Kính viễn vọng của NASA giúp phát hiện hành tinh với đại dương ‘nước sôi’
Các nhà thiên văn học đã quan sát thấy một hành tinh xa xôi, dường như bị bao phủ hoàn toàn bởi đại dương nhiệt độ cao.
Qua kính viễn vọng không gian James Webb (JWST) của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), các nhà thiên văn học đã nhận thấy hơi nước và các dấu hiệu hóa học của khí methane và carbon dioxide trong bầu khí quyển của hành tinh có tên TOI-270 d. Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Cambridge (Anh), hỗn hợp hóa học này phù hợp với một thế giới nơi đại dương bao trùm toàn bộ bề mặt và bầu không khí giàu hydro.
Tờ Guardian (Anh) đưa tin TOI-270 d có bán kính gấp đôi Trái Đất và cách chúng ta khoảng 70 năm ánh sáng. Giáo sư Nikku Madhusudhan, người tham gia nghiên cứu, cho biết đại dương của hành tinh này có thể đạt tới 100 độ C hoặc hơn.
Ở áp suất khí quyển cao, đại dương nóng ở mức nhiệt này vẫn có thể ở dạng lỏng, nhưng không rõ liệu có thể sinh sống được hay không. Ông Madhusudhan cho biết có một cách giải thích rằng đây là thế giới “hycean” với đại dương dưới bầu khí quyển giàu hydro.
Video đang HOT
TOI-270 d là một hành tinh bị khóa thủy triều, không có ngày hay đêm, chỉ có bóng tối đóng băng ở một bên và ánh sáng Mặt Trời liên tục nóng rực ở bên kia, tạo tương phản nhiệt độ cực độ.
“Biển sẽ cực kỳ nóng vào phía có ánh sáng Mặt Trời. Phía ban đêm vĩnh cửu lại có thể sở hữu những điều kiện sinh sống được”, ông Madhusudhan nói.
Nhưng hành tinh này có một bầu không khí ngột ngạt, với áp suất gấp hàng chục hoặc hàng trăm lần trên bề mặt Trái Đất và hơi nước bốc lên từ đại dương. Đại dương của TOI-270 d có thể đạt độ sâu từ hàng chục đến hàng trăm km, với đáy biển băng có áp suất cao và bên dưới là lõi đá.
Cách giải thích này được ủng hộ trong một bài báo đăng trên tạp chí Astronomy and Astrophysical Letters.
Tuy nhiên, giáo sư Bjrn Benneke, thuộc Đại học Montreal (Canada) đã quan sát bổ sung về TOI-270 d. Ông cho rằng hành tinh này quá nóng đối với nước ở dạng lỏng và thay vào đó sẽ có bề mặt đá, bao phủ bởi không khí dày đặc gồm hydro và hơi nước.
Tuy có nhận định khác biệt nhưng cả nhóm nghiên cứu tại Anh và Canada đều phát hiện thấy carbon disulphide, chất có liên quan đến các quá trình sinh học trên Trái Đất, ở TOI-270 d.
NASA và SpaceX đưa phi hành đoàn Crew-8 lên trạm vũ trụ ISS
Trưa 4/3 (theo giờ Việt Nam), tàu vũ trụ Endeavour của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã rời bãi phóng tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Cape Canaveral, thuộc bang Florida (Mỹ), chở 4 phi hành gia lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) theo chương trình Crew Dragon.
Tàu Endeavour được phóng lên quỹ đạo nhờ tên lửa Falcon-9 của công ty khai phá không gian SpaceX.
Tên lửa Falcon-9 mang theo tàu vũ trụ Endeavour chở phi hành đoàn Crew-8 rời bệ phóng tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở bang Florida, Mỹ ngày 4/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Từ năm 2020, SpaceX đã cung cấp dịch vụ đưa phi hành gia lên ISS theo Chương trình phi hành đoàn thương mại của NASA. Các phi hành gia lên ISS trong sứ mệnh Crew-8 lần này là 3 nhà du hành người Mỹ Matthew Dominick (chỉ huy tàu), Jeanette Epps và Michael Barratt - chuyên gia về y học hàng không vũ trụ, cùng nhà du hành người Nga Alexander Grebenkin.
Dự kiến, phi hành đoàn sẽ cập bến ISS sau 16 giờ bay. Trong thời gian 6 tháng làm việc trên ISS, phi hành đoàn Crew-8 sẽ thực hiện khoảng 250 thí nghiệm trong môi trường vi trọng lực của quỹ đạo, trong đó có sử dụng tế bào gốc để tạo ra các cụm tế bào (có thể phát triển và sinh trưởng trong môi trường nuôi cấy 3D) nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu các bệnh thoái hóa, tận dụng môi trường vi trọng lực để tế bào phát triển 3 chiều.
Các phi hành gia được đưa lên trạm vũ trụ ISS bằng tàu vũ trụ Endeavour tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở bang Florida, Mỹ ngày 4/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Các thành viên của Crew-8 sẽ hội ngộ các nhà du hành đang có mặt trên ISS, gồm 3 nhà du hành người Nga và 4 nhà du hành thuộc sứ mệnh Crew-7.
Sau khoảng 1 tuần bàn giao công việc, các thành viên của Crew-7 (gồm 2 người thuộc NASA, một người Đan Mạch và một người Nhật Bản) sẽ trở về Trái Đất trên tàu Dragon.
ISS được thiết kế để thực hiện các thí nghiệm về môi trường không gian và vi trọng lực xung quanh Trái Đất ở độ cao trung bình 400 km. Có chiều dài bằng một sân bóng đá, ISS là vật thể lớn nhất do con người tạo ra trong không gian. ISS chỉ cần khoảng 93 phút để quay một vòng quanh Trái Đất, hoàn thành 15,5 vòng quay theo quỹ đạo mỗi ngày.
NASA bình luận khả năng quân sự hóa không gian Lãnh đạo NASA hy vọng tiếp tục hợp tác với Nga trong không gian thay vì mang vào không gian yếu tố vũ khí hạt nhân. Giám đốc NASA hy vọng hợp tác với Nga trong lĩnh vực không gian. Trong cuộc phỏng vấn mới đây với CNN, Giám đốc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) Bill Nelson đã bình luận...