Kinh tế Việt Nam 2016: Tập trung cải thiện kinh tế vi mô
Năm 2016, kinh tế Việt Nam cần chuyển từ giai đoạn ổn định kinh tế vĩ mô sang cải cách mang tính cơ cấu, vi mô để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Đúng như dự báo, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) đổ vào Việt Nam đã tăng ngay từ tháng đầu năm, với mức tăng tới 157,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức vốn giải ngân cũng tăng đáng kể, 23% so với cùng kỳ.
Trong Báo cáo nghiên cứu kinh tế vĩ mô quý IV và cả năm 2015 của Viện Nghiên cứu quản lý Trung ương (CIEM) vừa công bố chiều qua (28/1), xu hướng này đang và tiếp tục sẽ là chủ đạo cả ở dòng vốn FDI và tư nhân trong nước do triển vọng đầu tư và môi trường kinh doanh thông thoáng hơn.
Công nghiệp khai khoáng đang đóng góp một tỷ lệ không nhỏ trong tăng trưởng kinh tế. Ảnh: Đức Thanh
“Điều quan trọng nhất là chúng tôi nhìn thấy sự tăng trưởng kinh tế đang đi cùng với sự cải thiện về niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư”, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM nói. Tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP đã tăng liên tục, từ 30,6% trong quý I/2015 đến 34,1% trong quý IV/2015. Điểm tích cực là hoạt động đầu tư trong năm 2015 ghi nhận sự chuyển biến mạnh mẽ từ khu vực tư nhân – dân cư trong nước và khu vực có vốn FDI, với mức tăng tương ứng là 13% và 19,9%. Chỉ tính riêng quý IV/2015, đầu tư của khu vực dân cư và tư nhân trong nước tăng gần 17,9% so với cùng kỳ năm 2014, trong khi mức tăng tương ứng của doanh nghiệp FDI lên tới 36,7%.
Đây là lý do mà các chuyên gia CIEM tin rằng, Việt Nam bước vào năm 2016 với nhiều lạc quan. Thực ra, cũng không có nhiều lấn cấn về niềm tin này, khi kết thúc năm 2015, kinh tế vĩ mô ổn định và được củng cố ngày một vững chắc hơn. Tăng trưởng kinh tế phục hồi nhanh và liên tục qua các quý, đồng thời cho thấy dư địa để tiếp tục khởi sắc.
Đặc biệt, một bộ máy điều hành mới cũng sẽ sớm được thiết lập, đưa Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội gắn với cải cách trong giai đoạn 2016 – 2020 cũng đã được các chuyên gia kinh tế CIEM nhắc đến.
Và những mối lo
Tuy vậy, ông Cung vẫn chưa thực sự an tâm khi cho rằng, những thành tựu về ổn định kinh tế vĩ mô trong thời gian vừa qua, mới chỉ là nền tảng bước đầu.
“Việt Nam cần khẩn trương tiến hành các cải cách sâu rộng hơn về nền tảng kinh tế vĩ mô, hệ thống pháp lý nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động sản xuất – kinh doanh”, ông Cung nói và nhắc tới bối cảnh kinh tế thế giới không hẳn đã thuận cho sự hồi phục nhanh chóng của kinh tế Việt Nam. Đó là, kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn kỳ vọng, đặc biệt là xu hướng rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như ở Trung Quốc, Brazil…
Cũng phải nhắc đến những thay đổi mà giới phân tích kinh tế đang gọi là “thời kỳ chuyển sang trạng thái bình thường mới của các nước thuộc nhóm BRICs”, đặc biệt là Trung Quốc, mà thực chất là những thay đổi cơ cấu về kinh tế, xã hội sâu sắc, sẽ ảnh hưởng đến kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam.
Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế năm 2015 có trở lại nhưng chưa phải thực sự phục hồi. “Đằng sau sự tăng trưởng đó là mức tăng tương đối cao do công nghiệp và xây dựng, mà công nghiệp khai khoáng đóng góp một tỷ lệ không nhỏ. Yếu tố về chất chưa rõ, vẫn thiên về lượng. Lạm phát thấp chủ yếu do cầu chưa phục hồi và giá cả bên ngoài giảm”, ông Cung phân tích.
