Kinh tế Việt Nam năm 2020 sẽ sáng hơn
Đó là nhận định chung về triển vọng kinh tế Việt Nam được các chuyên gia đưa ra tại Hội thảo “Cơ hội tăng tốc & bứt phá” do Ban Kinh tế Trung ương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức mới đây.
Kinh tế Việt Nam năm 2020 sẽ sáng hơn và mở ra một thời kỳ mới
Năm 2019, kinh tế Việt Nam tiếp tục đã tăng trưởng tích cực, GDP tăng 7,02%, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6% – 6,8%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa vượt mốc 500 tỷ USD; số doanh nghiệp thành lập mới đạt mức kỷ lục 138,1 nghìn doanh nghiệp, vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 12.5 tỷ đồng, cao nhất trong những năm trở lại đây…
Năm 2020, mặc dù vẫn còn nhiều dự báo về những tiềm ẩn khó khăn, thách thức đối với đất nước. Điển hình như, những bất ổn về chính trị, chiến tranh thương mại, bảo hộ hàng hóa… trên thế giới.
Theo ông Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam: Năm 2019, dường như Việt Nam khá thuận lợi giữa những rủi ro của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung. Tuy nhiên, năm 2020 bên cạnh những thuận lợi thì rủi ro cũng hiệu hữu rõ nét, nếu chúng ta không nắm chắc và có những giải pháp ứng phó trước thì thách thức là rất lớn.
Bên cạnh đó, tình hình trong nước cũng còn những khó khăn tồn tại như: Nguồn thu từ doanh nghiệp là nguồn thu bền vững nhất cho ngân sách nhà nước. Trong khi đó, 60% các doanh nghiệp làm ăn không có lãi trong năm 2019 dẫn đến nguồn thu không đạt dù đã hạ chỉ tiêu. Ngoài ra, 30% GDP của Việt Nam thuộc khu vực hộ kinh tế gia đình, Cùng với 25 điểm chồng chéo về chính sách giữa các luật, các nghị định, các thông tư vẫn chưa được tháo gỡ đang gây áp lực không nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020.
Mặc dù vậy, nhìn về triển vọng năm 2020, hầu hết các chuyên gia đều đánh giá, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục sáng hơn. Ông Trần Du Lịch – Chuyên gia kinh tế, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ nhận định kinh tế Việt Nam năm 2020 sẽ sáng sủa hơn và mở ra một thời kỳ mới.
“Kinh tế Việt Nam thời điểm này so với 5 năm trước đã tốt hơn, những yếu tố từng gây bất ổn kinh tế vĩ mô như ngân hàng từng bị coi là “quả bom nổ chậm” hiện nay đã cực kỳ ổn định”, ông Trần Du Lịch nhấn mạnh.
Đồng thuận với đánh giá trên, ông Vũ Tú Thành – Phó Giám đốc điều hành khu vực, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ – ASEAN cho rằng, từ góc độ thể chế, năm 2020 có cơ sở để hy vọng, mà đây là hy vọng không phải của tôi mà của các doanh nghiệp Mỹ mà tôi có liên quan. Theo dõi động thái Chính phủ trong vài năm qua, cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ có cơ sở tin rằng năm 2020 sẽ nhiều tin vui hơn tin buồn.
Video đang HOT
Dự báo về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2020, ông Nguyễn Tú Anh – Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương nhận định, trong năm 2020, những điểm tắc nghẽn về đầu tư công trong năm 2019 sẽ được giải quyết, qua đó vốn sẽ được giải ngân nhiều hơn. Điều này sẽ là động lực thúc đẩy GDP của Việt Nam tăng cao…
Phân tích để đưa ra nhận định về các lĩnh vực trong nền kinh tế, các chuyên gia đều cho rằng, năm 2020 được coi là năm bản lề của kinh tế – xã hội Việt Nam, mốc thời gian có ý nghĩa lớn với hệ thống ngân hàng, và cũng là năm quan trọng của thị trường chứng khoán.
Năm 2020 là năm quan trọng của thị trường chứng khoán, đánh dấu mốc 2 năm hoạt động theo đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025″ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, yêu cầu quy mô thị trường chứng khoán phải tăng cả về chất và lượng để trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế.
