Kinh tế vườn – lợi lớn nhưng chưa khai thác tốt
Đó là ý kiến của nhiều đại biểu tại Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp chủ đề “Giải pháp phát triển kinh tế vườn theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) vùng duyên hải miền Trung”, do Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức tại TP.Huế ngày 9.9.
Nhiều mô hình hiệu quả
Tại diễn đàn, nhiều mô hình kinh tế vườn thích ứng với BĐKH cho thu nhập cao tại các tỉnh vùng duyên hải miền Trung được giới thiệu. Nghệ An có mô hình tưới tiết kiệm bằng phun mưa tại gốc và tưới nhỏ giọt cho vườn cam tại huyện Quỳ Hợp, vườn rau tập trung tại huyện Quỳnh Lưu và các vườn ươm giống cây lâm nghiệp tại các huyện Thanh Chương, Tân Kỳ.
So với kỹ thuật tưới truyền thống, việc áp dụng mô hình này giúp tiết kiệm từ 17-50% lượng nước tưới, 7- 40% phân bón; giảm công chăm sóc và vận hành trên 50%, qua đó năng suất cây trồng và thu nhập của người nông dân cao gấp nhiều lần.
Đại biểu dự diễn đàn tham quan mô hình vườn thanh trà tại phường Thủy Biều, TP.Huế. An Sơn.
Tại Hà Tĩnh, cũng có nhiều mô hình kinh tế vườn thích ứng với BĐKH cho hiệu quả cao. Điển hình là mô hình thâm canh cam, chanh ở xóm Thanh Bình (xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang) sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, cho năng suất 80- 90 tạ/ha. Với 50ha cam và chanh, doanh thu bình quân hàng năm của người dân ở đây đạt 300- 400 triệu đồng/ha, lợi nhuận đạt 200-300 triệu đồng/ha. Tại Quảng Trị, các mô hình trồng cam ở vùng đất chết (huyện Hải Lăng), trồng nhãn trên vùng đất khô cằn, sỏi đá (huyện Cam Lộ), trồng thanh long ruột đỏ trên đất thường xuyên có nguy cơ ngập lụt (huyện Triệu Phong) cũng đã đưa lại thu nhập cao cho người nông dân.
Video đang HOT
Còn mang tính tự phát
Theo các đại biểu dự diễn đàn, mặc dù tại các tỉnh đã có nhiều mô hình kinh tế vườn cho hiệu quả kinh tế cao nhưng việc phát triển lĩnh vực này còn nhiều bất cập. Ông Trần Đình Dũng (Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn- Bộ NNPTNT) cho biết, hiện kinh tế vườn ở nước ta còn yếu kém, chưa được tổ chức, quản lý tốt. Ông Dũng nêu những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này: Tiềm năng, lợi thế của kinh tế vườn chưa được nhận thức và phát huy; thiếu liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; chưa thực hiện được quy hoạch phát triển cho từng địa phương kết hợp phát triển trong và ngoài vùng; công nghệ chế biến lạc hậu, chưa gắn với vùng nguyên liệu; nhân lực làm kinh tế vườn chưa được đào tạo…
Nói về giải pháp phát triển kinh tế vườn, GS- TS Ngô Thế Dân (Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam) đưa ra kinh nghiệm ở tỉnh Sơn La. Tại tỉnh này, mỗi địa phương chọn 2- 3 loại cây phù hợp, có hiệu quả, thực hiên ghép cải tạo và cho hiệu quả kinh tế cao. Theo ông Dân, việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong phát triển kinh tế vườn phải được chú trọng để đạt năng suất cao, chất lượng tốt, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Như kinh nghiệm làm vườn mẫu ở Hà Tĩnh có quy hoạch bố trí sắp xếp lại vị trí các khu vườn, ao, chuồng để bảo đảm sản xuất ra các sản phẩm an toàn.
Nhiều đại biểu đề xuất lập câu lạc bộ hoặc hợp tác xã VAC theo Luật Hợp tác xã. Hợp tác xã này lo 3 khâu chính: Thống nhất quy trình, tiêu chuẩn chất lượng; kiểm tra chất lượng; thu gom, tiêu thụ hết sản phẩm cho các hộ gia đình. Tiêu biểu như Hợp tác xã Rau an toàn tự nhiên (xã Đông Sang, Mộc Châu, Sơn La) trồng rau sản xuất theo hợp đồng tiêu thụ với các siêu thị, nhà hàng. Nhiều đại biểu nhấn mạnh, những người làm kinh tế vườn phải có kiến thức công nghệ thông tin: Biết truy cập Internet để quảng bá sản phẩm, tìm thị trường, nắm bắt thông tin kỹ thuật mới và có khả năng tổ chức du lịch sinh thái ngay trên vườn nhà mình.
