Kinh tế toàn cầu 2016: Lạc quan hay thất vọng?

Theo dõi VGT trên

Con số dự báo về tăng trưởng GDP toàn cầu 2016 có thể chênh nhau, nguyên nhân lý giải cũng không trùng khớp. Tuy nhiên, với Việt Nam, ý kiến hầu hết thống nhất rằng năm 2016 sẽ là năm kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ.

Kinh tế toàn cầu 2016: Lạc quan hay thất vọng? - Hình 1

Không phải là “quẻ bói đầu năm” mà dựa trên những dữ kiện đã có từ 2015, nhiều định chế kinh tế, chuyên gia kinh tế đã đưa ra đoán định bức tranh kinh tế toàn cầu 2016. Trong đó, những dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ T.iền tệ quốc tế (IMF), HSBC và kể cả Liên hợp quốc…., là rất đáng chú ý.

Con số dự báo về tăng trưởng (GDP) toàn cầu 2016 có thể chênh nhau, nguyên nhân lý giải cũng không trùng khớp. Tuy nhiên, với Việt Nam, ý kiến hầu hết thống nhất rằng năm 2016 sẽ là năm kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ.

Nền kinh tế toàn cầu năm 2016 sẽ ra sao? Đây là thời điểm nhều tổ chức tài chính, nhiều chuyên gia kinh tế đưa ra nhận định. Những nhận định ấy không phải là “quẻ bói đầu năm” mà dựa trên những dữ kiện đã có từ 2015, tiếp diễn trong 2016.

Kinh tế toàn cầu 2016: Lạc quan hay thất vọng? - Hình 2

1. Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2016 ở mức 2,9%. Đây được coi là dự báo mức tăng trưởng khiêm tốn, khi vào tháng 6/2015 chính WB đã đưa ra con số 3,3%.

Theo WB, sự tăng trưởng chậm tại các thị trường mới nổi là nguyên nhân chính làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn được cho là khả quan nếu so với 2015 (2,4%). Trong thông báo phát đi ngày 7/1, WB nhận định, năm 2016, kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm (6,7% so với 6,9% năm trước đó); trong khi Nga và Brazil vẫn trong vòng suy thoái.

Với khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, WB dự báo tăng trưởng sẽ giảm nhẹ xuống còn 6,3% từ mức 6,4% năm 2015. Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục giảm tốc độ tăng trưởng xuống còn 6,7% trong năm 2016 so với mức 6,9% năm 2015. Cụ thể hơn, theo WB, kinh tế Indonesia và Malaysia phát triển chậm lại, nhưng nền kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng khá, còn Thái Lan thì “được khôi phục dần”.

Kinh tế toàn cầu 2016: Lạc quan hay thất vọng? - Hình 3

Những tín hiệu ngay từ đầu năm cho thấy thị trường chứng khoán toàn cầu 2016 khó sáng sủa.

WB nhận xét, “kinh tế Việt Nam đã và đang ứng phó tương đối tốt trước những biến động của môi trường kinh tế bên ngoài”, sẽ đạt 6,6%. WB cũng cho rằng, đây là thời điểm thích hợp để Việt Nam củng cố ổn định kinh tế vĩ mô, tạo thêm “khoảng đệm” chính sách thông qua những nỗ lực mạnh mẽ. Còn theo Tổng cục Thống kê, GDP cả nước năm 2015 ước tính tăng 6,68% so với năm 2014, GDP bình quân đầu người năm 2015 ước tính đạt 45,7 triệu đồng, tương đương 2.109 USD, tăng 57 USD so với năm 2014.

Kaushik Basu- Phó Chủ tịch kiêm Kinh tế trưởng WB cho rằng, kinh tế toàn cầu 2016 sẽ “cần phải biết thích ứng” khi mà giá hàng hóa thấp hơn, luồng vốn và thương mại suy giảm. Với nền kinh tế Mỹ, sẽ dừng ở mức tăng trưởng 2.7% (thấp hơn dự đoán trước đó là 2,8%.

2. Những dự báo khác cũng rất đáng chú ý, trong đó có dự báo của Quỹ T.iền tệ quốc tế (IMF), Liên hợp quốc vàTổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).

