Kinh tế xanh sẽ là tiền đề để phát triển bền vững
Phát triển kinh tế xanh để đạt được tăng trưởng xanh, đã trở thành xu hướng tất yếu của kinh tế thế giới hiện đại.
Việt Nam đang tiếp tục đà đổi mới, đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, đề cao chất lượng và hiệu quả, đồng thời nỗ lực hết sức mình để phục hồi hậu Covid-19.
Kinh tế xanh, xu thế tất yếu
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 được Chính phủ ban hành thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong thực hiện phát triển bền vững, thông qua các hành động thiết thực, cụ thể. Tại hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu năm 2021 (COP26), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu cam kết của Việt Nam trong việc “sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ hơn nữa bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng “0″ vào năm 2050″.
Qua đó, Việt Nam có thể thu hút được nguồn tài chính xanh từ gói tài chính được cam kết từ các quốc gia với 100 tỉ USD mỗi năm cho phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và năng lượng tái tạo. Đồng thời, Việt Nam chủ trương kết hợp hài hòa, chặt chẽ giữa phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường, thực hiện có trách nhiệm các cam kết quốc tế về tăng trưởng xanh, bền vững.
Cuộc sống ngập tràn hơi thở thiên nhiên tại Aqua City
Trong Diễn đàn Doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam (VCSF) 2021 với chủ đề “Hướng tới thập kỷ phát triển bền vững tốt đẹp hơn: Không để ai bị bỏ lại phía sau” cũng đã thảo luận những những nội dung trọng điểm liên quan quan đến sự phát triển bền vững của Doanh nghiệp gắn với kinh tế tuần hoàn. Từ đó cho thấy, để vừa phát triển kinh tế nhưng vẫn bảo vệ được môi trường, xu thế thế giới đã chuyển sang tiếp cận giải pháp mô hình kinh tế tuần hoàn thay thế cho mô hình kinh tế tuyến tính truyền thống; hướng tới phát triển sản xuất và tiêu dùng bền vững, tái tạo tài nguyên theo chu trình khép kín, nhằm giảm thiểu tối đa phát thải ra môi trường, mang lại giá trị kinh tế – xã hội.
Nhận thức rõ vấn đề này, cộng đồng doanh nghiệp xác định là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ môi trường. Việc thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, đảm bảo phát triển bền vững.
Là một trong những doanh nghiệp nằm trong Top 10 doanh nghiệp phát triển bền vững của Việt Nam, Tập đoàn Novaland đã và đang triển khai định hướng tập trung phát triển bền vững hướng đến kinh tế xanh, áp dụng hiệu quả các chính sách của Chính phủ gắn với tăng trưởng xanh.
Tập đoàn Novaland là một trong số ít các doanh nghiệp bất động sản đi đầu trong việc áp dụng hệ thống công trình Xanh EDGE của tổ chức IFC – World Bank trong thiết kế và thi công dự án. Nguồn nguyên liệu sử dụng được đội ngũ nghiên cứu và phát triển lựa chọn những sản phẩm thân thiện môi trường, mang đến giá trị bền vững và sức khỏe cho cộng đồng dân cư không chỉ tại các công trình của Novaland, mà các cộng đồng lân cận.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Novaland còn ứng dụng giải pháp công nghệ hiện đại vào vận hành như sử dụng năng lượng xanh, phân loại rác thải tại nguồn, nỗ lực phát triển đô thị sinh thái thông minh bền vững. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ đã làm gia tăng khối lượng và chủng loại chất thải rắn sinh hoạt. Những khó khăn trong việc phân loại, thu gom, vận chuyển và quản lý chất thải đang tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái và các hoạt động kinh tế – xã hội.
