Kinh tế Trung Quốc vượt Mỹ trước năm 2030
Nền kinh tế Trung Quốc nhiều khả năng sẽ vượt mặt nước Mỹ trước năm 2030 song quốc gia châu Á vẫn chưa thể thay thế vị trí siêu cườngcủa Mỹ trong việc tập hợp các liên minh nhằm đối phó với các cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Báo cáo tên Xu hướng toàn cầu 2030: Những thế giới khác được Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ công bố hôm 10.12 cho biết vào năm 2030 châu Á sẽ vượt mặt cả Bắc Mỹ và châu Âu gộp lại trong những tiêu chí như Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), dân số, chi tiêu quân sự và đầu tư công nghệ, theo Reuters.
Báo cáo của Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ được công bố bốn năm một lần, nhằm mục tiêu khơi dậy “tư tưởng chiến lược” của những nhà hoạch định chính sách.
Bất chấp việc đánh mất ngôi vị số 1 về kinh tế vào tay Trung Quốc, Mỹ dự kiến sẽ duy trì vị thế siêu cường vì đây vẫn là quốc gia duy nhất có khả năng tập hợp liên minh và huy động các nỗ lực nhằm đối phó với những thách thức toàn cầu, theo các chuyên gia phân tích tình báo Mỹ.
“Trung Quốc sẽ không thay thế được Mỹ trên phạm vi toàn cầu. Trở thành cường quốc kinh tế lớn nhất là quan trọng song cường quốc kinh tế lớn nhất không nhất thiết luôn là siêu cường”, chuyên gia cố vấn Mathew Burrows của Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ nói trong một cuộc họp báo.
Dù qua mặt Mỹ về kinh tế, Trung Quốc cũng khó lòng trở thành một siêu cường – Ảnh: AFP
Theo báo cáo, sức khỏe nền kinh tế toàn cầu sẽ ngày càng liên hệ đến sự phát triển của thế giới đang phát triển thay vì thế giới phương Tây truyền thống.
Nếu căng thẳng vẫn gia tăng ở châu Á, nhiều quốc gia sẽ đi theo sự lãnh đạo của Mỹ, và Trung Quốc “có thể trở thành kẻ thù tồi tệ nhất của họ”, theo ông Burrows.
Châu Âu, Nhật và Nga dự kiến sẽ duy trì xu hướng suy yếu về kinh tế với tốc độ tương đối chậm, trong khi một số nước hạng trung khác có thể nổi lên như Colombia, Ai Cập, Indonesia, Iran, Mexico, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ.
Nghiên cứu tiên đoán thế giới sẽ hưởng lợi lớn từ công nghệ tính đến năm 2030 song cảnh báo rằng sự biến đổi khí hậu có nguy cơ mang lại những thách thức nghiêm trọng.
Với dân số và thu nhập ngày càng gia tăng, nhu cầu về nước, lương thực và năng lượng của hành tinh sẽ tăng dần cho đến năm 2030.
Trung Quốc và Ấn Độ nhiều khả năng sẽ phải trông cậy nhiều hơn vào việc nhập khẩu lương thực, khiến giá cả trên thế giới tăng lên.
Video đang HOT
Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ cũng ước lượng thế giới sẽ có gần 8,3 tỉ người vào năm 2030, tăng lên so với 7,1 tỉ người hiện nay, song độ tuổi trung bình cũng sẽ tăng lên, hứa hẹn mang lại những hậu quả to lớn.
Theo TNO
Những dự báo "trật lất" về kinh tế thế giới năm 2012
Dự báo về sự bùng nổ của cổ phiếu Facebook, giá vàng tăng kỷ lục, suy thoái kép tại Mỹ hay Hy Lạp rời eurozone đều không hề xảy ra.
Sự thay đổi về lãnh đạo của 2 cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới, những bất ổn trên thị trường tài chính ngày càng gia tăng và cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu, khiến giới phân tích luôn phải bận rộn với những dự báo trong năm 2012. Tuy nhiên, không ít dự báo đó không trở thành hiện thực, thậm chí còn khác xa so với thực tế.
Dưới đây là những dự báo sai về tình hình thế giới trong năm 2012 do CNBC đưa ra.