Kinh tế toàn cầu 2016: Lạc quan hay thất vọng? - Hình 4

Trong báo cáo triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu IMF nhận xét: “Kinh tế thế giới trong năm tới sẽ lạc quan hơn với kỳ vọng tăng trưởng trung bình trong dài hạn, nhưng quay trở lại thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ và đồng bộ là rất khó khăn”. Con số đưa ra là 3,6%, tương đương mức trung bình của giai đoạn 1980-2014. Theo IMF, biến số quan trọng nhất năm 2016 chính là “yếu tố Trung Quốc”, khi mà nền kinh tế nước này tăng trưởng chậm lại. IMF dự báo năm tới, nền kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ tăng trưởng 6,3%, thấp hơn so với 6,7% năm nay.

Một số lý do khác cũng được đưa ra khiến người ta nghi ngại tăng trưởng 2016. Đó là hậu quả của cuộc khủng hoảng di cư đối với châu Âu; liệu nước Anh có rút khỏi EU, giá dầu tiếp tục xuống thấp, kinh tế Nga, Brazil vẫn rất khó khăn.

Với LHQ, dự báo kinh tế toàn cầu năm nay lại còn “e dè” hơn: chỉ đạt 2,9%. Theo đó, những “cơn gió ngược” sẽ tiếp tục trên khắp thế giới, đặc biệt khi tại nước Mỹ, Cục Dự trữ liên bang nước này (FED) tiếp tục nâng lãi suất. Giới chuyên gia của LHQ cho rằng, mặc dù triển vọng kinh tế Mỹ khá hơn nhưng đồng USD tăng giá sẽ gây thiệt hại cho các nhà xuất khẩu cả trong ngắn hạn và trung hạn.

Video đang HOT

Kinh tế toàn cầu 2016: Lạc quan hay thất vọng? - Hình 5

Dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2016 của LHQ như vậy được coi là “ảm đạm” nhất so với dự báo của các tổ chức tài chính. Trong những ngày cuối cùng của năm 2015, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã thông báo hạ dự báo tăng trưởng GDP thế giới năm 2016 từ mức dự báo trước đó 3,6% xuống còn 3,3%. Đáng chú ý, OECD còn cảnh báo và không loại trừ một số khu vực có thể rơi vào giảm phát. Và nếu như kinh tế Mỹ đạt mức tăng trưởng trên 3% thì kinh tế toàn cầu mớ sáng sủa- theo OECD.

3. Trong bối cảnh chung của thế giới, kinh tế Việt Nam năm 2016 nhận được khá nhiều dự báo khả quan, đến từ HSBC, WB, IMF- những tổ chức tài chính lớn, nhiều uy tín.

Với HSBC: 2016 sẽ là năm Việt Nam tăng trưởng “hết ga”. HSBC nhận xét, GDP quý IV/2015 của Việt Nam tăng 7,1%, đưa mức tăng trưởng cả năm đạt 6,7%. Đây là mức tăng nhanh nhất kể từ năm 2007, vượt qua mục tiêu do Chính phủ đề ra là 6,2%. Việc ngăn chặn đà lạm phát cũng được HSBC đ.ánh giá cao. Tổ chức này cũng cho rằng, điều gây bất ngờ nhất trong năm vừa qua là mức độ cho vay lại của hệ thống ngân hàng giúp thúc đẩy nhu cầu trong nước và “rõ ràng những cải cách trước đây đang bắt đầu đơm hoa kết trái”.

Kinh tế toàn cầu 2016: Lạc quan hay thất vọng? - Hình 6

Tuy đ.ánh giá tốt về việc ngăn chặn lạm phát, nhưng theo HSBC, nếu lạm phát tăng yếu (0,6% trong năm 2015) thì cũng sẽ là áp lực lên việc tiêu thụ hàng hóa, đẩy mạnh sản xuất. Do đó, sự cân đối, hài hòa giữa sản xuất và tiêu thụ cũng sẽ là vấn đề cần được giải quyết trong năm 2016.

Các tổ chức tài chính quốc tế cũng nhìn nhận tích cực về triển vọng kinh tế của Việt Nam khi mà Đại hội XII của Đảng sẽ thông qua kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội trong 5 và 10 năm tiếp theo (2016-2025). Tái cơ cấu, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước được kỳ vọng như một sự bứt phá trong phát triển. Lộ trình này đang được Việt Nam triển khai với tốc độ “chưa như ý” nhưng có thể nói là khá chắc chắn.

