Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất trong 28 năm
Trung Quốc dự kiến công bố mức tăng trưởng kinh tế chậm nhất trong 28 năm của năm 2018 trong bối cảnh nhu cầu nội địa giảm sút và các áp lực thuế quan của Mỹ gia tăng.
Theo thăm dò của Reuters, các nhà phân tích ước tính nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chỉ tăng 6,4% trong quý IV so với cùng kỳ năm 2017, chậm hơn so với mức 6,5% trong quý III và ở cùng mức so với đầu năm 2009 trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Điều đó có thể kéo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 2018 xuống 6,6%, mức thấp nhất kể từ năm 1990 và giảm so với mức 6,8% trong năm 2017.
Video đang HOT
Một phụ nữ xem quảng cáo việc làm trên bức tường ở Tây Hải Ngạn, thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, ngày 17/1/2019. Ảnh: Reuters.
Dấu hiệu suy yếu ngày càng tăng ở Trung Quốc, nơi tạo ra gần 1/3 tăng trưởng toàn cầu trong thập kỷ qua, đang gây ra lo ngại về rủi ro cho nền kinh tế thế giới và tác động tới lợi nhuận của các công ty, từ Apple cho đến các nhà sản xuất ôtô lớn.
Các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đã cam kết hỗ trợ nhiều hơn cho nền kinh tế trong năm nay để giảm nguy cơ mất việc lớn. Biện pháp này có thể giúp nền kinh tế tăng tốc nhanh chóng nhưng cũng có thể để lại núi nợ như các gói kích thích từng được áp dụng trong quá khứ.
Trước khi các biện pháp kích thích được triển khai, các nhà phân tích tin rằng tình hình Trung Quốc sẽ còn tệ hơn với mức tăng trưởng xuống còn 6,3% trong năm nay. Một số nhà phân tích tin rằng mức tăng trưởng thực tế còn thấp hơn nhiều so với dữ liệu chính thức.
Ngay cả khi Trung Quốc và Mỹ đạt được thỏa thuận thương mại trong các cuộc đàm phán hiện tại, nền kinh tế Trung Quốc cũng khó phục hồi, trừ khi Bắc Kinh có thể thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng đang ở mức thấp.
Trung Quốc sẽ công bố dữ liệu GDP quý IV và cả năm 2018 vào ngày 21/1 cùng với sản lượng, chỉ số bán lẻ và đầu tư cố định của tháng 12/2018.
Theo zing.vn
Triển vọng ảm đạm của ngành xuất khẩu Trung Quốc
Có nhiều dự đoán cho rằng quý đầu tiên của năm 2019 sẽ là thời kỳ tồi tệ nhất và Bắc Kinh sẽ phải tăng cường biện pháp ổn định niềm tin của thị trường.
Hàng hóa được xếp tại cảng Dương Sơn, Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Số liệu mới nhất do Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố cho thấy trong tháng 12/2018, tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã khiến xuất khẩu hàng hóa của nước này giảm mạnh. Trong năm 2019 tình hình càng khó khả quan.
Kể cả trong trường hợp Mỹ-Trung đạt được thỏa thuận thương mại, xuất khẩu của Trung Quốc trong vài tháng tới vẫn tiếp tục đi xuống. Có nhiều dự đoán cho rằng quý đầu tiên của năm 2019 sẽ là thời kỳ tồi tệ nhất và Bắc Kinh sẽ phải tăng cường biện pháp ổn định niềm tin của thị trường.
Số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố đầu tuần này cho biết nếu tính theo đồng USD, xuất khẩu tháng 12/2018 của Trung Quốc giảm 7,6% so với cùng kỳ năm trước đó, thấp hơn nhiều so với mức dự đoán của thị trường là tăng 4,5%; nếu tính theo đồng nhân dân tệ , xuất khẩu của Trung Quốc tháng 12/2018 giảm 3,1%, cũng thấp hơn nhiều so với dự báo của thị trường là tăng 12%.