1. IPO của Facebook bị thổi phồng
Đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu trị (IPO) giá 16 tỷ USD của Facebook là đợt IPO lớn thứ 3 trong lịch sử Mỹ. Với hơn 1 tỷ người dùng - chiếm 40% dân số toàn cầu, mạng xã hội Facebook thu hút đông đảo giới đầu tư. Với tiềm năng lớn, cổ phiếu Facebook đã đặt khung giá mục tiêu là từ 28-35 USD tới 34-38 USD vào 3 ngày trước khi lên sàn. Nhiều nhà đầu tư tỏ ra chắc chắn vào sự bùng nổ của cổ phiếu Facebook trong ngày đầu tiên ra mắt.
Tuy nhiên đợt IPO của mạng xã hội vào ngày 18/5/2012 khiến các nhà đầu tư thất vọng. Cổ phiếu Facebook đã giảm tới 11% ngay ngày hôm sau và trượt mạnh những ngày sau đó. IPO đáng thất vọng của Facebook khiến nhiều người cảm thấy hoang mang trong nhiều tháng sau đó, khi cổ phiếu của mạng xã hội này giảm xuống mức 17,73 USD vào đầu tháng 9/2012 - sụt mạnh so với mức 38 USD ngày đầu tiên.
2. Trung Quốc không hạ cánh cứng
Sau nhiều tháng tăng trưởng giảm tốc và thị trường bất động sản ảm đạm, nhiều người dự đoán nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sẽ hạ cánh cứng trong năm 2012 - thuật ngữ chỉ nền kinh tế nhanh chóng chuyển từ tăng trưởng cao sang tăng trưởng thấp, và sau đó là suy thoái.
Cuối năm 2011, nhiều nhà đầu tư nổi tiếng trong đó có giám đốc quỹ đầu cơ Jim Chanos và Marc Faber, cũng chỉ ra khả năng hạ cánh cứng của Trung Quốc đại lục. Thậm chí Chanos còn nhận định trên truyền thông rằng điều đó đang diễn ra.
Theo các dữ liệu kinh tế trong 9 tháng đầu năm 2012, tăng trưởng kinh tế trung bình của Trung Quốc là 7,7%, càng dấy lên hồi chuông cảnh báo về viễn cảnh hạ cánh cứng của nước này. Trong quý III/2012, GDP của nước này thập chí còn không đạt mục tiêu hàng năm 7,5% do xuất khẩu và đầu tư nội địa giảm sút.
Tuy nhiên, các biện pháp kinh tế và thay đổi bộ máy điều hành hồi tháng 11/2012 đã vực dậy kinh tế nước này. Dữ liệu sản xuất, thị trường bất sản cùng xuất khẩu của nước này liên tục tăng, giúp nước này thoát khỏi viễn cảnh hạ cánh cứng. Cơ chế quản lý mới dưới thời ông Tập Cận Bình hứa hẹn nhiều cải cách kinh tế và các chính sách đảm bảo tăng trưởng bền vững của Trung Quốc.
3. Hy Lạp không rời khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu
Cuộc bầu cử thất bại hồi tháng 5 của Hy Lạp khiến nhiều ý kiến dự đoán rằng nước này sẽ sớm rời khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Nợ công của chính phủ Hy Lạp được dự đoán sẽ chạm mức 190% GDP vào năm 2013.
Tuy nhiên, cuộc bầu cử thứ 2 vào ngày 17/6 của nước này với sự chiếu tháng của Đảng Dân Chủ mới, cùng sự ủng hộ của nghị viện về chính sách thắt lưng buộc bụng trong năm 2013 đã giúp nước này thoát khỏi viễn cảnh rời khỏi eurozone. Không chỉ vậy, tuần trước, các bộ trưởng tài chính Eurozone còn đạt được thỏa thuận về việc giảm nợ cho Hy Lạp. Thỏa thuận này mở đường cho việc giải ngân số vốn giải cứu trị giá 43,7 tỷ Euro, bắt đầu từ tháng 12. Giới chuyên gia kỳ vọng Hy Lạp sẽ thoát khỏi tình trạng này vào năm 2014.
4. Giá vàng chưa chạm tới 2.000 USD/ouce
Dự đoán rằng giá vàng sẽ chạm mức 2.000 USD/ounce hoàn toàn không xảy ra bởi đầu tháng 12/2012, giá vàng vẫn kém mức dự báo đó tới 300 USD.
Những người ủng hộ dự báo này lập luận rằng việc nới lỏng định lượng vàng của ngân hàng trung ương các nước lớn sẽ khuyến khích chi tiêu, làm tăng lạm phát và điều này khiến các nhà đầu tư đổ xô mua vàng. Chính những điều này khiến giá vàng tăng vọt.