Khi các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa sẽ đạt được tính trách nhiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Bên cạnh đó, sự đồng hành của ngân hàng với doanh nghiệp cũng được coi là điều kiện hết sức quan trọng trong việc đầu tư vào đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất và đổi mới cung cách quản trị doanh nghiệp.

Kinh tế toàn cầu 2016: Lạc quan hay thất vọng? - Hình 7

Tuy nhiên, các chuyên gia HSBC cũng lưu ý, “cải cách khu vực tài chính phải được đào sâu thêm nữa và việc quản trị cần được củng cố để cải thiện việc phân bổ tín dụng; nếu không thì vẫn còn nguy cơ tăng trưởng nhanh hơn sẽ kích hoạt một chu kỳ bùng nổ và phá sản trong tương lai”.

Đối với xuất khẩu của Việt Nam năm 2016 cũng được đ.ánh giá tốt, đặc biệt là trong lĩnh vực ngành hàng điện tử, may mặc, giày da và một số sản phẩm nông sản như thủy sản nước ngọt, cà phê, cao su.

“Đây sẽ là nguồn lực cần thiết để Việt Nam gia tăng đầu tư sản xuất trong nước, cũng như mở rộng thị trường bên ngoài”- nhận xét của nhóm chuyên gia IMF.

Về giải ngân dòng vốn FDI, năm 201 cũng được coi là tốc độ giải ngân sẽ nhanh nhất trong vòng 10 năm qua, bởi những sự khởi động của 1-2 năm trước đó là rất quan trọng. “Điều này cho thấy một cách rõ ràng rằng nhiều vấn đề kinh tế trong nước sẽ được giải quyết”- vẫn theo IMF.

Kinh tế toàn cầu 2016: Lạc quan hay thất vọng? - Hình 8

Tổng giám đốc IMF- bà Christine Lagarde phát biểu trên tờ Handelsblatt của Đức đã rằng tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2016 “có thể gây thất vọng”. Nguyên nhân chính là do Mỹ tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25% trong tháng 12 và còn tăng tiếp; cùng đó là việc kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại sẽ chi phối kinh tế toàn cầu. “Điều đó đồng nghĩa tăng trưởng kinh tế thế giới có thể sẽ không đồng đều và gây thất vọng trong năm 2016″- theo bà Lagarde. Dân số thế giới già đi cũng là nguyên nhân khiến cho nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng. Với việc Mỹ tăng lãi suất và đồng USD mạnh lên, theo bà Lagarde sẽ khiến chi phí đi vay trở nên đắt đỏ hơn đối với một số quốc gia, trong đó có những nước mới nổi và đang phát triển. Từ đó, rất có thể nhiều công ty vỡ nợ. Chính vì thế, Tổng giám đốc IMF cảnh báo những nền kinh tế mới nổi cần phải theo dõi chặt chẽ rủi ro ngoại hối mà những công ty lớn phải đối mặt. Các quốc gia xuất khẩu nguyên liệu thô cũng nên sử dụng chính sách tài khóa để thích ứng với tình hình giá thấp.

Theo Vn Tin nhanh

Biến đổi khí hậu: Nguy cơ xóa sổ ngành nông nghiệp Việt

Chỉ cần mực nước biển dâng cao thêm 1m, diện tích đất trồng lúa sẽ giảm đi một nửa, từ 4 triệu ha xuống chỉ còn 2 triệu ha.

Biến đổi khí hậu: Nguy cơ xóa sổ ngành nông nghiệp Việt - Hình 1

Những tháng cuối năm 2015, người ta nói nhiều đến việc Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ giúp Việt Nam tăng trưởng GDP thêm 7%, hay Hiệp định TPP có thể kích GDP lên 10%. Nhưng ít ai để ý rằng biến đổi khí hậu đang đều đặn làm Việt Nam mất đi 5% GDP mỗi năm, tương đương khoảng 15 tỉ USD. Thực tế, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu sẽ toàn diện và sâu rộng đến mọi ngõ ngách của nền kinh tế hơn bất kỳ hiệp định thương mại nào, từ nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp cho đến cơ sở hạ tầng. Kéo theo đó là nguy cơ mất việc làm hàng loạt của 53% lực lượng lao động Việt Nam.

