Kinh tế Trung Quốc phát tín hiệu phục hồi mạnh mẽ
Cả chỉ số sản xuất và lợi nhuận công nghiệp nước này đều tăng tháng thứ ba liên tiếp, GDP quý IV của Trung Quốc cũng được dự đoán lên mạnh hơn sau 7 quý liên tiếp ì ạch.
Theo công bố ngày hôm nay của Cục thống kê quốc gia Trung Quốc và Cơ quan Hậu cần – Mua bán Trung Quốc, chỉ số Nhà quản trị mua hàng ( PMI) tháng 12 của nước này là 50,6. Số liệu này thấp hơn dự đoán của Bloomberg là 51 và đứng yên so với tháng 11 (50,6). Đây là tháng thứ ba liên tiếp chỉ số này trên 50 và là bằng chứng cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ tăng trưởng nhanh vào đầu năm 2013.
PMI công bố hôm qua bởi HSBC và Markit Economics cũng cho thấy sản xuất tại đây đã đạt mức cao nhất 19 tháng với 51,5. Thêm vào đó, lợi nhuận công nghiệp nước này tăng liên tiếp ba tháng trong tháng 11, theo số liệu được Cục thống kê quốc gia Trung Quốc công bố ngày 27/12.
Video đang HOT
Một công nhân đang làm việc trong nhà máy tại Giang Tô (Trung Quốc). Ảnh: Bloomberg
Những số liệu trên cho thấy việc tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng đang phát huy tác dụng, giúp nước này thoát khỏi tình trạng 7 quý liên tiếp tăng trưởng ì ạch khi ban lãnh đạo mới chính thức lên nắm quyền. Ông Lý Khắc Cường sẽ kế nhiệm Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo vào tháng 3 và dự định thúc đẩy đô thị hóa để lái tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững hơn.
Joy Yang – nhà kinh tế trưởng khu vực Trung Quốc tại Mirae Asset Securities Hong Kong cho biết: “Không còn nghi ngờ gì nữa, kinh tế Trung Quốc sẽ bật tăng nhanh trở lại trong nửa đầu năm 2012. Là một quốc gia đang phát triển, nước này hoàn toàn có thể thúc đẩy cơ sở hạ tầng để chống lại các tác động tiêu cực lên nền kinh tế”.
Tuy nhiên, theo Zhang Liqun, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Phát triển quốc gia, việc PMI tháng 12 chỉ bằng tháng trước cho thấy “sự phục hồi vẫn còn yếu”. Ông dự đoán kinh tế Trung Quốc sắp bước vào giai đoạn ổn định với mức tăng trưởng hàng năm từ 7% – 8%.
Cùng theo một cuộc khảo sát với các nhà phân tích hàng đầu tại Bloomberg, GDP quý IV của nước này tăng khoảng 7,8%, nhích nhẹ so với mức thấp kỷ lục 3 năm (7,4%) đạt được trong quý III. Số liệu chính thức sẽ được chính phủ Trung Quốc công bố vào ngày 18/1 tới.
Theo VNE
HSBC phải nộp phạt gần 2 tỉ USD trong nghi án "rửa tiền"
Ngân hàng lớn nhất Châu Âu HSBC sẽ phải nộp phạt ít nhất 1,9 tỉ USD cho nhà chức trách Mỹ để giải quyết vụ điều tra "rửa tiền" nhằm vào nhà băng này. Đây là mức phạt lớn chưa từng có trong lịch sử ngành ngân hàng thế giới.
Hãng tin tài chính Bloomberg dẫn nguồn tin thân cận cho biết, HSBC và cơ quan công tố của Mỹ đã đạt được thỏa thuận nộp phạt nói trên vào ngày hôm qua- 10.12.
