Kinh tế Việt Nam ảnh hưởng nặng nhất nếu Anh rời EU
Trong số các nền kinh tế châu Á thì Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều hơn cả khi Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Phóng viên TTXVN tại Malaysia dẫn đánh giá của Ngân hàng Credit Suisse cho biết ảnh hưởng trực tiếp của việc Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (EU) là rất hạn chế do xuất khẩu của châu Á vào thị trường Anh không đáng kể.
Theo cơ quan trên, trong số các nền kinh tế châu Á thì Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều hơn cả.
Xuất khẩu của Singapore vào Anh chiếm 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), cao hơn các nền kinh tế khác trong khu vực.
Hong Kong và Singapore xuất khẩu chủ yếu là dịch vụ sang Anh trong khi Việt Nam chủ yếu là hàng hóa.
Các chuyên gia kinh tế thuộc Credit Suisse nhận định rằng các lĩnh vực liên quan đến hàng hóa và chế biến xuất khẩu dễ bị tổn thương hơn cả.
Ở góc độ vĩ mô, tác động của Brexit đến các nền kinh tế châu Á có thể tăng gấp 2 hoặc 3 lần, trong đó Singapore và Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất do thị phần xuất khẩu của hai nước này vào thị trường EU chiếm từ 6 đến 7% GDP.
Video đang HOT
Các dòng vốn sẽ bị ảnh hưởng, nhưng điều này sẽ không khiến các ngân hàng trung ương châu Á thay đổi chính sách.
Các danh mục đầu tư ngắn hạn của Malaysia có thể sẽ bị ảnh hưởng đặc biệt đối với trái phiếu và cổ phiếu, trong khi Indonesia có thể bị ảnh hưởng chủ yếu là trái phiếu, còn vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), chủ yếu là cổ phiếu.
Cũng theo các chuyên gia, các ngân hàng trung ương châu Á sẽ có những điều chỉnh về tỷ giá để thích nghi với sự thay đổi này.
- Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Chính phủ Hàn Quốc và đảng Saenuri cầm quyền tại nước này ngày 24/6 tuyên bố sẽ khônghạ thấp triển vọng tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc hay gia tăng ngân sách bổ sung vì việc Anh rời khỏi EU.
Tuyên bố này được đưa ra tại cuộc họp khẩn của Chính phủ Hàn Quốc và đảng trên sau khi có kết quả của cuộc bỏ phiếu về Brexit.
Phát biểu với báo giới, nghị sỹ Lee Hyun-jae, người phụ trách việc điều phối chính sách của đảng Saenuri, cho biết nước này có đủ khả năng để đối phó với trường hợp Brexit.
Do ảnh hưởng của Brexit là hạn chế nên Hàn Quốc không xem xét ngân sách bổ sung liên quan đến việc này.
Ngoài ra, ông Lee còn nói thêm rằng Chính phủ Hàn Quốc sẽ có những biện pháp ứng phó kịp thời với bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào do Brexit gây ra.
Theo Infonet
Brexit: Kinh tế Việt Nam ảnh hưởng thế nào?
Dù nhận định việc Anh rời khỏi EU sẽ không có tác động lớn tới nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên các chuyên gia kinh tế cho rằng sẽ có một chút "yếu tố tâm lý" tác động.
Tuy nhiên, một số ý kiến từ các chuyên gia độc lập đến từ các công ty chứng khoán thì vấn đề tỉ giá có thể sẽ ảnh hưởng lớn, ít nhất là trong ngắn hạn.
Theo Công ty chứng khoán BIDV: Việc Anh chính thức rời EU sẽ tác động gián tiếp ảnh hưởng đến diễn biến tỷ giá và ổn định kinh tế vĩ mô ngắn hạn, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán khi dòng vốn đầu tư nước ngoài gián đoạn và đảo chiều.
" Thị trường chứng khoán Việt Nam sáng 24.6 chìm trong sắc đỏ. Mặc dù tác động của Brexit đối với Việt Nam còn chưa được phân tích kỹ lưỡng nhưng tâm lý bi quan theo chứng khoán thế giới đã khiến nhà đầu tư đổ ra bán tháo và TTCK VN mất gần 75.000 tỉ. Dù vậy, đến gần cuối buổi chiều đã dần phục hồi lại và thị trường chỉ còn bốc hơi khoảng 30.000 tỉ", chuyên gia này nói.