Bốc hơi 22% lượng nông nghiệp

Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực, dinh dưỡng quốc gia và toàn ngành nông nghiệp nghiêm trọng hơn bất cứ cuộc khủng hoảng kinh tế nào từng xảy ra. Khi dân số Việt Nam chạm ngưỡng 120 triệu người vào năm 2020, mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia sẽ càng bị đe dọa nghiêm trọng.

"Biến đổi khí hậu làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và tạo nên các chu kỳ tăng trưởng không bền vững, đặc biệt ở các nước đang phát triển như Việt Nam", Giáo sư Trần Thọ Đạt, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân, cảnh báo.

Theo phân tích mới nhất về ảnh hưởng của lũ lụt đến GDP của Viện Tài nguyên Thế giới (WRI), trong số 164 quốc gia được khảo sát, Việt Nam đứng thứ 4 về tác hại nghiêm trọng của lũ lụt đến toàn nền kinh tế khi có đến 80% dân số chịu ảnh hưởng. Tổ chức này cũng thống kê rằng lũ lụt đã làm hao hụt đến 2,3% GDP của Việt Nam mỗi năm.

Bão lụt, một ví dụ điển hình của biến đổi khí hậu, sẽ "đánh úp" ngành nông nghiệp đầu tiên bằng cách lấy mất đất canh tác. Khi mực nước biển dâng thêm 1 m, ước tính lần lượt 40%, 11% và 3% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, sông Hồng và các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị nhấn chìm. Khi đó, ngập lụt sẽ "cướp" đất canh tác ở hai khu vực nông nghiệp quan trọng nhất của Việt Nam, vì khoảng 80% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và 30% diện tích đồng bằng sông Hồng đang thấp hơn mực nước biển đến 2,5 m. Song hành với đó, diện tích đất trồng lúa sẽ giảm đi một nửa, từ 4 triệu ha xuống chỉ còn 2 triệu ha khi mực nước biển dâng cao thêm 1 m.

Tình trạng xâm nhập mặn ở khu vực ven biển cũng sẽ làm thu hẹp diện tích đất canh tác, khiến hệ số sử dụng đất có thể giảm từ 3-4 lần/năm xuống còn 1-1,5 lần/năm. Nước biển dâng thêm 1 m đồng nghĩa với quá trình ngập mặn sẽ đặc biệt nghiêm trọng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi 45% diện tích bị nước biển xâm mặn, tương đương với khoảng 1,8 triệu ha đất. Và ước tính sẽ có 85% người dân ở đồng bằng sông Cửu Long cần nhận hỗ trợ về nông nghiệp.

Biến đổi khí hậu: Nguy cơ xóa sổ ngành nông nghiệp Việt - Hình 2

Lũ lụt ảnh hưởng đến 21 triệu người mỗi năm trên toàn cầu, dự kiến sẽ tăng lên 54 triệu người vào năm 2030, chủ yếu do biến đổi khí hậu

Tuy nhiên, hậu quả nghiêm trọng nhất chính là việc suy giảm sản lượng gạo xuất khẩu và an ninh lương thực quốc gia sẽ bị lung lay, kéo theo sự phá sản của hơn 650 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Nghiên cứu độc lập của Giáo sư Trần Thọ Đạt cho thấy, năng suất lúa xuân ở vùng đồng bằng sông Hồng có thể giảm 3,7% vào năm 2020 và giảm tới 16,5% vào năm 2070. Còn năng suất lúa mùa sẽ giảm 1% vào năm 2020 và giảm 5% vào năm 2070, nếu Việt Nam không có các biện pháp ứng phó kịp thời và hiệu quả.

"Việt Nam sẽ có nguy cơ đối mặt với tình trạng thiếu lương thực trầm trọng vào năm 2100 vì mất đi gần 22% sản lượng", nghiên cứu này kết luận.

Ở khía cạnh kinh tế, hiện ngành nông nghiệp đóng góp 31 tỉ USD vào kim ngạch xuất khẩu năm 2015, tương ứng 20% GDP của Việt Nam. Nhưng theo ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tổng vốn đầu tư xã hội vào ngành "bệ đỡ của nền kinh tế" này mới chỉ chiếm 5,4-5,6%. Tỉ trọng doanh nghiệp nước ngoài đổ vốn vào nông nghiệp Việt Nam cũng rất thấp, chỉ đạt 3,1% về dự án và 1,46% về tổng vốn đăng ký vào ngành. Một phần lý do đến từ những nguy cơ hiển hiện trước mắt bởi biến đổi khí hậu.