Bên cạnh đó, năm 2020 cũng được xem là mốc thời gian có ý nghĩa lớn đối với ngành Ngân hàng khi hệ thống ngân hàng phải kết thúc giai đoạn tái cơ cấu xử lý nợ xấu; 100% ngân hàng thương mại cổ phần phải hoàn thành thực hiện niêm yết, đăng ký giao dịch chính thức trên thị trường chứng khoán để chuẩn bị vào cuộc đua mới, những mục tiêu xa hơn.
Ngoài ra, thị trường bất động sản Việt Nam đang trở thành một trong những thị trường hấp dẫn nhà đầu tư trong nước và quốc tế thông qua một loạt các thương vụ mua bán và sáp nhập.
Các lĩnh vực đang được coi là mới nổi, thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân như hàng không, du lịch, năng lượng tái tạo và giáo dục, đào tạo thì năm 2020 là năm bước vào giai đoạn mới, cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi những bước đi vững chắc nhưng cũng không kém phần mạo hiểm.
Đồng thuận chung của các chuyên gia, mặc dù Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức tiềm ần, nhưng nền kinh tế vẫn tiếp tục sáng hơn và tăng trưởng khá trong năm 2020.
Q. Sơn
Theo tapchitaichinh.vn
SSI: Trái phiếu doanh nghiệp đáng lo về chất lượng công bố thông tin
Tổng lượng Trái phiếu doanh nghiệp lưu hành đạt gần 670 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 11,3% GDP, tăng mạnh so với tỷ lệ 9,01% GDP năm 2018 nhưng có một số điểm đáng lo.
Báo cáo về thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2019 của Công ty chứng khoán SSI được thực hiện dựa trên tổng số 211 doanh nghiệp chào bán trái phiếu ra công chúng, trong đó có 129 doanh nghiệp chưa niêm yết, nên chất lượng thông tin và trách nhiệm công bố thông tin còn tương đối hạn chế.
Cụ thể, thông tin công bố thường thiếu chi tiết về mục đích sử dụng vốn trái phiếu, tình hình tài chính của doanh nghiệp trước và dự kiến sau phát hành.
Thông tin công bố còn khó tra cứu và chưa đầy đủ, ví dụ nội dung đối tượng mua trái phiếu từ chỗ ghi rõ tên người mua đã rút lại chỉ còn ghi "tổ chức trong nước".
Một số doanh nghiệp đã chia nhỏ các đợt phát hành để chào bán riêng lẻ, nhờ đó không phải thực hiện các nghĩa vụ về công bố thông tin. Ngoài ra, các nhà đầu tư cá nhân ngày một tham gia tích cực hơn vào thị trường nhưng các cơ chế bảo vệ nhóm nhà đầu tư này chưa thực sự hoàn chỉnh.
Tổng số trái phiếu phát hành 2019 là 280.141 tỷ đồng, tương đương 93,2% giá trị chào bán và tăng 25% so với năm 2018. Hầu hết các doanh nghiệp phát hành dưới hình thức riêng lẻ, chỉ có khoảng 6% phát hành ra công chúng bởi các ngân hàng thương mại.
Các NHTM phát hành 115.422 tỷ đồng trái phiếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất (41,2%) trong tổng lượng Trái phiếu doanh nghiệp phát hành 2019. Thị trường trái phiếu nói riêng và thị trường vốn nói chung được định hướng phát triển thành kênh huy động vốn trung dài hạn cho nền kinh tế, thay thế dần cho kênh tín dụng. Tuy nhiên, thực tế các NHTM lại là tổ chức phát hành lớn nhất trong đó gần 70% trái phiếu kỳ hạn ngắn nhưng lại ở lãi suất thấp.
Các doanh nghiệp bất động sản phát hành 106.531 tỷ đồng trái phiếu, đứng thứ 2 với tỷ trọng 38%. Tiếp sau là nhóm các doanh nghiệp năng lượng và khoáng sản (13,2 nghìn tỷ đồng - 4,7%); các định chế tài chính phi ngân hàng mà chủ yếu là các CTCK (10,4 nghìn tỷ đồng - 3,8%); các doanh nghiệp phát triển hạ tầng (7,6 nghìn tỷ đồng - 2,8%); còn lại là các doanh nghiệp khác.