Video đang HOT
Tuy vậy, điều mà doanh nghiệp kỳ vọng nhất trong năm 2015 là giảm lãi suất ngân hàng, tăng cơ hội tiếp cận nguồn vốn rẻ khi lạm phát ở mức thấp lại chưa như kỳ vọng.
“Chúng tôi gọi đây mà “món nợ” của Chính phủ với doanh nghiệp. Đáng ra, với mức lạm phát thấp như vậy, doanh nghiệp có quyền được hưởng một mức lãi suất thấp hơn hiện tại để tranh thủ cơ hội phục hồi”, ông Cung nói.
Lý do được phân tích là vì nợ xấu vẫn chưa ra khỏi nền kinh tế và bội chi quá cao, buộc Chính phủ phải huy động trái phiếu, làm tăng cầu và giá của đồng vốn đang khan hiếm. Đương nhiên, hệ lụy mà doanh nghiệp phải gánh là tăng chi phí vốn, chi phí sản xuất và giảm năng lực cạnh tranh.
Mối lo của các chuyên gia CIEM cũng đặt nhiều ở nông nghiệp. Những khó khăn về giá, sự suy giảm của thị trường thế giới và phương thức sản xuất lạc hậu, chậm thay đổi của nông nghiệp Việt Nam đang đẩy lĩnh vực từng được coi là “bệ đỡ của nền kinh tế Việt Nam khi gặp khủng hoảng” vào thế bấp bênh.
“Thậm chí, nếu không có những chuyển đổi mạnh mẽ, đây sẽ là lĩnh vực phát sinh nhiều vấn đề đáng lo ngại”, ông Cung nói.
Thông điệp về việc ưu tiên chính sách cần tiếp tục tập trung vào cải thiện nền tảng kinh tế vi mô và đổi mới thể chế kinh tế cho một nền kinh tế thị trường hiện đại được Báo cáo nhấn mạnh nhiều lần.
Cụ thể, Việt Nam cần chủ động đẩy mạnh một cách thực chất hơn quá trình cải thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí, tự do hóa thị trường, tạo thuận lợi cho kinh doanh, khuyến khích và cải thiện năng lực công nghệ gắn với tăng năng suất bền vững – ngay cả trước khi các yêu cầu này trở thành cam kết chính thức theo các điều ước hội nhập kinh tế quốc tế.
Theo Báo Đầu Tư
Khi cách nghĩ của Việt Nam khác Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan
Trong Nhật Bản, Hàn Quốc hay Thái Lan coi làn sóng FDI như một cơ hội để chuyển giao vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý thì Việt Nam lại đang có xu hướng coi FDI như một thành phần chủ chốt trong nền kinh tế về lâu dài.
Ảnh minh họa từ Internet
Không khó để nhận ra tầm quan trọng của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với nền kinh tế Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Tỷ trọng của khu vực FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước vào năm 2015 đã lên tới 70%. Và các văn kiện chính thức của chính phủ Việt Nam đều cho rằng khu vực FDI là động lực tăng trưởng chủ đạo của nền kinh tế.
Đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay, khu vực FDI không khác gì một cỗ xe tăng giúp hàng hóa của đất nước tiến sang các thị trường lớn trên thế giới một cách mạnh mẽ. Nhưng, khi mà chiếc xe tăng ấy trong quá trình di chuyển đang để lại những vết nứt lớn trên bề mặt nền kinh tế đất nước thì cần nhìn nhận lại, xem có nên tiếp tục gia cố chiếc xe tăng vốn đã quá nặng ấy hay không.
Hay là đã đến lúc Việt Nam cần phải xiết chặt lại khu vực FDI?
Thu hút FDI là cả một nghệ thuật của Nhật, Hàn, Thái
Nếu xem xét lại quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thông qua kinh nghiệm phát triển của các quốc gia Đông Á, sẽ nhận ra một thực tế rằng: thu hút vốn FDI như thế nào là cả một nghệ thuật. Mà điển hình là 2 trường hợp đã chứng tỏ họ đã tận dụng rất tốt FDI để trở thành những quốc gia phát triển là Nhật Bản và Hàn Quốc.