Tác động của cơn sóng dữ mang tên "chiến tranh thương mại Mỹ-Trung" rốt cuộc đã ập tới. Nhiều chuyên gia cho rằng cùng với sự nóng lên của nhân tố chiến tranh thương mại, tình hình ngoại thương của Trung Quốc năm 2019 chắc chắn sẽ còn diễn biến theo chiều hướng bất lợi hơn.
Nhà kinh tế Vương Quân thuộc Ngân hàng Trung Nguyên (Zhongyuan Bank) chỉ rõ tình hình xuất khẩu của Trung Quốc hiện nay khá ảm đạm, tốc độ tăng trưởng đã về mức một con số.
Nhưng điều đáng chú ý là hành động "đình chiến" của Mỹ-Trung chỉ có nghĩa chiến tranh thương mại sẽ không tiếp tục leo thang hoặc hai bên sẽ giảm bớt "hỏa lực", chứ không phải đã dập tắt "lửa chiến tranh".
Trong tương lai không loại trừ khả năng "lửa chiến tranh" lại bùng lên sau một thời gian "đình chiến". Do vậy, theo nhà kinh tế Vương Quân, dù thế nào thì tác động tiêu cực của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đối với xuất khẩu và kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ xuất hiện.
Mức độ ảnh hưởng ra sao còn phải xem trong 90 ngày (kể từ cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung bên lề Hội nghị G20 ở Argentina vào cuối tháng 11, đầu tháng 12/2018) hai bên đạt được "thành quả lớn" thế nào.
Số liệu kinh tế tháng 12/2018 xấu đi đã minh chứng cho sự đi xuống của kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Trung Quốc nói riêng. Tình hình ngoại thương quý I/2019 chắc chắn không thể lạc quan, có thể trở thành quãng thời gian tồi tệ nhất trong cả năm 2019.
Chuyên gia kinh tế trưởng của chuyên trang tài chính Wallstreetcn.com Đặng Hải Thanh cho rằng ngoài nhân tố chiến tranh thương mại, từ năm 2018 trở lại đây, những thị trường lớn như châu Âu và Nhật Bản đều xuất hiện tình trạng sụt giảm, xuất khẩu của Hàn Quốc cũng đi xuống, nên Trung Quốc không thể tránh khỏi bị tác động.
Dự báo trong năm 2019, nếu kinh tế Mỹ không còn tăng trưởng mạnh mẽ, trụ đỡ kinh tế toàn cầu sẽ biến mất và cục diện xuất khẩu của Trung Quốc sẽ càng xấu hơn. Cho nên, cùng với việc đối mặt với áp lực lớn về thương mại, Trung Quốc vẫn cần phải tăng cường điều tiết chu kỳ nới lỏng tiền tệ.
Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, nhà phân tích kinh tế vĩ mô Hồ Nguyệt Hiểu thuộc Công ty Chứng khoán Thượng Hải cho rằng xu thế phát triển ổn định của ngoại thương Trung Quốc có thể sẽ được giữ vững do được lợi từ quy mô khổng lồ của kinh tế Trung Quốc và sự phát triển toàn diện của cải cách mở cửa đối ngoại.
Theo nhà phân tích kinh tế vĩ mô Hồ Nguyệt Hiểu, tỷ trọng của nền Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới cho thấy khó có khả năng thặng dư thương mại của Trung Quốc giảm xuống trong tương lai. Trao đổi kinh tế giữa Trung Quốc và các nước trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) tăng lên rõ rệt./.
Theo TTXVN
Cổ phiếu dệt may bật tăng sau khi CPTPP có hiệu lực Thị trường chứng khoán Mỹ ghi nhận phiên giao dịch đầu tuần không mấy khả quan với S&P 500 (-0,53%), DJIA (-0,36%) và Nasdaq Composite (-0,94%) bởi vì nỗi lo ngại về sự suy thoái kinh tế Trung Quốc tác động tiêu cực đến tâm lý các nhà đầu tư. Nhưng ngược lại, sắc xanh đã trở lại với TTCK Châu Á khi...