Kinh tế vườn thời 4.0: Thành công khi có kiến thức
Giữa “cơn bão” công nghệ 4.0 len lỏi vào mọi ngóc ngách của nền kinh tế, liệu kinh tế vườn có đứng ngoài “cuộc chơi”, hoặc có bị thay thế bởi các loại hình tiên tiến, mang giá trị to lớn hơn? Phóng viên NTNN đã trao đổi với GS – TS Ngô Thế Dân – Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam.
Trong bối cảnh đất sản xuất càng ngày càng thu hẹp, người ta mới thấy rõ hơn giá trị của kinh tế vườn, những giá trị đó cụ thể là gì, thưa ông?
Trong những năm gần đây, kinh tế vườn đã chiếm một vị trí quan trọng và mang lại hiệu quả rất lớn đối với người nông dân, nếu so với trồng lúa, trồng hoa màu, chăn nuôi… thì kinh tế vườn vượt trội về mặt kỹ thuật sản xuất và hiệu quả kinh tế, sản xuất gắn với công nghệ hiện đại; có thị trường rộng lớn; đã và đang giữ vai trò quan trọng trong việc sử dụng hiệu quả đất đai, lao động và tài nguyên sẵn có…
Trừ những trường hợp nông dân có nhiều đất, tổ chức kinh doanh bằng nghề làm vườn, thì nhìn chung đại đa số nông dân ta mỗi hộ đều có từ 500-1.500m2 quanh nhà. Chỉ với chừng đó diện tích, nhiều nơi người ta đã có thu hoạch chiếm 40-50% tổng số thu hoạch hàng năm của hộ, chưa kể sản phẩm thu hoạch được không chỉ sử dụng cho bữa ăn hàng ngày mà còn có thể đem bán, thậm chí rất nhiều người làm giàu từ kinh tế vườn.
- Đúng như ông nói, giá trị từ kinh tế vườn là điều không thể bàn cãi, nhưng làm thế nào để có được giá trị kinh tế lớn từ diện tích nhỏ?
Tôi đã đi thăm rất nhiều mô hình làm vườn và gặp không ít những mô hình mang lại nguồn lợi kinh tế cao dù diện tích không hề lớn. Thậm chí ở những nơi điều kiện tự nhiên được đánh giá là khắc nghiệt như miền Trung thu nhập từ kinh tế VAC chiếm 50 – 60% thu nhập trong năm của hộ gia đình. Đơn cử như ở Quảng Bình, gia đình ông Nguyễn Văn Lễ đã đào ao, lập vườn trên vùng đất cát trắng phát triển nuôi cá, nuôi kỳ nhông, nuôi vịt và trồng chanh không hạt cho thu nhập trên 600 triệu đồng/năm.
Nhiều vùng đất đồi gò trước đây là cây bụi hoặc đất trống đồi trọc, nông dân cũng áp dụng mô hình làm VAC, phát triển chăn nuôi lấy phân cải tạo đất, trồng bưởi, trồng cam quýt cho thu nhập từ 400 – 500 triệu đồng/ha/năm. Nhiều chủ trang trại có thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm, trước đây là hộ làm VAC để thoát nghèo. Với sự phát triển của công nghệ 4.0, kinh tế vườn càng có cơ hội để khẳng định được vị trí của mình, đặc biệt trong việc mang lại nguồn lợi kinh tế lớn. Đầu tư nhà lưới, nhà kính để làm nông nghiệp công nghệ cao… chính là minh chứng cho việc hoàn toàn có thể thâm canh, tăng năng suất, mang lại giá trị kinh tế từ một diện tích nhỏ hẹp.
- Ở tầm cao hơn, cần có những giải pháp gì để kinh tế vườn phát triển nhanh, mạnh hơn nữa?
Muốn phát triển kinh tế vườn phải đặt trong tổng thể cả hệ sinh thái VAC thì mới phát triển bền vững. Phải chủ
động giải quyết được nguồn phân bón, nguồn nước tưới tại chỗ. Phát triển VAC ở quy mô hộ, quy mô trang trại theo hướng nông nghiệp hữu cơ thâm canh tiến đến chuyên canh một số loại cây chủ lực và tạo ra sản phẩm chất lượng cao và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Phát triển đa dạng các loại hình vườn như vườn chậu, vườn trồng trên giá thể, vườn giàn trên cao (sân thượng) để tự cấp rau sạch cho gia đình, mặc dù diện tích trần chỉ khoảng 100m2. Ngoài ra còn có thể phát triển các loại hình vườn sinh thái kết hợp với du lịch.
Bên cạnh đó, không thể thiếu việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật cần thiết để đạt năng suất cao, chất lượng tốt bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Lập câu lạc bộ hoặc Hợp tác xã VAC theo Luật HTX mới, HTX chỉ lo 3 khâuchính: Thống nhất quy trình, tiêu chuẩn chất lượng; Kiểm tra chất lượng thu gom; Tiêu thụ hết sản phẩm cho các hộ gia đình. Những người làm kinh tế vườn cũng cần có kiến thức công nghệ thông tin, biết truy cập internet để quảng bá sản phẩm, tìm thị trường, nắm bắt thông tin kỹ thuật mới và có khả năng tổ chức du lịch sinh thái ngay trên vườn nhà mình.
