Kinh tế Việt Nam hồi sức sau đại dịch
Báo cáo Dữ liệu vĩ mô Việt Nam tháng 5/2020 của CTCP Chứng khoán SSI (SSI) cho thấy, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu hồi phục trở lại sau giãn cách xã hội. Dòng vốn FDI đăng ký cấp mới tiếp tục tăng.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Theo thống kê của SSI, lũy kế 5 tháng đầu năm 2020, vốn FDI giải ngân đạt 6,7 tỷ USD, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy vậy, vốn đăng ký vẫn ghi nhận mức tăng tích cực 19,9% đạt 10,9 tỷ USD.
Biểu đồ vốn FDI đăng kí mới đến tháng 5/2020 (Nguồn: SSI)
Video đang HOT
Cùng với đó, dữ liệu SSI cho thấy, hầu hết các ngành chủ đạo của nền kinh tế Việt Nam bắt đầu tăng trưởng trở lại.
Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng 5/2020 đã có cải thiện, tăng 11,2% so với tháng 4, mặc dù vậy vẫn giảm 3,1% so với cùng kỳ năm 2019. Tính chung 5 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ tăng 1%.
Trong đó, chỉ số công nghiệp của một số ngành giảm như: ngành khai thác dầu thô giảm 12%, sản xuất đồ uống giảm 14,6%, sản xuất trang phục giảm 6,7%, chế biến gỗ giảm 6,9%, sản xuất xe có động cơ giảm 16,3%, sản xuất mô tô, xe máy giảm 15,6%. Ngược lại, chỉ số của ngành sản xuất thuốc tăng 25,9%.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tiếp tục giảm tháng thứ 4 liên tiếp, tuy nhiên CPI bình quân 5 tháng vẫn tăng 4,39% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, giao thông là nhóm giảm mạnh nhất (giảm 7,56%), trái ngược với mức tăng mạnh của nhóm thực phẩm (tăng 14%), giáo dục (tăng 4,5%) và y tế (tăng 3,8%).
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đã có sự phục hồi so với cả tháng 3 và tháng 4 khi giãn cách xã hội được nới lỏng mạnh mẽ trong tháng 5, tuy vậy tính chung 5 tháng vẫn giảm 3,9% so với năm 2019.
Xuất khẩu hàng hóa phục hồi trở lại so với tháng 4 (tăng 5,2%), tuy vậy vẫn giảm 15,5% so với cùng kỳ năm 2019. Lũy kế 5 tháng, ước tính giá trị xuất khẩu giảm 1,7% so với cùng kỳ, nhiều mặt hàng chủ lực đều giảm như điện thoại (giảm 8,8%), dệt may (giảm 14,5%), giày dép (giảm 4,8%), phương tiện vận tải (giảm 12,2%), thủy sản (giảm 10,3%).
Nhập khẩu cũng tăng trở lại nhưng vẫn giảm 16% so với tháng 5/2019, lũy kế 5 tháng giảm 4% so với cùng kỳ năm 2019. Ước tính cán cân thương mại thâm hụt 900 triệu USD trong tháng 5 nhưng lũy kế từ đầu năm đến nay vẫn dương 1,88 tỷ USD./.
Dệt may nhìn xa vẫn khó
Với kịch bản lực cầu giảm mạnh, nhiều khả năng ngành dệt may tiếp tục gặp khó trong quý II.
Tính từ đầu năm đến ngày 15.4, giá trị xuất khẩu hàng may mặc và hàng xơ sợi giảm lần lượt 6% và 6,6% so với cùng kỳ năm 2019. Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS), từ nửa cuối tháng 3, nhiều khách hàng lớn từ Mỹ và EU đã đề nghị các doanh nghiệp Việt Nam giãn, hoãn giao hàng, thậm chí hủy hợp đồng. Trên cơ sở đó, VNDirect cho rằng xuất khẩu dệt may sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn trong quý II/2020 sau khi ghi nhận kết quả kinh doanh kém lạc quan trong quý I. Theo báo cáo chuyên ngành dệt may tháng 5 của VNDirect, kim ngạch xuất khẩu dệt may quý I thấp hơn mức trung bình 3 năm. Cụ thể, giá trị xuất khẩu hàng may mặc trong quý I giảm 7,7% so với cùng kỳ.