Cùng với đó, hậu quả liên hoàn của biến đổi khí hậu sẽ tác động lên nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may. Từ đó tạo ra sức ép phải chuyển dịch cơ cấu các ngành công nghiệp về loại hình, tỉ lệ công nghiệp chế biến, công nghệ cao... Bên cạnh đó, thiệt hại về sản lượng nuôi trồng thủy sản lên tới 40%/năm, kéo theo đó là sự thất nghiệp của gần 3 triệu lao động làm việc trong ngành chế biến thủy sản. Biến đổi khí hậu còn thay đổi hệ thống hạ tầng kỹ thuật quốc gia như hệ thống đê biển, đê sông, các công trình cấp nước và hạ tầng đô thị như cống ngầm thoát nước.

Cuộc cách mạng khí hậu của Việt Nam

Chính phủ Việt Nam, hơn ai hết, đã thấy rõ những mối nguy khủng khiếp mà biến đổi khí hậu có thể gây ra. Việc đoàn Việt Nam đã có những hành động quyết liệt tại Hội nghị COP21 về biến đổi khí hậu vừa diễn ra trong tháng 12.2015 tại Paris, Pháp là một minh chứng. Thứ trưởng Trần Hồng Hà, Trưởng đoàn Việt Nam trực tiếp tham gia đàm phán tại COP21, cho biết trong suốt 13 ngày liên tục của Hội nghị, việc tìm tiếng nói chung giữa các nước về việc giảm lượng khí thải đã diễn ra rất căng thẳng và gay cấn. Chứng kiến giây phút Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius gõ búa chính thức thông báo Thỏa thuận COP21 được thông qua, ông Hà đã không khỏi xúc động và tự hào. Bởi đóng góp của Việt Nam tại hội nghị lần này rõ nét và cụ thể.

Đầu tiên là sự chuẩn bị chu đáo và trước thời hạn Bản đệ trình đóng góp quốc gia tự quyết định (INDC) của Việt Nam gửi cho Ban Thư ký Công ước khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC). Kế đến chính là sự chủ động quyết liệt, khi Chính phủ Việt Nam đưa ra tuyên bố lịch sử đóng góp 1 triệu USD vào Quỹ Khí hậu xanh thế giới giai đoạn 2016- 2020 nhằm đối phó với biến đổi khí hậu.

COP21 được đ.ánh giá là "cuộc cách mạng khí hậu lịch sử" của nhân loại, vì lần đầu tiên tất cả 195 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia UNFCCC đã đi đến một thỏa thuận buộc tất cả các nước cắt giảm lượng phát thải khí carbon. Mặc dù Thỏa thuận COP21 vẫn dung hòa giữa hai yếu tố ràng buộc pháp lý và tính tự nguyện, nhưng đây là cam kết cao nhất sau 20 năm kể từ khi Nghị định thư Kyoto được ký kết với mục tiêu giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này dưới 2 độ C, thúc đẩy nỗ lực để mức tăng này về ngưỡng 1,5 độ C.

Còn nhớ, khi Công ước Copenhagen năm 2009 thất bại, nhiệt độ toàn cầu đã tăng gần 1 độ C, khiến 2010 trở thành năm nóng nhất trong lịch sử nhân loại. Các nghiên cứu cho thấy, trong 100 năm qua, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 0,74 độ C. Còn trong 50 năm gần đây, tốc độ tăng nhiệt độ là gần 2 lần so với 5 thập niên trước đó. Điều này đã làm suy giảm khối lượng băng ở 3 bán cầu và là nguyên nhân khiến nước biển dâng trung bình 1,8 mm/năm.

Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng vượt ngưỡng 2 độ C, theo nhóm chuyên gia Liên Hiệp Quốc GIEC, chắc chắn 700 đảo của Indonesia và các thành phố hoa lệ như New York, London hay Amsterdam sẽ hoàn toàn biến mất. Đáng chú ý nhất, theo nghiên cứu của GIEC, toàn bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long, TP.HCM và Hải Phòng đều bị nhấn chìm khi mực nước biển dâng cao.