Ông Trần Văn Khởi- quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết, hiện ở nước ta có nhiều mô hình kinh tế vườn cho thu nhập hàng tỷ đồng. Kinh tế vườn ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp nhưng việc phát triển lĩnh vực này đang có nhiều bất cập. Theo ông Khởi, nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do sự quan tâm của chính quyền và ngành nông nghiệp đối với kinh tế vườn còn hạn chế; thiếu áp dụng khoa học kỹ thuật; ảnh hưởng của BĐKH…
“Diễn đàn này là nơi chia sẻ kiến thức, cập nhật thông tin, giúp nhà nông và các nhà khoa học, nhà quản lý trao đổi để rút kinh nghiệm, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế vườn”- ông Khởi nói.
Theo Danviet
Biến đổi khí hậu đang hủy hoại đại dương, đe dọa an ninh lương thực toàn cầu
Biến đối khí hậu đang tác động tiêu cực đến thế giới đại dương, làm lây lan dịch bệnh giữa các loài động vật và con người, đồng thời đe dọa an ninh lương thực trên toàn thế giới.
Biến đối khí hậu đang tác động tiêu cực đến thế giới đại dương, làm lây lan dịch bệnh giữa các loài động vật và con người, đồng thời đe dọa an ninh lương thực trên toàn thế giới.
Đây là cảnh báo mà 80 nhà khoa học đến từ 12 nước trên thế giới đưa ra trong báo cáo công bố tại Hội nghị Bảo tồn Thế giới của Liên minh quốc tế bảo tồn thiên nhiên (IUCN) diễn ra ngày 5/9 tại Hawaii, Mỹ.
Phát biểu trước 9.000 đại biểu tham dự hội nghị là lãnh đạo các nước, cùng các chuyên gia môi trường trên thế giới, Tổng Giám đốc IUCN, Inger Andersen nhấn mạnh đến tầm quan trọng của thế giới đại dương khi nêu bật vai trò quan trọng của thế giới này khi cung cấp dưỡng khí cho con người và duy trì sự tồn tại của Trái Đất.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh loài người đang hủy hoại môi trường các đại dương.
Theo báo cáo trên, kể từ những năm 70, nước trên bề mặt Trái Đất hấp thu hơn 93% nhiệt lượng tăng cao do tình trạng ấm lên của Trái Đất. Điều này đã giúp làm giảm nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất song lại gây ra sự biến đổi mạnh mẽ đối với hệ sinh thái biển, bao gồm cả những vi trùng, vi khuẩn đến loài cá voi và vùng biển sâu.
Báo cáo công bố bằng chứng cho thấy môi trường sống của các loài sứa biển, chim biển và các loài sinh vật trôi nổi đã dịch chuyển 10 độ vĩ độ hướng đến khu vực mát mẻ hơn. Tốc độ dịch chuyển này trong môi trường biển nhanh gấp 1,5 lần so với những gì con người quan sát trên mặt đất.
Biến đổi khí hậu đang hủy hoại đại dương, đe dọa an ninh lương thực toàn cầu
Theo các nhà khoa học, nhiệt độ ấm lên trong môi trường biển dẫn đến nhiều thay đổi từ sự phân bổ về giới, mật độ tập trung của các loài, tới việc làm sinh sôi nhanh chóng các loại vi khuẩn, vi trùng nguy hiểm đe dọa sự sống của các loài động vật biển, kéo theo đó là những hệ lụy tới sức khỏe con người do tiêu thụ các loại thực phẩm biển nhiễm bệnh.
Lấy dẫn chứng cụ thể nhất về tình trạng giảm sút nghiêm trọng về số lượng các loài hải sản, báo cáo dự báo sản lượng đánh bắt hải sản tại khu vực Đông Nam Á, sẽ giảm còn 10% vào năm 2050 sau khi giảm còn 30% trong khoảng từ 1970-2000.
Với những hậu quả nêu trên, một lần nữa các nhà khoa học kêu gọi cần thúc đẩy các nguồn năng lượng tái sinh, để từ đó hạn chế tình trạng khí thải gây hiệu ứng nhà kính - nguyên nhân khiến Trái Đất nóng lên./.
Theo Vietnam
Nữ nông dân Việt nhận giải thưởng của FAO Cơ quan đại diện FAO Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương sẽ trao tặng giải thưởng cho một nông dân Việt Nam ghi nhận những thành tích xuất sắc đạt được về sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. Nữ nông dân Phạm Thị Huân của tỉnh Long An, Việt Nam và các nông dân...