Kinh tế Trung Quốc qua những con số mới nhất
Số liệu chính thức công bố ngày 17/5 cho thấy sản xuất công nghiệp của Trung Quốc đã tăng trong tháng 4/2024 nhưng hoạt động tiêu dùng chậm lại, chủ yếu do những khó khăn trong lĩnh vực bất động sản và các lĩnh vực khác tiếp tục đè nặng lên sự phục hồi kinh tế.
Công nhân làm việc tại nhà máy Jack Sewing Machine ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Theo báo cáo Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS), sản lượng công nghiệp của nước này trong tháng 4 đã tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn mức tăng 4,5% của tháng 3. Con số này cũng vượt mức 5,5% được đưa ra trong dự báo của các nhà kinh tế tham gia khảo sát do hãng tin Bloomberg thực hiện.
Tuy nhiên, tăng trưởng doanh số bán lẻ – thước đo chi tiêu tiêu dùng chính của Trung Quốc – tiếp tục chậm lại và giảm từ mức 3,1% trong tháng 3 xuống 2,3% trong tháng trước.
Bà Dan Wang, nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng Hang Seng Bank China, cho biết doanh số bán lẻ bị suy giảm do giá tiêu dùng thấp và doanh số bán nhà tiếp tục sụt giảm. Theo bà, niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ vẫn ở mức thấp nếu không có chính sách hỗ trợ trực tiếp nhắm vào thu nhập gia đình và các hàng hóa lâu bền.
Video đang HOT
Phản ứng với những số liệu mới nhất, ông Zhiwei Zhang, Chủ tịch kiêm nhà kinh tế trưởng tại công ty tư vấn đầu tư Pinpoint Asset Management, đánh giá lĩnh vực chế tạo mạnh mẽ có thể đã nhận được lực đẩy từ nhu cầu bên ngoài. Bằng chứng là sự tăng trưởng của khối lượng xuất khẩu.
Nhưng giá bất động sản giảm và các chỉ số vĩ mô khác có thể thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách thực hiện các hành động mạnh mẽ hơn để thúc đẩy nhu cầu trong nước. Ông Zhang nói thêm rằng khả năng Trung Quốc cắt giảm lãi suất trong quý II/2024 đang tăng lên.
Nền kinh tế Trung Quốc đang cho thấy sự phục hồi kinh tế không đồng đều. Trong đó, thị trường bất động sản nợ nần chồng chất, tiêu dùng tăng chậm và tỷ lệ thất nghiệp cao đặc biệt trong giới trẻ là những thách thức mà các nhà hoạch định chính sách đang phải đối mặt.
Số liệu chính thức cho thấy giá bán và doanh số bán bất động sản tại Trung Quốc tiếp tục trượt dốc trong tháng 4, gây thêm áp lực lên lĩnh vực đang ngập trong nợ nần này.
Chính phủ Trung Quốc gần đây đã phát tín hiệu về kế hoạch tăng cường hỗ trợ nền kinh tế. Hồi đầu tuần này, nước này đã thông báo về việc mở bán trái phiếu chính phủ dài hạn đợt đầu tiên – một động thái được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng. Ngoài ra, các nhà chức trách cũng sẽ tổ chức một cuộc họp quan trọng trong ngày 17/5 nhằm thảo luận về khả năng cứu trợ thêm cho lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn.
Trung Quốc: Xuất nhập khẩu tăng vượt dự báo trong hai tháng đầu năm
Xuất nhập khẩu của Trung Quốc đã tăng vượt dự báo trong hai tháng đầu năm nay. Thông tin này cho thấy thương mại toàn cầu đang khởi sắc và là tín hiệu đáng khích lệ đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới khi giới chức nước này đang nỗ lực thúc đẩy đà phục hồi kinh tế.
Container hàng hóa được bốc dỡ tại Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc ngày 7/12/2020. Ảnh: THX/ TTXVN
Số liệu được Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố ngày 7/3 cho thấy xuất khẩu trong tháng Một và tháng Hai vừa qua tăng 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn nhiều so với mức tăng dự báo 1,9% được đưa ra trong cuộc khảo sát của hãng tin Reuters. Trong khi đó, nhập khẩu tăng 3,5%, cao hơn mức tăng dự báo 1,5%.
Chuyên gia Xu Tianchen của bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro EIU thuộc tập đoàn the Economist cho biết số liệu khả quan hơn dự đoán này cho thấy sự phục hồi trong thương mại toàn cầu nhờ lực đẩy từ lĩnh vực điện tử. Nhưng chuyên gia này cho hay có được số liệu khả quan như trên cũng nhờ cơ sở so sánh thấp, khi xuất khẩu trong hai tháng đầu năm 2023 giảm 6,8%. Thặng dư thương mại của Trung Quốc tăng lên 125,16 tỷ USD, cao hơn mức dự đoán 103,7 tỷ USD trong khảo sát nói trên và 75,3 tỷ USD trong tháng 12 năm ngoái.
Trong đó, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ tăng trở lại trong hai tháng đầu năm nay, với mức tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái, "lội ngược dòng" từ mức giảm 6,9% trong tháng 12/2023. Trong khi đó, xuất khẩu sang châu Âu vẫn giảm 1,3%.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường ngày 5/3 đã công bố mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay tương tự như năm ngoái, ở mức khoảng 5%, và cam kết thay đổi mô hình phát triển của nước này, vốn phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu thành phẩm và năng lực sản xuất công nghiệp dư thừa.
Giới chức Trung Quốc đang "vật lộn" với đà tăng trưởng chậm chạp trong năm qua do cuộc khủng hoảng bất động sản, người tiêu dùng trì hoãn chi tiêu, các công ty nước ngoài thoái vốn, các công ty sản xuất đối mặt với nhu cầu yếu và các chính quyền địa phương đang chịu gánh nặng nợ khổng lồ. Sự phục hồi ổn định trong xuất khẩu là cần thiết để giới chức Trung Quốc tin rằng động lực tăng trưởng quan trọng này có giúp thúc đẩy nền kinh tế.
Trung Quốc đã cam kết ban hành thêm các biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng, sau khi các biện pháp được thực hiện từ tháng Bảy năm ngoái chỉ đem lại tác động khiêm tốn. Nhưng giới phân tích cảnh báo năng lực tài khóa của nước này hiện rất hạn chế.
Nhiều chuyên gia phân tích lo ngại rằng kinh tế Trung Quốc có thể rơi vào tình trạng trì trệ nếu nước này không có các biện pháp tái định hướng nền kinh tế.
Giá tiêu dùng tại Trung Quốc giảm mạnh nhất trong hơn 14 năm Số liệu của Tổng cục Thống kê Quốc gia (NBS) công bố ngày 8/2 cho thấy, giá tiêu dùng tại Trung Quốc trong tháng 1/2024 giảm mạnh nhất trong hơn 14 năm, khi các nhà lãnh đạo nước này nỗ lực thúc đẩy lòng tin tiêu dùng tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Người dân chọn mua hàng trong siêu...