Trước thực trạng đó, dự án “Phân loại Rác thải Tái chế tại các Chung cư do Tập đoàn Novaland phát triển” được xây dựng dựa trên Thỏa thuận Hợp tác được ký kết giữa Tập đoàn Novaland và Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO VN), sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân về việc thực hiện lối sống xanh, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Vì một Việt Nam xanh
Trong hơn 2 thập kỷ qua, Việt Nam phải chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, suy thoái đất canh tác, bão lũ và một trong những nguyên nhân căn bản đó đến từ thực trạng tỉ lệ rừng suy giảm.
Trong bối cảnh đó, Tết trồng cây – một truyền thống đẹp lại được “khởi động” bằng sáng kiến trồng một tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ, đã đề ra mục tiêu trồng mới 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025, riêng năm 2021, chỉ tiêu trồng cây xanh cao hơn 1,5 lần và từ năm 2022 đến 2025 cao gấp 2 lần so với kết quả thực hiện năm 2020.
Novaland tiên phong trồng cây phủ xanh Việt Nam
Để tham vọng phủ xanh tại các địa phương sớm thành công, phong trào “Tết trồng cây” được các địa phương, doanh nghiệp đồng loạt hưởng ứng, xây dựng kế hoạch hành động cụ thể về trồng rừng, bảo vệ rừng và trồng cây phân tán để bảo vệ thiên nhiên, môi trường sinh thái.
Theo GS.TSKH Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý môi trường (Trường đại học Công nghiệp TP.HCM), nhận xét có khá nhiều địa phương triển khai chương trình trồng cây với số lượng lớn trong thời gian qua, nhận được sự đóng góp đáng quý từ các doanh nghiệp góp phần hiện thực hóa mục tiêu trồng 1 tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, ông đặc biệt chú ý đến chương trình Green Up của Tập đoàn Novaland tài trợ trồng đến 50 triệu cây xanh tại Lâm Đồng, 10 triệu cây xanh tại các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Thuận…
Được biết, chương trình “Green Up Việt Nam – Triệu cây xanh cho cuộc sống bừng sáng” mà Tập đoàn Novaland khởi xướng với sự chung tay của đối tác, khách hàng, nhân viên đã và đang triển khai tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Hàng loạt hoạt động được tổ chức thành công như: cùng các tỉnh ĐBSCL chống xâm nhập mặn và hạn hán; chương trình nước sạch học đường; trao tặng giếng nước sạch, xây dựng đường nông thôn…
Có thể nói, đối với các tỉnh thành ngoài lợi ích hữu hình là những mảng xanh được hình thành mà ý nghĩa lớn nhất mà chương trình mang lại chính là sự lan tỏa tình yêu thiên nhiên và hình thành ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường của cộng đồng. Theo đánh giá của nhiều nhà khoa học, đề án 1 tỷ cây xanh chính là một trong những tiền đề quan trọng để Việt Nam hướng đến phát triển bền vững, mang lại lợi ích môi trường và kinh tế.
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh
Chiến lược đặt ra mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP; phấn đấu đến năm 2030, cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP giảm ít nhất 15% so với năm 2014.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 1658/QĐ-TTg phê duyệt "Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050" với mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP; xanh hóa các ngành kinh tế...
Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa carbon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.
*Xanh hóa nền kinh tế
Hộ nông dân Nguyễn Thị Mai Khương ở khóm Tây Khánh 6, phường Mỹ Hòa, TP Long Xuyên được tập huấn kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng cho hiệu quả cao, mỗi năm thu hoạch khoảng 12 tấn quả, thu lãi 200 triệu đồng/năm. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Chiến lược đặt ra mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP; phấn đấu đến năm 2030, cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP giảm ít nhất 15% so với năm 2014; đến năm 2050, cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP giảm ít nhất 30% so với năm 2014.
Chiến lược đặt ra mục tiêu chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số, phát triển kết cấu hạ tầng bền vững để nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát huy lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Mục tiêu chủ yếu là đến năm 2030, tiêu hao năng lượng sơ cấp trên GDP bình quân giai đoạn 2021-2030 giảm từ 1,0-1,5%/năm; tỷ trọng năng lượng tái tạo trên tổng cung cấp năng lượng sơ cấp đạt 15-20%; kinh tế số đạt 30% GDP; tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42%; ít nhất 30% tổng diện tích cây trồng cạn có tưới được áp dụng phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.
