Kinh tế Trung Quốc, Việt Nam đang hồi phục theo chữ V, nhưng thế giới thì khác
“Trung quốc đang cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế sau khi mở cửa trở lại, nhưng đó không phải là trường hợp tương tự đối với nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới”, theo Richard Martin của IMA Asia cho biết.
“Đó là sự phục hồi hình chữ V khi chỉ số sản xuất PMI đã giảm mạnh vào tháng 2, hồi phục lại vào tháng 3, hồi phục mạnh vào tháng 4 và vượt trở lại trên 50″, Martin, Giám đốc điều hành của IMA Asia nói thêm với CNBC ngày thứ Hai (1/6).
Nhận xét của Martin được đưa ra sau khi Trung Quốc công bố chỉ số sản xuất tháng 5 mở rộng (PMI trên 50).
Cuối tuần qua, Trung Quốc đã công bố chỉ số PMI tháng 5 là 50,6 (chỉ số PMI trên 50 thể hiện sự mở rộng và dưới 50 thể hiện sự thu hẹp trong hoạt động sản xuất).
Video đang HOT
Trong số các thị trường khác ở châu Á, Martin cho biết, Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) là những nền kinh tế có thể hồi phục kinh tế tương tự Trung Quốc.
Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng, PMI nhiều nền kinh tế khác sẽ vẫn tiếp tục giảm và duy trì mức thấp trong hai hoặc ba tháng trước khi quay lại hồi phục.
“Đó sẽ là câu chuyện mà chúng ta thấy ở châu Âu, Mỹ và thị trường chứng khoán vẫn chưa phản ánh điều đó. Họ vẫn nghĩ rằng một khi Covid-19 hết thì kinh tế sẽ tăng trưởng, nhưng nó sẽ không phải như vậy”, Martin cho biết.
Ba chỉ số chính đã chứng kiến mức tăng mạnh trong tháng 5, với chỉ số Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq Composite tăng hơn 4% mỗi tháng. Tại châu Á, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đã tăng hơn 8% trong tháng 5, chỉ số Stoxx 600 của châu Âu cũng thăng khoảng 3% trong tháng.
Tuy nhiên, Martin cảnh báo đây không phải là thị trường hồi phục mạnh.
“Chúng tôi đã chứng kiến làn sóng đầu tiên do Covid-19 gây ra nhưng hiện tại còn hai hoặc ba làn sóng nữa như thất nghiệp, phá sản, vỡ nợ sẽ tác động tiêu cực tới nền kinh tế vào cuối năm”, Martin nhấn mạnh.
“Chúng tôi sẽ thấy những thành phố, các bang và chính phủ nới lỏng sau đó thực hiện giãn cách xã hội trở lại vì họ lo lắng về đợt bùng nổ dịch thứ 2, điều này sẽ dễ dẫn tới giảm phát do nhu cầu tiêu thụ hàng hoá giảm và việc tái cấu trúc một số ngành cốt lõi sẽ diễn ra”, Martin cho biết thêm.
Căng thẳng Mỹ- Trung chi phối thị trường chứng khoán châu Á phiên 27/5
Chứng khoán châu Á biến động bất nhất trong phiên giao dịch chiều 27/5.
Chứng khoán châu Á biến động trái chiều. Ảnh minh họa: TTXVN
Chứng khoán châu Á biến động bất nhất trong phiên giao dịch chiều 27/5, giữa lúc giới đầu tư đẩy mạnh bán tháo chốt lời và những lo ngại về căng thẳng leo thang trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, qua đó làm giảm bớt phần nào sự lạc quan về việc các nền kinh tế trên thế giới đang từng bước mở cửa trở lại sau thời gian dài phong tỏa.
Kết thúc phiên này, tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 148,06 điểm (0,7%) lên 21.419,23 điểm. Việc Chính phủ Nhật Bản thông qua gói kích thích kinh tế mới trị giá 117.100 tỷ yen (1.100 tỷ USD), bao gồm một khoản chi trực tiếp 33.000 tỷ yen nhằm hạn chế tác động kinh tế từ đại dịch COVID-19, đã giúp thị trường chứng khoán nước này khởi sắc. Gói kích thích mới được soạn thảo sau khi Nhật Bản đã tung ra gói kích thích cũng có trị giá 1.100 tỷ USD vào tháng trước, đưa tổng số tiền mà nước này đã chi nhằm ứng phó với tác động của đại dịch lên 234.000 tỷ yen, tương đương gần 40% GDP.
Thị trường chứng khoán Hàn Quốc cũng đi lên bất chấp căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan tới Hong Kong. Các nhà đầu tư đẩy mạnh mua vào cổ phiếu giá hời, trong khi gia tăng hy vọng vào khả năng phục hồi của nền kinh tế. Khép phiên, chỉ số KOSPI tăng 1,42 điểm (0,07%) lên 2.031,20 điểm. Các thị trường Kuala Lumpur của Malaysia, Jakarta của Indonesia, Bangkok của Thái Lan và Singapore cũng đồng loạt đỏ sàn.
Tại Trung Quốc, hai sàn giao dịch chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng giảm điểm. Các cuộc biểu tình tại Hong Kong nhằm phản đối kế hoạch ban hành luật an ninh mới cho Khu Hành chính đặc biệt này làm dấy lên quan ngại về những tổn thương kinh tế sẽ lặp lại như hồi năm ngoái, cũng như căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc. Đóng cửa phiên này, chỉ số Hang Seng mất 83,3 điểm (0,36%) xuống 23.301,36 điểm. Trong khi đó, chỉ số Shanghai Composite hạ 9,74 điểm (0,34%) xuống 2.836,80 điểm.
Còn tại Việt Nam, khép lại giao dịch 27/5, chỉ số VN-Index giảm 11,65 điểm (1,34%) xuống 869,13 điểm, trong khi chỉ số HNX-Index cũng mất 1,45% (1,6 điểm) xuống 108,89 điểm./.
Chứng khoán châu Á tiếp tục tăng điểm trong phiên giao dịch chiều 26/5 Chỉ số Shanghai Composite của thị trường Thượng Hải và chỉ số Hang Seng tại thị trường Hong Kong lần lượt tăng 1% và 1,9%, lên mức tương ứng 2.846,55 điểm và 23.384,66 điểm. (Nguồn: cnbc) Các thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục tăng điểm trong phiên chiều 26/5, giữa lúc các biện pháp phong tỏa được áp dụng nhằm ngăn...