Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại trong quý II/2024
Số liệu chính thức công bố ngày 15/7 cho thấy kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 4,7% trong quý II/2024 so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với dự báo tăng 5,1% mà các nhà phân tích của hãng tin Reuters đưa ra, ngay cả khi các nhà hoạch định chính sách tìm cách thúc đẩy nhu cầu trong nước giữa lúc thị trường bất động sản sụt giảm kéo dài.
Bên trong nhà máy sản xuất ô tô ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
So với quý trước, GDP của Trung Quốc đã tăng 0,7% trong tháng 4 – 6/2024, thấp hơn dự báo tăng 1,1% và so với mức tăng 1,5% được điều chỉnh của quý trước. Các nhà phân tích dự đoán các nhà hoạch định chính sách sẽ phải thực hiện thêm các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế giữa lúc thị trường bất động sản suy giảm, nợ chính quyền địa phương gia tăng và chi tiêu của khu vực tư nhân yếu.
Các nhà phân tích tại Citi cho biết trước khi dữ liệu trên được công bố rằng nhu cầu trong nước suy yếu có thể tiếp tục gây áp lực lên lạm phát và bắt đầu làm suy giảm hoạt động sản xuất. Tất cả sự chú ý có thể đổ dồn vào hội nghị toàn thể lần thứ ba và cuộc họp Bộ Chính trị Trung Quốc trong tháng 7 này.
Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 5% trong năm 2024, một mục tiêu mà nhiều nhà phân tích cho là tham vọng và có thể yêu cầu nhiều biện pháp kích thích hơn.
Video đang HOT
Để đối phó với nhu cầu trong nước yếu kém và khủng hoảng bất động sản, Trung Quốc đã tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và đổ tiền vào sản xuất công nghệ cao.
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm 2024 không đồng đều, với sản lượng công nghiệp vượt tiêu dùng trong nước, làm dấy lên nguy cơ giảm phát trong bối cảnh thị trường bất động sản suy giảm và nợ chính quyền địa phương gia tăng.
Trong khi đó, giá tiêu dùng tháng 6/2024 đã tăng trong tháng thứ năm liên tiếp, song không đạt kỳ vọng, trong khi giảm phát nhà máy vẫn tiếp diễn, do các biện pháp của chính phủ không có hiệu quả đáng kể để thúc đẩy nhu cầu trong nước.
Hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc mạnh mẽ đã hỗ trợ phần nào cho tăng trưởng, song căng thẳng thương mại leo thang đang đặt ra thách thức lớn. Xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng 8,6% trong tháng 6/2024 so với năm trước, và nhập khẩu bất ngờ giảm 2,3%, cho thấy các nhà sản xuất đang đặt hàng trước để tránh các mức thuế từ các đối tác thương mại.
Tháng trước, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương), ông Pan Gongsheng đã cam kết giữ vững lập trường chính sách tiền tệ hỗ trợ và cho biết PBoC sẽ sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách bao gồm lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc để hỗ trợ phát triển kinh tế.
Vai trò của Trung Quốc trong định hình xu hướng giá dầu
Có một lý do rõ ràng tại sao Trung Quốc lại đóng vai trò nổi bật trong mọi dự báo về nhu cầu dầu và biến động giá: Chỉ riêng lượng dầu thô nhập khẩu hàng ngày của nước này đã vượt lượng dầu thô mà EU tiêu thụ hàng ngày.
Ảnh minh họa: Getty Images/ TTXVN
Khi hãng tin Reuters đưa tin vào đầu tháng này rằng lượng dầu nhập khẩu của châu Á đã giảm vừa phải trong nửa đầu năm nay, nhiều nhà giao dịch đã ngay lập tức chuyển chú ý sang Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.
Trong nửa đầu năm nay, Trung Quốc nhập khẩu trung bình 11,08 triệu thùng dầu mỗi ngày. Con số này khá lớn. Tuy nhiên, vì đã giảm so với mức trung bình hằng ngày kỷ lục của năm ngoái là 11,28 triệu thùng/ngày, nên số liệu trên được hiểu là "bi quan".
Có một lý do rõ ràng tại sao Trung Quốc lại quan trọng trong mọi dự báo về nhu cầu dầu mỏ và biến động giá cả: Chỉ riêng lượng dầu thô nhập khẩu hàng ngày của nước này đã vượt lượng dầu thô mà EU tiêu thụ hàng ngày. Các dự báo về nhu cầu dường như cho rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục sử dụng ngày càng nhiều dầu thô, khiến nước này có vai trò quá lớn trong xu hướng giá cả.
Bloomberg cũng mới đưa tin rằng triển vọng giá dầu trong nửa cuối năm đang ngày càng trở nên không chắc chắn vì nhu cầu tăng trưởng của Trung Quốc không đáp ứng được kỳ vọng của các nhà giao dịch và nhà phân tích. Nguồn tin trích dẫn việc khởi động lại các nhà máy lọc dầu chậm hơn dự kiến sau mùa bảo dưỡng, lượng mua thấp hơn của một số nhà cung cấp lớn kể từ đầu tháng và khả năng nhập khẩu giảm hàng tháng.
Nhưng thực tế trên tiếp tục đảm bảo rằng Trung Quốc duy trì vị thế là người định giá lớn nhất - chỉ có thể so sánh với Mỹ - và về cơ bản là bỏ qua phần còn lại của thế giới. "Giá dầu thô tăng có thể làm giảm thêm nhu cầu mua dầu thô của Trung Quốc. Mặc dù chúng tôi dự kiến lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc sẽ đi ngang trong quý 3 ở mức khoảng 11 triệu thùng/ngày, nhưng vẫn có nguy cơ giảm vào cuối quý 3 và quý 4 năm nay", Mia Geng, nhà phân tích tại công ty tư vấn năng lượng FGE, nói với Bloomberg.
Nói cách khác, giống như bất kỳ nhà nhập khẩu nào khác, Trung Quốc nhạy cảm với giá cả, và giá càng cao, người mua dầu càng ít muốn tăng lượng mua. Đây là phản ứng tự nhiên của thị trường. Mối lo ngại về nhu cầu đó đã bùng nổ trong năm nay trên thị trường dầu mỏ, vì tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc - cũng như tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ - có vẻ như đã không đáp ứng được kỳ vọng quá lạc quan.
Rắc rối trong lĩnh vực bất động sản, dẫn đến hoạt động xây dựng thấp hơn, là một ví dụ rõ ràng về sự tăng trưởng không mấy ấn tượng này ở Trung Quốc. Thực tế, Trung Quốc là thị trường xe điện lớn nhất và đây là giải thích hàng đầu cho xu hướng giảm nhu cầu dầu mỏ dài hạn đang bao trùm ở quốc gia này.
Tóm lại, Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng vai trò nổi bật trong dự báo nhu cầu dầu mỏ. Ngay cả khi nhu cầu đạt đỉnh, Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới nhờ quy mô nền kinh tế.
Kinh tế của Trung Quốc tiếp tục phục hồi và có xu hướng phát triển tốt Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, từ đầu năm đến nay, tình hình kinh tế của Trung Quốc tiếp tục phục hồi và có xu hướng phát triển tốt, xu thế phát triển tích cực của ngành thương mại tiếp tục được củng cố. Trong tháng 5/2024, kim ngạch xuất nhập khẩu của nước này tăng 8,6% so với cùng kỳ năm...