Xuất khẩu đồ gỗ có thể bị ảnh hưởng nhỏ từ việc Anh chính thức rời EU
Cũng theo phân tích của Công ty chứng khoán BIDV, thị trường chứng khoán có thể sẽ bị tác động bởi các yếu tố trong nước hơn là các biến động thị trường thế giới.
Đồng quan điểm, chuyên gia tài chính Đinh Thế Hiển cũng cho biết, việc thị trường chứng khoán Việt Nam ảnh hưởng bởi Brexit là do... yếu tố tâm lý của nhà đầu tư. Riêng đánh giá về những ảnh hưởng khác của Brexit đối với nền kinh tế, theo ông Hiển thì kim ngạch giữa các bên cũng chưa phải là lớn nên cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều.
Thực tế, dù đà tăng trưởng song phương diễn ra khá mạnh mẽ trong những năm gần đây nhưng xuất khẩu sang Anh chỉ chiếm khoảng 2,5% tổng xuất khẩu của Việt Nam (năm 2015).
Cụ thể, gần 47% hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Anh chủ yếu là các mặt hàng gia dụng như điện thoại, máy tính, linh kiện điện tử... Tuy nhiên, ở nhóm mặt hàng này thì Việt Nam lại phụ thuộc phần lớn vào các nhà sản xuất đa quốc gia như: như Samsung, Sony... hơn là thỏa thuận thương mại ở cương vị quốc gia giữa Việt Nam với Anh. Vì vậy, việc Anh rời khỏi khối EU cũng không ảnh hưởng lớn.
Riêng với các mặt hàng xuất khẩu tiếp theo gồm hàng dệt may, giày dép, gỗ... thì tỉ trọng cũng không nhiều. Tuy nhiên, đây cũng là mặt hàng chủ lực nên ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng đến những doanh nghiệp chủ lực đang xuất khẩu mặt hàng này qua thị trường Anh và EU.
Về cán cân nhập khẩu, thống kê của Tổng cục thống kê cho thấy tỉ trọng nhập khẩu từ Anh chỉ chiếm khoảng 4% tổng nhập khẩu vào Việt Nam nên tỉ trọng này cũng không gây ra biến động lớn bởi việc Anh rời khối EU.
Nhiều chuyên gia kinh tế khác lại lo lắng việc Anh rời khỏi EU thì những thỏa thuận liên quan đến Hiệp định thương mại FTA giữa EU và Việt Nam sẽ phải bàn lại. Theo đó, do có rất nhiều thỏa thuận phức tạp nên việc đàm phán có thể phải bắt đầu lại một cách riêng rẽ giữa Việt Nam với Anh và Việt Nam với EU.
Trong khi đó, ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước, phía Tổng cục Thống kê cho biết việc Anh chính thức rời khỏi EU chỉ tác động mạnh đến EU, Mỹ, ngoài ra là các thị trường lớn ở Châu Á như Nhật Bản, Singapore, còn Việt Nam thì không bị ảnh hưởng nhiều vì Việt Nam chỉ đang quá trình hội nhập, chưa sâu và chưa rộng.
"Tất nhiên Brexit cũng có tác động nhất định đến kinh tế nước ta, nhưng hiện tại thì chưa thể đánh giá được", đại diện Tổng cục Thống kê cho biết.
Theo thống kê, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào Anh đạt tăng trưởng kép (CAGR) gần 17% trong giai đoạn 2008-2015, đạt mức kỉ lục 4,65 tỷ USD trong năm 2015, tương đương 15% giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực EU. Riêng năm 2015, Việt Nam đã duy trì thặng dư thương mại với Anh ở mức 3,9 tỷ USD và 1,7 tỷ USD trong năm tháng đầu năm 2016.
Theo Danviet
Bắc Giang có 1.000 tấn vải thiều chuẩn GlobalGAP dành cho xuất khẩu Tỉnh Bắc Giang khẳng định sẽ có khoảng 1.000 tấn vải thiều tiêu chuẩn GlobalGAP chất lượng đặc biệt phục vụ xuất khẩu vào Mỹ, Australia, EU... Sáng 20/6, tại tỉnh Bắc Giang, UBND tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Lễ kí Biên bản ghi nhớ tiêu thụ vải thiều năm 2016 với một số doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu vải...