Rõ ràng, Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ rất lớn khi mực nước biển dâng cao, trong khi nguyên nhân chủ yếu lại đến từ các quốc gia phát triển. Theo Thứ trưởng Trần Hồng Hà, khó khăn trong 13 ngày đàm phán COP21 bắt nguồn từ thực tế rằng mức xả thải carbon ra môi trường của các nước phát triển là quá lớn.

Nghiên cứu của Oxfarm về tiêu thụ các nhiên liệu hóa thạch cho thấy, trung bình một người trong nhóm 1% những người giàu nhất thế giới xả ra môi trường lượng carbon cao gấp 175 lần một người thuộc nhóm 10% những người nghèo nhất thế giới. Đứng đầu trong danh sách các nước có lượng khí thải carbon cao nhất trong năm 2015 là Trung Quốc, Mỹ, châu Âu và Ấn Độ.

Biến đổi khí hậu: Nguy cơ xóa sổ ngành nông nghiệp Việt - Hình 3

96 tỉ USD giá trị GDP thế giới bị ảnh hưởng bởi lũ lụt sông trung bình hằng năm

Tín hiệu đáng mừng là Liên hiệp Quốc vẫn đang không ngừng hỗ trợ các quốc gia đang phát triển như Việt Nam tránh khỏi thảm họa biến đổi khí hậu. Ông Nguyễn Quang Vinh, Giám đốc Văn phòng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững, VCCI, kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD), đã tận mắt chứng khiến nỗ lực của Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon khi vừa điều phối nhóm lãnh đạo các quốc gia đàm phán, vừa trực tiếp đôn đốc cuộc thảo luận của 650 tập đoàn đa quốc gia nhằm tìm tiếng nói chung hành động chống biến đổi khí hậu. "Tôi cảm thấy thật sự xúc động khi cuối cùng, các nước phát triển đã đồng thuận sẽ cung cấp ngân sách 100 tỉ USD/năm đến tận 2025 cho công cuộc này. COP21 đã mở ra một kỷ nguyên mới hợp tác toàn cầu và là cuộc cách mạng khí hậu tiêu biểu của nhân loại", ông Vinh chia sẻ.

Thỏa thuận COP21 nêu rõ, các nước đã cam kết tổng lượng khí thải carbon từ nay đến năm 2030 sẽ không vượt quá 55 tỉ tấn. Điều này sẽ có thể giúp 7,3 tỉ người tránh được những hậu quả từ biến đổi khí hậu trong những thập niên tới.

Doanh nghiệp Việt nhập cuộc tư duy xanh

Trong suốt 6 ngày thảo luận cùng nhóm 650 tập đoàn đa quốc gia, ông Nguyễn Quang Vinh đã tham gia thảo luận 3 chủ điểm giải pháp lớn từ chính quá trình hành động của doanh nghiệp Việt trong những năm vừa qua. Đầu tiên là sử dụng năng lượng tái tạo và năng lượng thay thế nguyên nhiên liệu hóa thạch. Tiếp đến là tìm kiếm các giải pháp nhằm sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm xả thải, hướng đến phát triển mô hình kinh doanh bền vững. Cuối cùng là mục tiêu xây dựng mô hình các thành phố tăng trưởng xanh, các tập đoàn đa quốc gia sản xuất xanh.

"Nếu như chính phủ các quốc gia đóng vai trò kiến tạo, định hướng và xác lập hành lang pháp lý thì khối doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia mới chính là nhóm đóng vai trò chủ chốt trong quá trình thực hiện và vận hành các cam kết của COP21", ông Vinh khẳng định.

Trong bối cảnh đó, có những doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam đã bước đầu thay đổi tư duy sản xuất khi những khó khăn đã trở lên rõ ràng. Ví dụ, Công ty Xi măng Holcim Việt Nam đang đề xuất phương án sử dụng năng lượng hiệu quả nhằm giảm phát thải carbon trong quá trình sản xuất. Tương tự, trong lĩnh vực gốm sứ, Công ty Sơn Hà (Hà Nội) đã tìm ra cách thay thế kỹ thuật nung gốm truyền thống bằng lò nung điện LPG hiện đại, giúp giảm 75% mức tiêu thụ năng lượng và 85% lượng khí thải carbon.

