Kinh tế toàn cầu có “hồi sức” nhanh chóng sau đại dịch?
Dự báo, nền kinh tế thế giới sẽ sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, quá trình phục hồi chậm chạp.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho hay, hơn 50 nhà kinh tế học tham gia khảo sát của Reuters về khả năng phục hồi của nền kinh tế toàn cầu dưới tác động của dịch bệnh Covid-19. Một số ý kiến cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ sụt giảm mạnh trong năm 2020. Có dự đoán rằng mức tăng trưởng đạt 0,7%. Mức trung bình được đưa ra là 1,2%.
WEF cũng đưa ra 5 kịch bản về triển vọng phục hồi của kinh tế thế giới. Nền kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi theo mô hình nào (chữ V, U, W, L hay SWOOSH – biểu tượng của thương hiệu Nike) còn tùy thuộc vào thời gian kéo dài của đại dịch Covid-19 cũng như mức độ ảnh hưởng của nó.
Các nhà kinh tế cảnh báo rằng đại dịch sẽ đẩy thế giới vào suy thoái trầm trọng nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng vào những năm 1930. (Ảnh minh họa)
Chuyên gia kinh tế vĩ mô Carsten Brzeski của ING Research nhận định, virus corona làm tê liệt các hoạt động sản xuất kinh doanh khiến kinh tế toàn cầu đóng băng. “Thật khó mà dự báo về triển vọng phục hồi”, chuyên gia Carsten Brzeski nói.
Dẫu vậy, vẫn có tới 5 kịch bản được đưa ra với nhiều mô hình khác nhau, bao gồm hình chữ V, U, W, L và SWOOSH.
Với dự báo phục hồi theo hình chữ V, các nhà kinh tế học cho rằng đây là kịch bản khả quan nhất đối với nền kinh tế toàn cầu. Sau khi bắt đáy sẽ trỗi dậy nhanh chóng, lấy lại tốc độ tăng trưởng như thời kỳ trước khi dịch bệnh bùng phát.
Video đang HOT
Chuyên gia nghiên cứu kinh tế toàn cầu Ross Walker của NatWest Markets cho rằng khi các doanh nghiệp hoạt động trở lại thì nền kinh tế sẽ phục hồi nhanh vào quý 3 và quý 4 năm nay.
Trong kịch bản hình chữ U, thời gian hồi phục sẽ mất hơn 2 quý bởi kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng còn tồi tệ hơn cả những năm 2008-2009. Lệnh giãn cách xã hội tác động tiêu cực lên nhiều ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, trong đó có du lịch.
Các hãng hàng không và du lịch là những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, khi không thể khai thác các chuyến bay, trong khi các biện pháp giãn cách xã hội hạn chế đáng kể các chuyến du lịch và công tác. Tổ chức Du lịch Thế giới ước tính lượng khách du lịch quốc tế sẽ giảm 60-80% trong năm 2020.
Kịch bản hình chữ W diễn ra khi các lệnh phong tỏa được nới lỏng. Tuy các hoạt động kinh tế quay trở lại song nhiều doanh nghiệp bị phá sản, tỷ lệ thất nghiệp tăng, nguy cơ suy thoái hiện hữu nếu virus corona tái xuất.
Mô hình chữ L xuất hiện khi nền kinh tế hầu như chưa thể bật dậy, cứ mãi dò đáy nếu dịch Covid-9 tiếp tục lan rộng dẫn tới phải áp dụng các lệnh phong tỏa. Tuy nhiên, viễn cảnh này khó trở thành hiện thực.
Nhà kinh tế học Florian Hense của Berenberg dự báo rằng, nền kinh tế thế giới nhiều khả năng sẽ phục hồi theo mô hình giống dấu SWOOSH trong biểu trưng của hãng thể thao Nike. Điều này có nghĩa là nền kinh tế thế giới sẽ mất nhiều thời gian để chạm đáy, sau đó hồi phục với tốc độ chậm nhưng chắc chắn.
Các chuyên gia kinh tế của hãng tư vấn Oxford Economics đã lên tiếng cảnh báo đại dịch toàn cầu này có thể khiến nền kinh tế thế giới thiệt hại hơn 1.000 tỷ USD do năng suất lao động giảm, sản xuất đình trệ, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, đầu tư, thương mại và du lịch suy giảm nghiêm trọng.
Theo dự đoán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng kinh tế năm 2020 của châu Á sẽ ngừng tăng trưởng lần đầu tiên trong 60 năm qua, khi cuộc khủng hoảng y tế do dịch Covid-19 đã gây ra thiệt hại “chưa từng có” đối với lĩnh vực dịch vụ của khu vực này./.
Cắt giảm lãi suất điều hành thêm 0,5%
Hôm nay (12/5), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ra thông báo điều chỉnh loạt lãi suất điều hành bắt đầu có hiệu lực từ ngày 13/5/2020. Theo đó, hầu hết các mức lãi suất đều được cắt giảm 0,5%/năm.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Cụ thể, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 5%/năm xuống 4,5%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 3,5%/năm xuống 3%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN với các ngân hàng giảm từ 6%/năm xuống 5,5%/năm.
Lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở giảm từ 3,5%/năm xuống 3%/năm.
Lãi suất tối đa đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 0,5%/năm xuống 0,2%/năm; lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng giảm từ 4,75%/năm xuống 4,25%/năm; lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng tại Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), Tổ chức tài chính vi mô (TCTCVM) giảm từ 5,25%/năm xuống 4,75%/năm.
Mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 giảm từ 5,5%/năm xuống 5%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của QTDND và TCTCVM đối với các nhu cầu vốn này giảm từ 6,5%/năm xuống 6%/năm.
Trước đó, phát biểu tại Hội nghị của Thủ tướng với các doanh nghiệp (ngày 9/5), Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết, trong thời gian tới, NHNN sẽ xem xét giảm các lãi suất điều hành như: lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất thị trường mở cũng như một số lãi suất khác.
Được biết, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và gây suy thoái kinh tế toàn cầu, Chính phủ và Ngân hàng Trung ương nhiều nước đã cắt giảm lãi suất điều hành và thực thi nhiều giải pháp kích thích kinh tế, hỗ trợ tài khóa với quy mô lớn./.
Phố Wall biến động trái chiều phiên giao dịch đầu tuần 11/5 Thị trường chứng khoán Mỹ biến động bất nhất trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 11/5, khi những kỳ vọng về việc mở cửa trở lại các nền kinh tế mâu thuẫn với những lo ngại về làn sóng lây nhiễm mới dịch COVID-19 và những tổn hại kinh tế do các lệnh phong tỏa xã hội gây ra. Giao dịch viên...