*Xây dựng lối sống xanh
Chiến lược đặt mục tiêu xây dựng lối sống xanh kết hợp với nếp sống đẹp truyền thống để tạo nên đời sống chất lượng cao hòa hợp với thiên nhiên. Thực hiện đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới bảo đảm các mục tiêu tăng trưởng xanh, bền vững; tạo lập văn hóa tiêu dùng bền vững trong bối cảnh hội nhập với thế giới.
Mục tiêu chủ yếu đến năm 2030, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định đạt 95%; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp so với lượng chất thải được thu gom chiếm 10%;
Tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom và xử lý bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định lần lượt đạt trên 50% đối với đô thị loại II trở lên và 20% đối với các loại đô thị còn lại; tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng tại các đô thị đặc biệt, đô thị loại I lần lượt đạt ít nhất 20% và 5%;
Tỷ lệ xe buýt sử dụng năng lượng sạch tại các đô thị đặc biệt đạt ít nhất 15% so với tổng số xe buýt đang hoạt động và tại đô thị loại I đạt 10% số lượng xe buýt mới; tỷ lệ mua sắm công xanh trong tổng mua sắm công đạt ít nhất 35%; ít nhất 10 đô thị phê duyệt và thực hiện Đề án tổng thể về phát triển đô thị tăng trưởng xanh theo hướng đô thị thông minh bền vững.
Chiến lược cũng đặt mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống và khả năng chống chịu của người dân với biến đổi khí hậu, bảo đảm bình đẳng về điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển, không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển đổi xanh.
Mục tiêu chủ yếu đến năm 2030, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt trên 0,75; 100% các tỉnh, thành phố xây dựng và triển khai Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh; tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch, đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế đạt ít nhất 70%.
*Định hướng chiến lược
Định hướng chung của Chiến lược là tập trung nỗ lực cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, giảm cường độ phát thải khí nhà kính thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số, phát triển kết cấu hạ tầng xanh, bền vững, xây dựng lối sống xanh, bảo đảm quá trình chuyển đổi xanh theo nguyên tắc, bình đẳng, bao trùm, nâng cao năng lực chống chịu trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế.
Về định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực chủ yếu, Chiến lược định hướng nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm mức tiêu hao năng lượng trong hoạt động sản xuất, vận tải, thương mại và công nghiệp; đẩy mạnh khai thác có hiệu quả và tăng tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng của quốc gia.
Phát triển nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch, hữu cơ bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp thông qua việc điều chỉnh, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và áp dụng các quy trình, công nghệ sử dụng tiết kiệm, hiệu quả giống, thức ăn, vật tư nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên...
Chiến lược từng bước hạn chế các ngành kinh tế phát sinh chất thải lớn, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, tạo điều kiện phát triển các ngành sản xuất xanh mới. Thúc đẩy các ngành kinh tế xanh phát triển nhanh để tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, làm giàu thêm nguồn vốn tự nhiên;
Thúc đẩy đô thị hóa theo hướng đô thị thông minh, bền vững, có năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu, đảm bảo hiệu quả kinh tế-sinh thái, thuận lợi cho phát triển giao thông công cộng, tăng tính hấp dẫn, cạnh tranh và thân thiện môi trường, tiết kiệm thời gian đi lại.../.
Ông Lê Đăng Dũng: "Viettel tự chủ trong nghiên cứu sản xuất thiết bị hạ tầng viễn thông" Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Công nghệ số phiên chiều 11/12, ông Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel nhận định hạ tầng viễn thông công nghệ số đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi số quốc gia. Bài tham luận của ông Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel, có tựa đề:...