Tại TP.HCM, Công ty Minh Phúc, chuyên sản xuất bao bì giấy, foil nhôm, nhãn hàng hóa với công suất 3.000 tấn sản phẩm mỗi tháng, đã giảm gần 10% lượng điện tiêu thụ nhờ thay mới hệ thống chiếu sáng từ đèn huỳnh quang sang đèn LED. Hay như Saitex International đã cải tiến phương pháp, giảm lượng nước để sản xuất quần jean xuống chỉ còn 34 lít/chiếc thay vì trung bình 140 lít/chiếc như trước. Rõ ràng, đã có những thay đổi về tư duy phát triển mô hình sản xuất xanh, dựa trên môi sinh và tâm sinh trong kinh doanh bền vững.

Về mặt định hướng, trong khuôn khổ COP21, các cam kết của Việt Nam đều căn cứ vào cơ sở và nguồn lực trong nước đã đạt được suốt nhiều năm qua. Theo đó, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ giảm 8% lượng phát thải nhà kính so với Kịch bản phát triển thông thường (BAU) và giảm đến 25% nếu nhận được hỗ trợ quốc tế.

Ở tầm vĩ mô, Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm VNEEP đang được Chính phủ Việt Nam thực hiện, dựa vào hỗ trợ và kinh nghiệm từ Chính phủ Đan Mạch. Trong vòng 25 năm qua, nền kinh tế Đan Mạch đã phát triển hơn 40% về giá trị, nhưng tổng tiêu thụ năng lượng của quốc gia này lại giảm 7%. Đầu năm 2015, hai quốc gia đã phối hợp thành lập Quỹ Đầu tư Xanh để hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong 3 lĩnh vực sản xuất bao gồm gạch, gốm sứ và thực phẩm.

Những bước đi mạnh mẽ của Việt Nam trong lĩnh vực ngoại giao và chia sẻ các mục tiêu phát triển toàn cầu cũng đã đạt được nhiều thành tựu. Gần nhất, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua gói viện trợ trị giá 400 triệu euro, trong đó có hơn 300 triệu euro dùng cho các dự án phát triển năng lượng bền vững, mở đầu là dự án cấp điện nông thôn tại Việt Nam. Trước đó, giai đoạn 2007-2013, EU đã viện trợ cho Việt Nam gần 300 triệu euro để phát triển y tế, hỗ trợ thương mại và du lịch bền vững.

Cựu Phó Chủ tịch Cơ quan Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu IPCC, ông Jean Jouzel, nhà khoa học Pháp về biến đổi khí hậu hàng đầu thế giới khẳng định "Khối doanh nghiệp phải cực kỳ chủ động và không thể chì hoãn lâu hơn nữa". Hiển nhiên, Việt Nam dù có được cộng đồng quốc tế hỗ trợ nhiệt tình bao nhiêu đi chăng nữa, nhưng nếu bản thân các doanh nghiệp, đối tượng chủ chốt không hiện thực hóa những cam kết chống biến đổi khí hậu, không có kế hoạch và hành động cụ thể ngay từ hôm nay thì thảm họa ập đến sẽ chỉ là vấn đề thời gian.

Theo Nhịp cầu đầu tư

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sự chiếm hữu độc hại của mẹ Nine Naphat và "con tốt thí" Baifern Pimchanok
06:39:30 05/07/2024
Phản hồi chính thức vụ Nam Thư bị tố giật chồng, l.ộ c.lip nhạy cảm
07:05:29 05/07/2024
Chồng Midu k.hoe b.ody vạm vỡ, ôm chầm vợ trong chuyến đi tuần trăng mật
07:13:21 05/07/2024
Vợ chồng Đỗ Mỹ Linh lần đầu đăng ảnh nét căng của "con gái rượu", hot kid mới đây rồi!
07:17:15 05/07/2024
Tranh cãi động thái của mẹ Nine Naphat giữa lúc con trai khóc nức nở vì chia tay Baifern Pimchanok
08:41:46 05/07/2024
Vụ cô gái ở Hà Nội bị s.át h.ại bằng s.úng: 'Đến viện, tôi thấy con tím tái rồi'
08:55:32 05/07/2024
Mỹ nam quyền lực nhất showbiz vẫn trẻ đẹp sau 30 năm, giải nghệ sống ẩn dật với 1800 tỷ
06:29:29 05/07/2024
Mỹ nhân Hoa ngữ gây ức chế nhất hiện tại: Chồng yêu bằng cả tính mạng nhưng vợ lại mập mờ với "tiểu tam"
06:11:04 05/07/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt t.iền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
 Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu. Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng t.iền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
 Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Hùng vĩ bán đảo Sơn Trà

Du lịch

10:53:41 05/07/2024
Sơn Trà là tên một bán đảo thuộc quận Sơn Trà, cách trung tâm TP à Nẵng gần 10 km về hướng đông bắc. Bán đảo Sơn Trà có diện tích 60km2, chiều dài 13km, chiều rộng năm km, nơi hẹp nhất hai km.