Hai trường hợp này đều cho thấy, nếu có chiến lược tận dụng tốt FDI, cơ hội để trở thành một quốc gia phát triển rất lớn. Ngược lại, nếu không có một chiến lược hiệu quả, thì sẽ phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng, điển hình là Trung Quốc.
Về cơ bản, khu vực FDI được xem như một khu vực kinh tế đem lại cả ba yếu tố cần thiết nhất để phát triển với một quốc gia tụt hậu: vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý. Cho phép các doanh nghiệp FDI vào đầu tư trong nước tức là các quốc gia đã chấp nhận những thiệt thòi nhất định để đánh đổi lấy 3 yếu tố cốt lõi trên. Trong đó, tùy từng quốc gia sẽ có những chiến lược riêng để tận dụng tốt nhất làn sóng đầu tư nước ngoài này.
Điển hình như Nhật, người Nhật quan tâm nhất đến yếu tố công nghệ của khu vực FDI và chủ trương sử dụng nguồn vốn và kỹ năng quản lý nội địa bằng cách tự phát triển. Nhật Bản đã đặt ra những giới hạn rất chặt chẽ để kiểm soát đầu tư FDI một cách triệt để, nếu không có những công nghệ vượt trội mà người Nhật đang thèm khát thì gần như chắc chắn sẽ không thể vào đầu tư trong nền kinh tế nước này.
Một điển hình khác là Hàn Quốc hay Thái Lan. Khác với Nhật, Hàn Quốc giai đoạn thu hút FDI không có nhiều tích lũy về vốn nên chủ trương thu hút 2 trong 3 yếu tố mà FDI mang lại là vốn và công nghệ. Cũng giống như Nhật Bản, Hàn Quốc đã đặt ra những giới hạn chặt chẽ buộc các doanh nghiệp FDI dần chuyển giao công nghệ trong khi tự lực phát triển kỹ năng quản lý và chờ đợi tích lũy vốn theo thời gian.
Những kinh nghiệm của Nhật Bản và Hàn Quốc đã được tận dụng triệt để trong trường hợp của Thái Lan, khi chỉ trong một thời gian khá ngắn (từ năm 1986 đến năm 1995) sự phát triển về vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý của các doanh nghiệp nội địa Thái đã phát triển chóng mặt, chiếm tới 72% tư bản trong nền kinh tế, trong đó khối FDI chỉ chiếm có 28%. Các doanh nghiệp FDI tại Thái Lan tuy vẫn giữ vai trò mũi nhọn về công nghệ và vốn nhưng bị buộc phải liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp nội địa trong hàng loạt các khâu và quy trình sản xuất.
Dễ dàng nhận ra, có 3 điểm chung giữa các quốc gia đã thành công trong việc tận dụng khu vực FDI để phát triển nền kinh tế:
1. FDI cần được đặt trong một chiến lược phát triển kinh tế hoàn chỉnh, trong đó cần nghiên cứu kỹ và hoạch định đâu là những ngành cần thu hút đầu tư FDI;
2. Khuyến khích, tạo điều kiện và thậm chí là ràng buộc nếu cần trong việc buộc các doanh nghiệp FDI tạo liên doanh với doanh nghiệp nội địa để thúc đẩy các lĩnh vực phụ trợ và tiến tới chuyển giao công nghệ;
3. Tăng cường sự ràng buộc của khu vực FDI vào nền kinh tế thông qua các liên kết dọc giữa doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp nội, để tăng cường giá trị gia tăng được giữ lại trong nền kinh tế.
Nhưng với Việt Nam thì không
Rõ ràng, nếu xét về 3 tiêu chí chủ đạo trên, Việt Nam đang đi theo một con đường trái ngược với công thức thành công của các quốc gia đi trước như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Thái Lan.
Điều dễ nhận thấy nhất là yếu tố chủ đạo trong việc thu hút vốn FDI của Việt Nam là đang chạy theo số lượng. Nó dẫn đến việc chính phủ, các bộ ngành và các địa phương đua nhau mời gọi các dự án FDI càng nhiều càng tốt bằng mọi giá, mà gần như không có một sự quy hoạch ở mức độ tối thiểu với khu vực đầu tư này và đánh giá tác động của nó đối với nền kinh tế.