Trước đó, một ủy ban thuộc Thượng viện Mỹ cáo buộc các quan chức hàng đầu của HSBC đã giám sát lỏng lẻo hoạt động của ngân hàng này, dẫn tới bị nghi dính líu vào hoạt động "rửa tiền" cho các băng đảng ma túy ở Mexico và chuyển tiền cho một số nhà băng ở các quốc gia bị cấm vận, bao gồm Iran và Sudan.
Cũng trong ngày 10.12, ngân hàng lớn thứ nhì của Anh là Standard Chartered nhất trí nộp phạt 327 triệu USD sau khi các nhà chức trách Mỹ cáo buộc ngân hàng này vi phạm lệnh trừng phạt của Washington đối với Iran, khi bị tình nghi rửa tiền cho các cá nhân và tổ chức tại quốc gia này.
Thời gian qua, HSBC và Standard Chartered đã trở thành mục tiêu điều tra "rửa tiền" của một loạt cơ quan chức năng Mỹ. Các cơ quan này bao gồm Bộ Tư pháp Mỹ, Bộ Tài chính Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Văn phòng Kiểm soát tiền tệ và các cơ quan công tố của thành phố New York.
Những nỗ lực của Giám đốc điều hành (CEO) HSBC- ông Stuart Gulliver, nhằm cắt giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận- đang chịu tác động bất lợi từ các cuộc điều tra "rửa tiền" ở Mỹ. Ủy ban của Thượng viện Mỹ cho rằng, việc HSBC không tuân thủ các biện pháp kiểm soát "rửa tiền" cho phép các tổ chức khủng bố và buôn lậu ma túy tiếp cận với hệ thống tài chính Mỹ.
Hiện HSBC chưa đưa ra thông tin chính thức nào về thông tin nộp phạt số tiền 1,9 tỉ USD cho nhà chức trách Mỹ.
Trong quý III vừa qua, HSBC đã dự phòng 800 triệu USD cho bồi thường nghi án "rửa tiền", bổ sung thêm vào khoản dự phòng 700 triệu USD cho vụ này. Đầu tháng 11, HSBC cho biết, có thể phải nộp phạt nhiều hơn số tiền 1,5 tỉ USD đã dự phòng để giải quyết các cuộc điều tra chống rửa tiền tại Mỹ.
Là CEO của HSBC từ tháng 1.2011 tới nay, ông Gulliver đang tìm cách cắt giảm chi phí 2,5-3,5 tỉ USD và phục hồi lợi nhuận thông qua bán tài sản ở các thị trường mới nổi. Mới đây nhất, HSBC đạt thỏa thuận bán lại cổ phần 16% trong công ty bảo hiểm lớn nhất Trung Quốc Ping An cho đối tác Charoen Pokphand Group của Thái Lan với giá 9,4 tỉ USD.
Về phần mình, vào tháng 8 vừa qua, Starndard Charterd đã nộp phạt 340 triệu USD cho nhà chức trách bang New York cũng vì bị điều tra "rửa tiền". Hôm 6.12, Standard Chartered đã tuyên bố với các nhà đầu tư rằng, ngân hàng này có thể phải nộp phạt thêm 330 triệu USD để khép lại các cuộc điều tra khác.
Theo giới phân tích, khoản nộp phạt công bố ngày 10.11 sẽ khép lại các cuộc điều tra "rửa tiền" ở Standard Chartered. Giá cổ phiếu của ngân hàng này đã tăng 0,8% trong phiên giao dịch tại London, nâng tổng mức tăng từ đầu năm lên 6,3%.
Theo laodong
Quan chức cấp cao Trung Quốc đầu tiên bị điều tra sau đại hội Đảng Ngày 5/12, báo chí Trung Quốc đưa tin, cơ quan phòng chống tham nhũng nước này đã mở điều tra cáo buộc tham nhũng đối với phó bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên, đúng theo như cam kết chống tham nhũng của các nhà lãnh đạo mới sau đại hội Đảng vừa qua. Trung Quốc bắt đầu mở điều tra các quan chức...