Cưới nhau cả tháng vẫn chưa tân hôn, tôi nôn nóng, cố tình quyến rũ chồng để rồi 'ngây người' trước chiếc ảnh thờ giống mình như đúc

Góc tâm tình

10:49:36 05/07/2024
Cách đây 9 tháng, tôi quen chồng mình. Thấy anh là người thật thà, chất phác, lại có chí làm ăn, tôi đã xiêu lòng ngay từ đầu.

Sân khấu live của dàn Anh Tài Chông Gai khiến Anh Trai Say Hi lép vế vì 1 chi tiết

Tv show

10:48:42 05/07/2024
Không hề kém cạnh nhau về sân khấu trình diễn, nhưng Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai lại ghi nhiều điểm với khán giả hơn một chút bởi một chi tiết ít ai để ý.

Ý tưởng mặc đẹp công sở ngày giao mùa

Thời trang

10:41:06 05/07/2024
Những ý tưởng mặc đẹp dưới đây đảm bảo tiêu chí thanh lịch và chuyên nghiệp nơi công sở đồng thời vẫn có những đổi mới sáng tạo độc đáo.

Baifern Pimchanok đã tính đến chuyện kết hôn với Nine Naphat trước khi chia tay

Sao châu á

10:25:46 05/07/2024
Theo Non Inthanon, Baifern Pimchanok rất mong chờ 1 cái kết viên mãn cho chuyện tình cảm của cô và Nine Naphat, thậm chí mỹ nhân này đã tính đến chuyện kết hôn.

Hướng nhà t.uổi Nhâm Tuất 1982

Trắc nghiệm

10:19:30 05/07/2024
Một hướng nhà tốt sẽ là t.iền đề của sự sung túc và bình an cho gia chủ. Hướng nhà hợp t.uổi gia chủ nam Nhâm Tuất bao gồm:

Việt Nam bị cấm co-stream Esports World Cup 2024

Mọt game

10:18:50 05/07/2024
Esports World Cup 2024là sự kiện thể thao điện tử quốc tế lớn nhất trong tháng 7, với nhiều bộ môn và quy tụ những đội tuyển chuyên nghiệp hàng đầu thế giới.

Việt Hương điên cuồng tìm kiếm con gái bị 'ma da kéo giò'

Phim việt

10:15:20 05/07/2024
Phim điện ảnh Ma Da vừa chính thức tung ra teaser trailer vào sáng 3/7 đ.ánh dấu vũ trụ kinh dị Việt do Việt Hương thủ vai chính đang cận ngày trình làng đến với khán giả.

'Dự án mật: Thảm họa trên cầu' hé lộ chi phí sản xuất 'khủng', gia nhập hội phim bom tấn sinh tồn đáng xem của Hàn Quốc năm 2024

Phim châu á

10:09:15 05/07/2024
Trailer mới nhất của phim điện ảnh Dự án mật: Thảm họa trên cầu cho thấy mức đầu tư khủng của một dự án thương mại kinh phí lớn đến từ Hàn Quốc với những thước phim chân thực, sống động.

Sập bẫy kẻ l.ừa đ.ảo 'chu đáo', người phụ nữ ở Hà Nội mất gần 1 tỷ đồng

Pháp luật

10:07:01 05/07/2024
Ngày 4/7, Công an quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết, mới đây, chị T. (ở quận Ba Đình) có nhận được cuộc gọi từ số điện thoại tự xưng là cơ quan Bảo hiểm xã hội quận Ba Đình hỗ trợ kiểm tra hồ sơ trợ cấp thất nghiệp trực tuyến.

Nhiễm virus nguy hiểm sau khi ăn tiết canh dê

Sức khỏe

09:45:52 05/07/2024
Ăn tiết canh các loại động vật rất dễ gây ra hai nhóm bệnh cảnh là viêm màng não do liên cầu lợn và viêm màng não tăng bạch cầu ái toan do nhiễm ký sinh trùng.