Có thể thấy, cách nhìn nhận của Việt Nam đối với vấn đề thu hút đầu tư FDI vẫn đang hết sức thô sơ, chủ yếu vẫn hướng đến việc giải quyết công ăn việc làm và tăng tỷ trọng xuất khẩu, vốn là những yếu tố không mang vai trò cốt lõi trong việc phát triển nền kinh tế.
Trong Nhật Bản, Hàn Quốc hay Thái Lan coi làn sóng FDI như một cơ hội để chuyển giao vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý thì Việt Nam lại đang có xu hướng coi FDI như một thành phần chủ chốt trong nền kinh tế về lâu dài.
Đây được xem là một sự ngộ nhận nguy hiểm, vì khu vực FDI luôn luôn di chuyển tùy thuộc vào nơi nào có điều kiện và môi trường đầu tư tốt hơn. Bất cứ một quốc gia nào cũng sẽ đến thời điểm không còn là môi trường đầu tư số 1 nữa và họ chỉ có một khoảng thời gian nhất định để buộc khu vực FDI chuyển giao 3 yếu tố cốt lõi trên trước khi quá trễ.
Sự ngộ nhận nguy hiểm này về vai trò của khu vực doanh nghiệp FDI đang đem lại những nguy cơ tiềm ẩn khổng lồ.
Trước hết là về sự thất thoát về vốn thông qua sự chuyển dịch giá trị gia tăng. Tính đến cuối năm 2015, tỷ trọng xuất khẩu của khối FDI đã chiếm tới 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, nhưng mức đóng góp của khu vực này vào tăng trưởng GDP đang thấp hơn rất nhiều, từ 15,2% năm 2005 lên đến 19,5% trong năm 2013. Giá trị xuất khẩu của khối FDI trong năm 2015 tổng cộng đạt 115 tỷ USD, xuất siêu lên đến 17,1 tỷ USD. Nhưng phần lớn lợi nhuận được các doanh nghiệp FDI chuyển về nước, chỉ đóng rất ít cho ngân sách Việt Nam.
Đó là chưa kể các khoản ưu đãi về thuế cũng rất lớn, chẳng hạn như Samsung, mức đóng ngân sách của tập đoàn này trong các năm trước chỉ hơn 500 tỷ đồng, trong khi tổng mức thuế mà họ không phải đóng do ưu đãi lại lên tới gần 2000 tỷ đồng, gấp 4 lần.
Tình trạng này còn đang dẫn tới 2 nguy cơ nghiêm trọng khác là phân hóa nền kinh tế và làm suy yếu các doanh nghiệp nội địa.
Việc thiếu liên kết với các doanh nghiệp trong nước đang biến khu vực FDI thành một bộ phận kinh tế độc lập, rất ít có ràng buộc và quan hệ đối tác với các doanh nghiệp nội, lúc này gần như là một bộ phận kinh tế biệt lập. Thậm chí, làn sóng FDI thời gian gần đây còn có xu hướng nuốt chửng các doanh nghiệp trong nước thay vì tập trung vào sản xuất hàng hóa để xuất khẩu như trước, mà điển hình là các tập đoàn đến từ Thái Lan.
Nói cách khác, khu vực FDI đang ngày càng có xu hướng bành trướng để biến thành một con quái vật tham lam, nuốt chửng hết những gì mà nó có thể trong nền kinh tế Việt Nam, từ các lĩnh vực then chốt như xuất khẩu cho đến thị trường nội địa. Tất cả những hệ quả nguy hiểm đó đều đến từ một sự ngộ nhận về vai trò của khu vực FDI và xuất phát từ việc thiếu một chiến lược hợp lý trong việc khai thác làn sóng đầu tư FDI của Việt Nam.
Theo Một thế giới
Học sinh hào hứng đi học trở lại sau những ngày mưa rét1 Những ngày rét đậm các trường cho học sinh nghỉ tránh rét, nay thời tiết ấm, đa số các em đã đi học trở lại. Mấy ngày qua, rét đậm rét hại kỷ lục đã làm đảo lộn cuộc sống nhiều gia đình ở miền Bắc. Con được nghỉ học, nhiều gia đình bí người trông trẻ đành gửi con nhờ nhà khác...