Trong năm 2019, các nhà đầu tư cá nhân, chủ yếu là nhà đầu tư trong nước đã mua 26.492 tỷ đồng Trái phiếu doanh nghiệp trên sơ cấp, tương đương 9,64% tổng lượng phát hành toàn thị trường.
Giá trị đầu tư mà các nhà đầu tư cá nhân tham gia vào thị trường Trái phiếu doanh nghiệp thực tế sẽ lớn hơn do có một số trái phiếu được phát hành riêng lẻ sơ cấp sau đó được phân phối lại cho nhà đầu tư cá nhân trên thị trường thứ cấp.
Mặc dù tham gia ngày một nhiều, nhà đầu tư cá nhân thường bị hạn chế về khả năng tiếp cận thông tin cũng như kinh nghiệm đầu tư. Đây là một rủi ro cho không chỉ người tham gia đầu tư mà cho cả sự ổn định của thị trường.
Nhà đầu tư nước ngoài đã mua tổng cộng 14,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 5,4% tổng lượng trái phiếu phát hành 2019.
Chi phối thị trường vẫn là các nhà đầu tư tổ chức trong nước với tổng lượng mua là 219,2 nghìn tỷ đồng, tương đương gần 80% lượng phát hành. Các ngân hàng thương mại mua 25,5 nghìn tỷ đồng, tập trung vào các trái phiếu bất động sản; các công ty chứng khoán mua 38,6 nghìn tỷ đồng, tập trung vào trái phiếu do ngân hàng phát hành.
Giá trị đầu tư Trái phiếu doanh nghiệp thực tế của các Ngân hàng thương mại và công ty chứng khoán có thể lớn hơn do thông tin bên mua của những đợt phát hành riêng lẻ càng về cuối năm càng trở nên chung chung, chỉ còn ghi "tổ chức trong nước". Đối tượng "tổ chức trong nước" này đã mua tới 56% lượng Trái phiếu doanh nghiệp phát hành, tức trên 150 nghìn tỷ
Tính bình quân gia quyền theo giá trị phát hành năm 2019, lãi suất trái phiếu trung bình toàn thị trường là 8,8%/năm và kỳ hạn trái phiếu bình quân là 4,04%/năm. Lãi suất và kỳ hạn đều tăng nhẹ trong quý cuối năm phần nhiều do các NHTM gia tăng phát hành trái phiếu kỳ hạn dài và lãi suất cũng cao hơn.
Có 51,3% trái phiếu phát hành có lãi suất cố định, tập trung chủ yếu vào các trái phiếu kỳ hạn 2 - 3 năm của nhóm NHTM, trả lãi định kỳ hàng năm. 48,7% trái phiếu còn lại có lãi suất thả nổi, chủ yếu là trái phiếu các doanh nghiệp bất động sản và trái phiếu ngân hàng kỳ hạn từ 5 năm trở lên.
Nhóm trái phiếu ngân hàng có lãi suất bình quân thấp nhất (7,04%/năm), nhóm có lãi suất bình quân cao nhất là bất động sản (10,3%/năm). Nhóm các doanh nghiệp khác có lãi suất bình quân cao ngang bằng nhóm bất động sản chủ yếu là do lô phát hành 1.402 tỷ đồng trái phiếu 5 năm với lãi suất 20% của CTCP Đầu tư Thương mại Hồng Hoàng. Nếu loại trừ khoản này, lãi suất bình quân của nhóm các doanh nghiệp khác chỉ là 9,86%/năm.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Thị trường bất động sản 2020 sẽ như thế nào, nên đầu tư vào đâu? Theo nhận định của Hội môi giới BĐS Việt Nam, năm 2020 nguồn cung khan hiếm sẽ tạo ra cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động môi giới BĐS. Có thể sẽ có nhiều doanh nghiệp và môi giới BĐS không thể trụ lại với nghề nghiệp. Đơn vị này cũng đưa ra những dự báo cho...