Kinh tế toàn cầu lao dốc, lỗi do Mỹ-Trung đấu sống chết?
Từ năm 2018, không có vấn đề gì khiến các nhà kinh tế học chú ý nhiều như thương chiến Mỹ-Trung. Tuy nhiên đây không phải là nguyên nhân chính khiến kinh tế toàn cầu suy thoái.
Tuần trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế ( IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2020, bởi những căng thẳng thương mại và địa chính trị hiện nay. Tuy nhiên, các nhà dự báo kinh tế hiện đang hiểu sai về nguyên nhân gây ra sự suy thoái toàn cầu, điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ bỏ lỡ những gì sẽ xảy ra sắp tới.
Trên thực tế, chỉ số tăng trưởng về sản xuất công nghiệp toàn cầu đã bắt đầu chậm lại từ cuối năm 2017. Nói cách khác, tốc độ tăng hàng năm của tổng sản lượng công nghiệp trên toàn cầu đã giảm liên tục từ cuối năm 2017. Và đây chính là tín hiệu rõ ràng của sự suy thoái công nghiệp trên toàn cầu.
Chỉ số tăng trưởng GDP thực tế năm 2019. Ảnh: IMF
Phần lớn các nhà phân tích tập trung vào chỉ số Quản lý thu mua (PMI). Đây là chỉ số đo lường ’sức khoẻ’ kinh tế của ngành sản xuất, của việc tăng trưởng toàn cầu. Bởi chỉ số này thường được công bố trước dữ liệu sản xuất thực tế khoảng hơn một tháng.
Video đang HOT
Mặc dù chỉ số PMI toàn cầu chỉ ra sự tương quan tích cực với chỉ số tăng trưởng sản xuất công nghiệp toàn cầu, nhưng điều này không tính tới năng suất trên thực tế. Bởi dữ liệu này dựa trên một cuộc khảo sát của các giám đốc điều hành về những vấn đề công ty họ đang phải đối mặt. Trong trường hợp này, khi PMI về sản xuất toàn cầu bắt đầu giảm bớt từ cuối 2017, thì sự suy giảm này đã không diễn ra ngay lập tức mà chỉ xảy tới trong vài tháng sau đó trong năm 2018.
Và trùng hợp làm sao, sự suy giảm của chỉ số PMI lại xảy ra cùng lúc với việc Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động thương chiến, và ông đã tung các đòn thuế vào máy móc, các nguyên liệu như thép và nhôm nhập khẩu. Và vì thương chiến lúc đó diễn ra rất nhanh chóng, nên đã khiến các nhà kinh tế học ngay lập tức ‘đổ lỗi’ cho thương chiến làm chỉ số PMI và chỉ số tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm sút.
Đương nhiên, thương chiến gây tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nhưng theo CNN, điều mấu chốt ở đây cần được mọi người hiểu, rằng thương chiến không khiến cho kinh tế toàn cầu suy thoái. Lý do đơn giản vì theo số liệu của Viện Nghiên cứu Chu kỳ Kinh tế (Mỹ) cho biết, đã có rất nhiều thay đổi trực tiếp tới chu kỳ phát triển sản xuất công nghiệp toàn cầu và chỉ số PMI toàn cầu đã bắt đầu sụt giảm từ giữa năm 2017, trước khi thương chiến do ông Trump phát động nổ ra.
Thương chiến không hẳn là nguyên nhân khiến kinh tế toàn cầu đi xuống
Bởi vậy, sự suy thoái của chu kỳ tăng trưởng công nghiệp toàn cầu trên thực tế đã bắt đầu từ năm 2017, và thương chiến xảy ra hồi 2018 chỉ đơn giản khiến tình hình tồi tệ hơn. Và theo nhận định của nhiều chuyên gia thuộc CNN, chính những động lực cơ bản của chu kỳ kinh tế, bao gồm lãi suất cao và giá dầu, đã khiến cho chỉ số tăng trưởng công nghiệp toàn cầu bắt đầu giảm từ cuối năm 2017.
Dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu của IMF luôn hạ thấp mỗi khi GDP thực tế của năm sau thấp hơn năm trước, song chỉ số tăng trưởng kinh tế toàn cầu luôn xoay vòng và sẽ phát triển tích cực trở lại. Điều này đã từng xuất hiện hồi năm 2016-2017, khi sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã đi lên trước khi ông Trump đắc cử tổng thống.
Dĩ nhiên, thương chiến Mỹ-Trung cũng đã gây ra tác động tiêu cực lớn với nền kinh tế toàn cầu, chẳng hạn như đã thúc đẩy việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng dài hạn. Nhưng chu kỳ kinh tế tăng trưởng sẽ có thể tái xuất hiện bất kỳ lúc nào, cho dù ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có đưa ra những quyết sách thế nào đi nữa. Và điều này đồng nghĩa với việc tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ được phục hồi, bất kể thương chiến vẫn đang diễn ra.
Tuấn Trần
Theo vietnmanet
Thương chiến: Trung Quốc lần đầu vượt mặt Mỹ về số người giàu
Theo dữ liệu từ nghiên cứu của ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse, về số lượng người giàu có, Trung Quốc lần đầu đã vượt mặt Mỹ, Reuters đưa tin
Chiến tranh thương mại không phải là trở ngại
Lần đầu tiên, Trung Quốc đã vượt Mỹ về con số các cư dân chiếm 10% tổng tài sản của toàn thế giới. Theo tính toán của các chuyên gia, tại Trung Quốc số nhà giàu là hơn 100 triệu người, còn ở Mỹ - 99 triệu.
"Bất kể căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc trong 12 tháng qua, cả hai nước đã có những bước tiến đáng kể trong việc tạo ra sự giàu có, với số lượng lần lượt là 3,8 nghìn tỷ USD và 1,9 nghìn tỷ USD", theo lời chuyên gia Nannet Hechler-Feidherbe Trưởng phòng Kinh tế và Nghiên cứu của Credit Suisse.Các triệu phú vẫn tụt hậu
Đồng thời, Trung Quốc vẫn bị chậm lại phía sau về số lượng triệu phú. Tại Trung Quốc chỉ có 4,4 triệu người sở hữu khối tài sản từ 1 triệu USD trở lên, trong khi đó tại Mỹ, con số này có xu hướng đạt tới 18,6 triệu người.
Tổng cộng, tính đến nửa cuối của năm 2019, có 46,8 triệu người sở hữu hơn 1 triệu USD tài sản. Tổng tài sản của những người giàu nhất thế giới ước tính khoảng 158,3 nghìn tỷ USD, tương đương với 44% tổng tài sản của toàn thế giới.
Trước đó, vào ngày 13 tháng 3, có thông báo rằng ở Mỹ có 11,8 triệu người với giá trị tài sản tối thiểu là 1 triệu USD. Con số triệu phú như vậy vượt hơn cả dân số cả nước của Bồ Đào Nha hoặc Thụy Điển. Điều này chứng tỏ qua kết quả nghiên cứu của công ty tư vấn Spectrem Group ở Chicago.
Theo danviet
Chuyên gia Stephen Olson : Thương chiến Mỹ - Trung là quá trình không thể đảo ngược, bất kể Trump có tái đắc cử hay không! "Việc ông Trump có tái đắc cử hay không thì tôi nghĩ rằng cũng không quá ảnh hưởng đến thương chiến. Đó là một quá trình phải diễn ra và không thể đảo ngược" - theo Stephen Olson. Ông Stephen Olson (thứ hai từ trái sang) đang trao đổi tại buổi gặp gỡ báo chí của quỹ Hinrich Foundation, diễn ra tại TP....