Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng thấp hơn dự đoán trong quý 3 năm nay
Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) ngày 19/10 công bố số liệu chính thức cho thấy trong quý 3/2018, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng thấp hơn dự đoán và chỉ tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2017, mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Vận chuyển hàng hóa tại Liên Vận Cảng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. (Nguồn: AFP/TTXVN)
So với quý 2/2018, GDP trong quý 3 của Trung Quốc tăng 1,6%, giảm so với mức tăng 1,8% ghi nhận trong quý trước đó.
Các số liệu này cho thấy kinh tế Trung Quốc đã tăng chậm lại, khi mà nhiều năm nỗ lực giải quyết các nguy cơ về nợ đang bắt đầu đè nặng lên đà tăng trưởng và cuộc chiến thương mại với Mỹ cũng đang đe dọa hoạt động xuất khẩu.
Video đang HOT
Trước đó, trong cuộc khảo sát của hãng tin Reuters, giới phân tích dự đoán GDP của Trung Quốc sẽ tăng 6,6% trong quý 3, giảm nhẹ so với mức tăng trưởng 6,7% ghi nhận trong quý trước đó.
Số liệu tăng trưởng quý 3 kể trên là mức yếu nhất kể từ quý 1/2009, khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang diễn ra.
Số liệu kinh tế gần đây cho thấy nhu cầu trong nước của Trung Quốc đang yếu đi, cùng với đó là hoạt động sản xuất công nghiệp, đầu tư vào cơ sở hạ tầng sa sút và chi tiêu tiêu dùng sụt giảm, do nhiều năm chính phủ hạn chế nợ và hoạt động cho vay có mức độ rủi ro cao đã làm tăng chi phí đi vay của doanh nghiệp./.
Theo KHÁNH LY (TTXVN/VIETNAM )
Giới trung lưu Trung Quốc có thể "cứu vãn" kinh tế trong chiến tranh thương mại?
Nhiều người tiêu dùng Trung đang phải "thắt lưng buộc bụng" chi tiêu trong bối cảnh căng thẳng thương mại đang diễn biến phức tạp.
Tờ scmp cho rằng, các lo lắng về căng thẳng thương mại song phương giữa Mỹ và Trung Quốc đang gia tăng khiến cho tầng lớp trung lưu Trung Quốc đang phải cân đối tính toán chi tiêu.
Ảnh minh hoạ. Nguồn:scmp
Giới người lạc quan tin tưởng rằng, tầng lớp trung lưu Trung Quốc đang mỗi ngày phát triển và có khả năng nâng cao ảnh hưởng vị trí của Trung Quốc đối với thế giới trong bối cảnh hiện tại. Tuy nhiên, nhiều người khác lại cho rằng, tầng lớp này đang "chững lại" bởi các ảnh hưởng của căng thẳng thương mại và điều này khiến cho nền kinh tế trì trệ hơn.
Theo tờ scmp, Bắc Kinh muốn tầng lớp trung lưu có thể giải cứu kinh tế Trung Quốc ở bối cảnh hiện tại. Tuy nhiên, chi phí tăng lên và các lo lắng về thu nhập tương lai trong bối cảnh nền kinh tế đang đi chậm chạp. Các hoài nghi về việc liệu chính phủ có thể hỗ trợ cho dân số già Trung Quốc đang gia tăng đã khiến cho người tiêu dùng đang phải thận trọng hơn.
Trong nhiều trường hợp, tầng lớp trung lưu đang làm ngược lại với những gì chính phủ Trung Quốc muốn khi họ giảm đi chi tiêu và tỏ ra thận trọng hơn. Theo scmp, nhiều người dân thuộc tầng lớp trung lưu Trung Quốc cũng đang phải vật lộn để kiếm sống trong bối cảnh khủng hoảng thương mại song phương giữa Trung Quốc và Mỹ.
Theo ước tính của chính phủ, tầng lớp trung lưu Trung Quốc hiện đang chiếm tỷ lệ cao nhất thế giới với hơn 400 triệu người tiêu dùng
Tầng lớp trung lưu có khả năng tăng chi tiêu tùy ý vào các sản phẩm và dịch vụ đồng thời giúp ổn định nền kinh tế trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ.
Trên scmp, nhà nghiên cứu Patrik Schowitz từng đưa ra cảnh báo Mỹ và Trung Quốc có thể phải chôn vùi trong cuộc chiến tranh thương mại kéo dài và các ngân hàng trung ương có thể phải thắt chặt chính sách tiền tệ.
Vào thời điểm bắt đầu căng thẳng, điều hợp lý được gợi ý là cần phải tham gia tiến trình đàm phán kéo dài để giảm bớt căng thẳng nhưng chỉ có thể dừng lại ở một thỏa thuận. Tuy nhiên, cả Mỹ và Trung Quốc vẫn bị lún sâu vào các căng thẳng. Các nhà đầu tư phải thừa nhận khả năng quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn tiếp tục suy giảm trong thời gian tới. Vì vậy bất kỳ đầu tư nào cũng đối mặt với nhiều rủi ro.
Hồng Nhung
Theo toquoc.vn
Trung Quốc và thời cơ vàng để trở thành đồng tiền chính của châu Á? Những hướng đi mới của Washington nhắm vào việc thắt chặt nguồn cung đô la Mỹ cho Trung Quốc có thể là cơ hội vàng cho đồng nhân dân tệ lên ngôi tại châu Á. Đồng nhân dân tệ sẽ đánh bại đồng đô la Mỹ tại châu Á sau chiến tranh thương mại? - Ảnh: SCMP Hướng đi mới của chiến tranh...