Kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu suy yếu G7 cứng rắn với Nga
Giá trị xuất khẩu của Trung Quốc tiếp tục sụt giảm 2,8 % (tính theo đồng nhân dân tệ) hồi tháng 5 vừa qua, mức sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái.
Đây là tháng thứ ba liên tiếp chính phủ Trung Quốc ghi nhận mức sụt giảm giá trị xuất khẩu. Bên cạnh đó, giá trị nhập khẩu cũng giảm 18,1% tháng thứ bảy liên tiếp.
Theo chuyên gia kinh tế học Zhu Haibin đến từ Công ty dịch vụ tài chính JP Morgan, các số liệu do chính quyền Bắc Kinh mới công bố hôm 8-6, cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang có dấu hiệu suy yếu và Trung Quốc sẽ phải vật lộn để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng thương mại cũng như gia tăng giá trị xuất khẩu.
Nhập khẩu và xuất khẩu của Trung Quốc đều giảm trong tháng 5. Ảnh: Live Mint
Trả lời hãng tin Reuters, ông Zhu cho biết: “Nhập khẩu vẫn yếu hơn nhiều so với dự kiến, chỉ có xuất khẩu là khả quan. Mặc dù sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái nhưng nền kinh tế đang phục hồi ở mức thấp sau thời điểm khó khăn hồi tháng 3″.
Video đang HOT
Ông Zhu cho biết thêm Bắc Kinh đặt mục tiêu tăng trưởng thương mại năm nay ở mức 6% nhưng ở thời điểm hiện tại họ vẫn chưa có khả năng đạt được.
Bất chấp các biện pháp thúc đẩy nền kinh tế của chính phủ và ngân hàng trung ương, nhu cầu hàng hóa nội địa ở Trung Quốc vẫn không tiến triển. Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất vào tháng trước, lần thứ 3 trong vòng 6 tháng nhằm đẩy mạnh cho vay vốn và các hoạt động kinh tế.
Nhập khẩu sụt giảm làm cho thặng dư thương mại của Trung Quốc tăng gần 75% lên 59,5 tỉ USD kể từ tháng 4.
P.Nghĩa (Theo BBC)
Theo_Người lao động
Trung Quốc dọa Úc, cản Ấn Độ ở Biển Đông
Hoàn Cầu thời báo kêu gọi bắn hạ máy bay Úc tuần thám ở Biển Đông, còn giới chức Trung Quốc muốn cản Ấn Độ thăm dò dầu khí trong khu vực.
Úc cân nhắc triển khai máy bay tuần tra P-3 tới gần đảo nhân tạo Trung Quốc xây phi pháp ở Trường Sa - Ảnh: Defenseindustrydaily.com
Ngày 5.6, tờ Australian Financial Review đưa tin Hoàn Cầu thời báo vừa đăng bài bình luận sặc mùi hiếu chiến khi kêu gọi bắn hạ máy bay Úc thực hiện các chuyến tuần thám gần quần đảo Trường Sa. "Nếu một máy bay quân sự Úc bay đến như kế hoạch, Trung Quốc nên hành động cứng rắn và triển khai máy bay quân sự đuổi nó đi. Nếu biện pháp này không có tác dụng, chúng ta phải bắn hạ thôi. Chúng ta không cần phát cảnh báo như đã từng làm với Mỹ mà thay vào đó, hãy "tổ chức đại lễ chào đón". Hành động tiêu diệt sẽ khiến những người còn lại khiếp sợ", The Australian Financial Review trích bài bình luận đăng lại. Đến chiều qua 5.6, bài viết này đã không còn được tìm thấy trên website tiếng Anh của Hoàn Cầu thời báo.
Trước đó, tờ The Australian loan tin chính phủ Úc "đang tích cực xem xét" việc triển khai máy bay P-3 tuần tra khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Trường Sa. Đài ABC ngày 4.6 dẫn lời Thủ tướng Úc Tony Abbott khẳng định nước ông "có lập trường cứng rắn" đối với hoạt động phi pháp này, đồng thời khẳng định Canberra sẽ làm "mọi thứ có thể" nhằm duy trì việc tự do đi lại trên biển và trên không.
Cùng ngày, tờ Hindustan Times đưa tin một quan chức cấp cao thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng cảnh báo Ấn Độ "sẽ gặp vấn đề" nếu thăm dò dầu khí trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
Theo tờ báo, ông này ngụy biện rằng: "Ấn Độ cũng sẽ phản ứng nếu có công ty Trung Quốc nhảy vào khu vực New Delhi tranh chấp với một nước láng giềng Nam Á". Hiện nay, Công ty ONGC Videsh Ltd của Ấn Độ đang hợp tác tham gia thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN. Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj cũng khẳng định hoạt động thăm dò dầu khí của nước này ở Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế.
Kêu gọi lập trường chung ASEAN
Cũng trong ngày 5.6, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân cho các phóng viên hay nước này và ASEAN "nhất trí tiếp tục thực hiện hiệu quả và đầy đủ Tuyên bố ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đưa ra kết luận cuối cùng về Bộ quy tắc ứng xử (COC) thông qua các cuộc tham vấn". Thông tin trên được đưa ra sau Cuộc tham vấn quan chức cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 21 kết thúc ở Bắc Kinh, theo Tân Hoa xã. Phó thư ký thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan Noppadon Theppitak, chủ trì cuộc tham vấn, nhấn mạnh: "COC không chỉ giải quyết các tranh chấp song phương, mà còn nâng cao việc xây dựng lòng tin giữa các bên liên quan, hỗ trợ ngăn chặn và quản lý các sự cố trên biển".
Chuyên gia Vignesh Ram thuộc Khoa Quan hệ quốc tế và địa chính trị của Đại học Manipal (Ấn Độ) nhận định một trong những công cụ khả dĩ nhất hiện nay để ngăn chặn các hành động gây lo ngại trên biển và nguy cơ xung đột là Bộ quy tắc ứng xử (COC).
Tuy nhiên, Trung Quốc bị cho là không thực tâm muốn nhanh chóng đưa ra bất kỳ thỏa thuận nào về COC cho đến khi đạt được vị thế mạnh nữa hơn trong tranh chấp.
Vì thế, theo ông Ram, ASEAN "không nên quá kỳ vọng" vào COC mà cần theo đuổi một giải pháp mang tính bao quát hơn cũng như có lập trường thống nhất về Biển Đông. "Nếu ASEAN không có lập trường chung mang tính quyết định về tranh chấp Biển Đông, tình trạng này sẽ làm tổn hại nghiêm trọng tới khái niệm "cộng đồng" mà khối đang nỗ lực xây dựng", ông Ram cảnh báo trong phần kết của bài viết đăng trên website của Diễn đàn Đông Á.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Kinh tế Mỹ thụt lùi trong quý đầu năm Nền kinh tế lớn nhất thế giới sụt giảm nhiều hơn dự báo trong quý 1/2015 vì đồng USD tăng giá và mùa đông lạnh bất thường trong nhiều năm qua. Kinh tế Mỹ sụt giảm 0,7% trong quý đầu năm 2015 - Ảnh: Reuters AFP và Bloomberg hôm 29.5 đưa tin Bộ Thương mại Mỹ công bố tăng trưởng GDP của nước...