năng công nghiệp hóa nhanh chóng.
Để phát hiện ra dấu hiệu hóa học, kính thiên văn sẽ tìm kiếm các sao lùn đỏ sống lâu, mờ và hay được gọi là các sao lớp M. Ví dụ như TRAPPIST-1, một ngôi sao lùn đỏ cách Trái Đất 40 năm ánh sáng và có một số hành tinh có kích thước bằng Trái Đất.
Kính viễn vọng không gian James Webb có thể phát hiện ra CFC trên các hành tinh của TRAPPIST-1 vì ngôi sao lùn mờ sẽ không át đi tín hiệu.
Tuy nhiên, vấn đề duy nhất thường gặp ở các ngôi sao lớp M là chúng thường không có lợi cho sự sống vì khi còn trẻ, chúng phát ra các tia sáng mặt trời cực mạnh, bất kỳ sự sống nào trên các hành tinh gần đó dễ tử vong. Sau giai đoạn không ổn định, chúng phát triển chậm, bình tĩnh hơn và khả năng xuất hiện sự sống.
Phát hiện bất ngờ manh mối về sự sống ngoài Trái Đất trên sao Kim
Các dạng sống ngoài hành tinh 'không giống bất cứ thứ gì từng thấy' có thể đang sống trong các đám mây của sao Kim.
Manh mối về sự sống ngoài Trái Đất trong túi đám mây sao Kim
Một nghiên cứu của Đại học Cardiff, MIT và Đại học Cambridge cho thấy các dạng sống ngoài hành tinh 'không giống bất cứ thứ gì từng thấy trước đây' đang hoạt động trong túi đám mây trên Sao Kim.
Với bầu khí quyển dày đặc carbon dioxide và nhiệt độ rất cao, đủ nóng để kim loại chì tan chảy, thật khó có nơi nào khác khắc nghiệt hơn hành tinh láng giềng gần nhất của Trái Đất..
Nhưng giờ đây các nhà khoa học cho rằng hành tinh này sẽ trở nên 'dễ sinh sống hơn' sau khi họ xác định được mô hình hoá học mà nhờ đó có thể trung hòa môi trường axit của sao Kim.
Trong gần 50 năm, các chuyên gia đã bối rối khi phát hiện ra amoniac trong các đám mây. Loại khí không màu tạo thanh từ nitơ và hydro, phát hiện trong bầu khí quyển của sao Kim vào những năm 1970.
Amoniac không được tạo ra thông qua bất kỳ quá trình hóa học nào trên hành tinh này. Các nhà khoa học đã nghiên cứu mô hình hoá một loạt các quá trình hoá học để chỉ ra rằng khí sẽ tạo ra một chuỗi các phản ứng làm trung hoà các giọt axit sulfuric xung quanh.
Nếu được như vậy, độ axit của các đám mây sẽ giảm từ âm 11 xuống 0, là mức mà sự sống có thể tồn tại được.
Theo các nhà nghiên cứu, lời giải thích hợp lý nhất về nguồn gốc của amoniac sinh ra là do sét hoặc núi lửa trên sao Kim phun trào.
Sara Seager, đồng tác giả nghiên cứu từ MIT cho biết: "Trước đây mọi người tin rằng không có sự sống tồn tại trên sao Kim. Nhưng chúng tôi thấy rằng có thể một số sự sống đang ở đó, sửa đổi môi trường để sống được".
Nếu đúng, các dạng sống có khả năng là những vi khuẩn tương tự như vi khuẩn từng tìm thấy trên Trái Đất.
Các nhà nghiên cứu cho biết giả thuyết của họ sớm được thử nghiệm với các sứ mệnh tìm kiếm sự sống trên sao Kim dự kiến vào năm 2023. Cơ quan hàng không vũ trụ NASA coi sao Kim như một ứng cử viên sáng giá cho cuộc săn tìm sự sống.
Sao Kim, hành tinh thứ hai tính từ mặt trời, là một thế giới đá có kích thước và khối lượng tương đương với Trái Đất. Tuy nhiên, bầu khí quyển của nó hoàn toàn khác với 96% là carbon dioxide và có nhiệt độ bề mặt là 464 độ C và áp suất gấp 92 lần so với trên Trái Đất.
Trong khi đó, bằng việc sử dụng dữ liệu từ tàu quỹ đạo Venus Express của Cơ quan Vũ trụ châu Âu ESA và tàu Magellan của NASA, các nhà nghiên cứu phát hiện thêm bằng chứng cho thấy các tín hiệu "không thể giải thích được" ở Idunn Mons là dấu hiệu của hoạt động nứi lửa.
Venus Express ghi được các hành ảnh y hệt dòng dung nham khắp Idunn Mons, Magellan chụp được hình ảnh rõ ràng về miệng núi lửa Sandel.
Phát hiện dấu hiệu nước ở thiên hà xa nhất từ trước đến nay Các nhà khoa học tìm thấy dấu hiệu nước ở thiên hà cách Trái Đất khoảng 12,8 tỷ năm ánh sáng, đây là nơi xa nhất từ trước đến nay phát hiện thấy nước. Hệ thống ALMA gồm 66 kính viễn vọng đặt ở Chile Những phát hiện về nước luôn gây chú ý vì dấu hiện mở ra con đường tìm kiếm...