Do độ mở của nền kinh tế ngày càng lớn, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các đối tác thương mại ngày càng rõ ràng, nên việc đóng cửa nền kinh tế và giãn cách xã hội tại các nước phương Tây đã khiến ngành dệt may bị ảnh hưởng không nhỏ. Theo đó, các đơn hàng của doanh nghiệp dệt may Việt Nam phần lớn đến từ đối tác ở các quốc gia phát triển như Mỹ (chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu) và EU (chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu). Nhưng do sự lan tràn của dịch COVID-19, Mỹ và các nước EU đã tạm thời đóng cửa biên giới và thực thi các lệnh phong tỏa, cách ly xã hội, dẫn đến đơn hàng giảm mạnh. Trong nửa đầu tháng 4, giá trị xuất khẩu may mặc chỉ đạt 739 triệu USD, giảm 35,4% so với cùng kỳ.
Dù nhu cầu sản phẩm dệt may bình thường có sự sụt giảm đáng kể, nhưng nhu cầu đối với mặt hàng khẩu trang vải và y tế lại tăng đột biến. Điều này phần nào xoa dịu sự ảnh hưởng của dịch COVID-19. Tính riêng tháng 3, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex, mã VGT) và các thành viên đã cung cấp khoảng 15 triệu chiếc khẩu trang kháng khuẩn cho thị trường trong khi vẫn duy trì sản lượng hằng ngày gần 35 tấn vải dệt kim chống khuẩn, góp phần ngăn ngừa đại dịch lan rộng. Theo QY Research, nếu năm 2019 quy mô thị trường khẩu trang chỉ đạt khoảng gần 2,9 tỉ USD, thì năm 2020 con số này ước đạt 7,2 tỉ USD (tăng gần 153,1%).
Kết thúc quý I, nhiều doanh nghiệp dệt may đã ghi nhận mức doanh thu và lợi nhuận giảm so với cùng kỳ năm 2019. Đơn cử, Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM) báo cáo doanh thu quý I chỉ đạt 790 tỉ đồng, giảm 19,2%; lợi nhuận sau thuế đạt 34 tỉ đồng, giảm 20,9%. Tại Công ty Cổ phần Sợi Thế Kỷ (STK), doanh thu đạt 617 tỉ đồng, chỉ tăng 1,9% trong khi lợi nhuận sau thuế đạt 52 tỉ đồng, tăng 0,3%. Theo VNDirect, tính đến hết ngày 29.4.2020, chỉ số giá cổ phiếu của doanh nghiệp dệt may giảm 10,3% so với đầu năm.
Theo nhiều chuyên gia, dù dây chuyền cung ứng vật liệu tại Trung Quốc đã phục hồi, nhưng việc thiếu động lực tăng trưởng trong ngắn hạn là điều doanh nghiệp Việt Nam phải lưu ý. Sự lây lan đáng báo động của đại dịch ở Mỹ và các nước trong khối EU đã dẫn đến nhu cầu đối với các sản phẩm thời trang ở cả 2 thị trường trên giảm mạnh, kìm hãm tăng trưởng bán lẻ toàn cầu. Các biện pháp phong tỏa ở nhiều quốc gia sẽ bắt đầu thể hiện tác động rõ ràng hơn qua con số kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam trong quý II/2020.
"Về dài hạn, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vẫn là các yếu tố hỗ trợ. Tuy nhiên, nút thắt trong khâu sản xuất vải và sự phục hồi sau dịch vẫn là vấn đề cần giải quyết để có thể có những bước tiến xa hơn", báo cáo của VNDirect nhận định.
Dù tổng quan thị trường ngành dệt may có nhiều biến động, nhưng thị giá cổ phiếu dao động mạnh lại mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư ưa thích rủi ro, đặc biệt với các doanh nghiệp có nội lực tốt, nhiều tiềm năng tạo nên dòng tiền ổn định một khi nền kinh tế thế giới trở về quỹ đạo cũ. Theo đó, VNDirect đã đưa ra khuyến nghị mua đối với một số mã chứng khoán dệt may: STK, giá mục tiêu 22.400 đồng; TCM, giá mục tiêu 27.700 đồng và MSH của May Sông Hồng, giá mục tiêu 51.600 đồng.
Cổ phiếu bất động sản công nghiệp đang giúp nhà đầu tư kiếm bộn tiền? Làn sóng gom mua cổ phiếu ngành bất động sản khu công nghiệp ngay từ khi kết quả kinh doanh mới chớm phục hồi đã đẩy giá nhiều cổ phiếu ngành tăng vọt ngay trong thời Covid-19. Đây la nhân đinh đươc đưa ra liên quan đên bao cao vê thi trương bât đông san công nghiêp trong khuôn khô hoat đông cua...