Xin cảm ơn ông!
Video đang HOT
Theo Danviet
Bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thuỷ sản khô
Thuỷ sản khô (cá khô, mực khô, tôm khô ...) là loại thực phẩm được sử dụng phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên nếu quá trình sơ chế, chế biến, bảo quản không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng phụ gia không theo quy định, sản phẩm có nguy cơ gây bệnh cho người tiêu dùng.
1. Nguy cơ về an toàn thực phẩm
Theo kết quả kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm tại một số địa phương cho thấy vẫn còn tình trạng một số tiểu thương/ cơ sở chế biến đã đã sử dụng hóa chất (Trichlofon) trong bảo quản thuỷ sản khô để diệt ruồi, kiến kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm .... Bên cạnh đó, sản phẩm dễ bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh nếu điều kiện sản xuất không bảo đảm ATTP.
Hiện nay, mối nguy đáng quán tâm đối với nhóm sản phẩm này là Trichlofon, vi sinh vật gây bệnh như Salmonella.
- Một số ít cơ sở sản xuất, kinh doanh thuỷ sản thiếu hiểu biết đã sử dụng như một cách để bảo quản sản phẩm với mục đích diệt ruồi, kiến ....
2. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân dẫn đến có Trichlofon trong sản phẩm thuỷ sản khô:
- Một số ít cơ sở sản xuất, kinh doanh thuỷ sản thiếu hiểu biết đã sử dụng như một cách để bảo quản sản phẩm với mục đích diệt ruồi, kiến ....
- Người sản xuất và kinh doanh không biết được đây là chất cấm sử dụng và tác hại của chất này đối với sức khoẻ con người.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến quy định của cơ quan quản lý đến người dân còn chưa đầy đủ.
- Hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý còn hạn chế.
b. Nguyên nhân dẫn đến nhiễm Salmonella trong sản phẩm thuỷ sản khô:
- Một số ít cơ sở sản xuất, kinh doanh thuỷ sản thiếu kiến thức về bảo đảm ATTP trong xử lý, chế biến, bảo quản thuỷ sản khô.
- Điều kiện sản xuất của cơ sở từ khai thác, thu gom, sơ chế, chế biến không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm dẫn đến lây nhiễm vào sản phẩm (từ công nhân, trang thiết bị, dụng cụ chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm).
- Công tác tuyên truyền, phổ biến quy định của cơ quan quản lý đến người dân còn chưa đầy đủ.
- Hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý còn hạn chế.
3. Quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm đối với thuỷ sản khô
- Quyết định 46 /2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của Bộ Y tế quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm (Salmonella: không cho phép trong 25gr).
- Thông tư 10/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục thuốc thú y được phép lưu hành, cấm sử dụng ở Việt Nam (trong đó, Trichlofon nằm trong danh mục hoá chất kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất kinh doanh thuỷ sản)
- Quy định về điều kiện bảo quản trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được quy định trong Luật ATTP (Mục c Khoản 2 Điều 10; Điều 20, Mục a Khoản 2 Điều 27).
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia số QCVN 02 - 17: 2012/BNNPTNT: Cơ sở sản xuất thuỷ sản khô - Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm
- Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất kinh, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
4. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính:
Theo Nghị định số 115/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
Phạt tiền:
Phạt đến 100 triệu đồng hành vi vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu.
Phạt đến 100 triệu đồng hành vi vi phạm quy định về sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
Phạt đến 20 triệu đồng hành vi vi phạm quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm.
Phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động sản xuất.
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
Khắc phục hậu quả
- Buộc tiêu hủy sản phẩm.
- Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm.
Một số khuyến nghị:
a. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thuỷ sản khô
- Tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình khai thác/thu hoạch, sơ chế, chế biến, bảo quản thuỷ sản khô nhằm ngăn ngừa lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh.
- Chỉ sử dụng phụ gia trong danh mục phụ gia được phép sử dụng với tồn dư không vượt mức giới hạn cho phép theo quy định của Bộ Y tế (Thông tư số 02/VBHN-BYT về việc hợp nhất Thông tư hướng dẫn quản lý phụ gia thực phẩm).
- Không sử dụng không sử dụng hoá chất không cấm sử dụng như trichlofon trong sản xuất thuỷ sản khô.
b. Người tiêu dùng: Theo chuyên gia, người tiêu dùng cần chú ý lựa chọn mặt hàng có xuất xứ, thông tin ngày sản xuất, hạn sử dụng và chỉ tiêu chất lượng rõ ràng.
Theo Danviet
SHB tăng lãi suất huy động VND lên 7,8%/năm So với biểu áp dụng trước đó, SHB đã điều chỉnh lãi suất tăng thêm lên tới 0,6%/năm... SHB điều chỉnh lãi suất nhằm chủ động nguồn đáp ứng nhu cầu vay vốn tăng cao vào thời điểm cuối năm. Từ ngày 20/11 đến ngày 30/11/2018, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm VND lên...