Tuy nhiên, dự đoán này hoàn toàn sai lầm bởi từ khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố gói kích thích kinh tế QE3 ngày 13/9, giá vàng đã giảm tới 2,5%.
5. Thị trường trái phiếu tại Mỹ không sụp đổ
Trong năm 2012, giới phân tích không ngừng dự báo về sự sụp đổ của thị trường trái phiếu và tín phiếu kho bạc Mỹ. Những dự đoán này càng được củng cố hơn khi Fed nới lỏng chính sách tiền tệ và mua trái phiếu thông qua các chương trình nới lỏng định lượng nhằm giữ lãi suất thấp. Kinh tế thế giới bất ổn do khủng hoảng nợ công châu Âu khiến giới đầu tư tìm đến trái phiếu Mỹ, khiến lãi suất trái phiếu nước này ở mức thấp kỷ lục. Tổng giá trị trái phiếu phát hành từ đầu năm đạt mức kỷ lục trong năm 2012, vượt 1.000 tỷ USD vào tháng 10, gần chạm mức cao nhất trong lịch sử hồi năm 2007. Những điều này khiến nhiều người lo ngại về sự sụp đổ. Lạm phát sẽ bắt đầu tăng, Fed sẽ buộc phải từ bỏ chính sách nới lỏng, điều này dẫn đến tình trạng bán tháo trái phiếu, đẩy lợi suất tăng cao và khiến chính phủ Mỹ gặp khó khăn trong việc trả lại tiền cho nhà đầu tư.
Tuy nhiên, bất chấp những dự đoán trên, giới đầu tư vẫn tiếp tục đổ xô mua trái phiếu Mỹ, và lợi suất thậm chí còn giảm hơn 2% xuống còn 1,6% trong 12 tháng qua, thấp hơn mức trung bình 4,4% trong 10 năm.
6. Suy thoái kép của Mỹ không xảy ra
Nỗi lo ngại về một cuộc suy thoái nữa tại Mỹ là chủ đề nóng trong năm 2012. Nhiều chuyên gia còn dự đoán tăng trưởng nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ còn giảm sâu trong nửa đầu năm 2012. Trước đó, Mỹ rơi vào suy thoái từ 12/2007 tới 6/2009 trong khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Kinh tế nước này bắt đầu phục hồi vào năm 2010, khi GDP tăng 2,4%. Nhưng năm 2011, tăng trưởng GDP nước này lại giảm xuống 1,8%, dấy lên mối lo về suy thoái kép trong năm 2012.
Tháng 10/2011, nhà kinh tế nổi tiếng Nouriel Roubini, người đã dự đoán đúng về khủng hoảng tài chính năm 2008, đã phát biểu trên CNBC rằng kinh tế Mỹ cùng với Eurozone và Anh, sẽ rơi vào suy thoái lần 2 trong 2 quý đầu năm 2012. Thậm chí, hồi tháng 6/2012, cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton còn nói rằng Mỹ đã rơi vào suy thoái.
Tuy nhiên, cuối năm 2012, kinh tế Mỹ vẫn không hề hấn gì. Thậm chí, trong tháng 9, kinh tế nước này còn tăng trưởng 2,7%, mức tăng cao nhất kể từ quý IV/2011.
7. Đồng euro không xuống ngang giá với Đô la Mỹ
Sự bất ổn của đồng euro do khủng hoảng nợ công tại châu Âu khiến đồng tiền này trở thành đối tượng bán tháo trên thị trường và cũng khiến nhiều nhà phân tích dự đoán rằng euro sẽ giảm xuống ngang giá với đô la Mỹ trong năm 2012. Đồng euro trượt giáhơn 12% so với mức đỉnh bằng 1,49 USD đạt được tháng 5/2011. Tuy nhiên, bất chấp những thông tin kinh tế tiêu cực, đồng euro vẫn ở ngưỡng tương đương 1,3 USD vào cuối năm 2012, đánh sập mọi dự đoán về sự ngang giá trước đó.
Theo Dantri
Trung Quốc vẽ ra "đường chín đoạn": Cả tình và lý đều không đạt Ngày 5-12, Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc đăng bài "Phải tăng mối nguy hiểm cho Việt Nam khi khai thác dầu trong vùng đường chín đoạn", trong đó nhắc đến sự kiện tàu Bình Minh 02 bị tàu cá Trung Quốc gây đứt cáp thăm dò và vu khống Việt Nam "lấy trộm dầu" chứ không phải "khai thác dầu". Ngay...