Kinh tế thế giới sẽ hồi phục chậm

Theo dõi VGT trên

Nền kinh tế thế giới đang cố lấy lại những gì đã mất do Covid-19 trong 6 tháng qua, nhưng các chỉ dấu cho thấy đà hồi phục chưa thể nhanh được.

Kinh tế thế giới sẽ hồi phục chậm - Hình 1
Các chuyên gia dự báo kinh tế thế giới khó có thể tăng tốc khi bất ổn do Covid-19 chưa dứt.

Vết thương suy thoái của kinh tế thế giới có thể mất nhiều tháng nếu không muốn nói là mất cả năm mới lành lặn. Vấn đề lớn của kinh tế toàn cầu nằm ở diễn biến dịch Covid-19 theo từng tháng, mà không hẳn từng quý. Hoạt động kinh tế thế giới bên ngoài Trung Quốc suy giảm nghiêm trọng trong hai tháng 3 và 4. Khi lệnh phỏng tỏa được gỡ bỏ, nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới đã hồi phục từ tháng 5 và tăng tốc đáng kể trong tháng 6 và tháng 7.

Có thể thấy rõ diễn biến này tại Vương quốc Anh. Theo số liệu mới công bố, kinh tế Anh trong tháng 7 tăng trưởng 6,6% so với tháng 6 và tăng 8,7% so với tháng 5. Đà tăng này có thể đưa nền kinh tế Anh đạt mức tăng trưởng 15% trong quý III, sau cú trượt dốc 20,4% trong quý II.

Tuy nhiên, nếu so với tháng 2 – thời điểm trước khi dịch Covid-19 càn quét, kinh tế Anh vẫn suy giảm tới 11,7%. Các ngành dịch vụ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng tại Anh còn trượt sâu tới 12,6% so với tháng 2, còn sản lượng công nghiệp giảm 7%.

Các số liệu trên càng củng cố niềm tin của nhiều chuyên gia kinh tế rằng đà hồi phục trở lại như trước đại dịch Covid-19 là rất chậm, nhất là ở các quốc gia giàu có – nơi mà Covid-19 đã tàn phá mọi thứ từ du lịch, vận tải đến giải trí và thị trường việc làm.

Trong quý III, sức phục hồi của nền kinh tế Anh và kinh tế toàn cầu nói chung sẽ khiêm tốn hơn do dịch bệnh tiếp tục tác động xấu tới doanh nghiệp, người lao động và các chính phủ do vaccine chính thức kháng Covid-19 vẫn chưa thể đoán định.

“Chừng nào các nền kinh tế lớn không cần phải phong tỏa, nền kinh tế toàn cầu mới có thể duy trì đà hồi phục, nhưng khó có thể hồi phục một cách ngoạn mục như đợt mở cửa trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh vài tháng trước”, Gilles Moc, chuyên gia kinh tế trưởng tại Công ty bảo hiểm Axa nhận định. Tuy nhiên, chuyên gia này lưu ý, “những khó khăn giờ mới lộ diện”.

Video đang HOT

Các nhà phân tích nhận định, nền kinh tế Anh có thể đạt quy mô như trước dịch vào năm 2022, bởi Anh chịu thiệt hại nặng nề nhất trong số các cường quốc trong quý II/2020, trong khi sức hồi phục kinh tế của Anh cũng chỉ tương tự như nhiều quốc gia khác, trong đó có Mỹ.

Theo đánh giá của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại thành phố Atlanta, nền kinh tế lớn nhất thế giới đang trên đà tăng trưởng 7% trong quý III, sau khi trôi dốc 9,1% trong quý II. Sang đến quý IV, kinh tế Mỹ có thể tăng trưởng 1,25% và đạt quy mô như trước dịch vào đầu năm 2022.

Nền kinh tế thế giới hứng chịu quý suy thoái thứ 2 liên tiếp trong quý II do các lệnh phong tỏa trên diện rộng và giãn cách xã hội chống dịch Covid-19 đã “hạ gục” nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ trên toàn cầu.

Kinh tế của nhóm G20 – nhóm các quốc gia hùng mạnh chiếm hơn 90% nền kinh tế thế giới – suy giảm 3,4% trong quý I/2020, mức giảm sâu nhất kể từ năm 1998. Nhưng, sang quý II mức giảm đó còn nặng nề hơn và “chưa có tiền lệ trong nhiều thập kỷ kể từ khi Chiến tranh Thế chiến thứ Hai kết thúc.

Trong nội đăng tải trên blog hôm 11/9, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Philip Lane đã có đánh giá thận trọng rằng kinh tế châu Âu hồi phục chậm và tỷ lệ lạm phát vẫn còn thấp, nên vẫn có khả năng bơm thêm các gói kích thích kinh tế trong những tháng tới.

Ngoài ra, kết quả khảo sát của Công ty phân tích dữ liệu IHS Markit cho thấy tính đến hết tháng 8, đà phục hồi của kinh tế thế giới đã được duy trì trong 5 tháng liên tiếp. Khảo sát IHS Markit – “nhiệt kế” về hoạt động kinh doanh ở 45 quốc gia dựa trên phản hồi của các nhà quản trị mua hàng – đã đạt mức cao nhất trong 7 tháng qua.

Dẫu vậy đi kèm những con số tích cực, thì có những dấu hiệu bất ổn bủa vây kinh tế thế giới. Dịch Covid-19 tái phát mới đây khiến người dân ở Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Kazakhstan, Tây Ban Nha và Italy phải thắt chặt buộc bụng trong tiêu dùng và thận trọng hơn trong chống dịch. Đáng lo là những quốc gia này đóng góp tới 15% GDP toàn cầu.

Ông Marcel Fratzscher, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Kinh tế Đức cho rằng: “Sẽ là sai lầm khi nghĩ rằng suy thoái kinh tế lần này sẽ nhanh chóng kết thúc. Chúng tôi cho rằng có thể xuất hiện những trở ngại lớn như làn sóng doanh nghiệp phá sản và tỷ lệ thất nghiệp dâng cao”. Điều này có nghĩa chính phủ và ngân hàng trung ương của các nước còn nhiều việc phải làm.

Trong khi đó, James Pomeroy, chuyên gia kinh tế tại HSBC tin rằng, nhiều khả năng các nền kinh tế sẽ tung thêm các gói kích thích kinh tế mới, ngoài một vài gói công bố gần đây. “Nếu không có những gói kích thích đó, ‘vết sẹo’ của cuộc khủng hoảng này sẽ càng hằn sâu và khoảng cách giữa chiến thắng và thất bại sẽ ngày càng lớn”, James Pomeroy nói.

Nếu kinh tế Việt Nam hướng tới gói kích thích lần 2 thì cần lưu ý những gì?

Giảm thu, giảm chi phí của nền kinh tế, khoan sức dân cần được coi là một giải pháp căn cơ tác động đến cả cung và cầu...

Nếu kinh tế Việt Nam hướng tới gói kích thích lần 2 thì cần lưu ý những gì? - Hình 1

LTS: Như trong bài trước GS. Trần Thọ Đạt - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và tác giả An Nguyễn - Trường Kinh tế London đã đề cập, dịch bệnh COVID-19 đang đặt ra những thách thức mới đối với chính sách kinh tế vĩ mô. Đã có một số ý kiến cho rằng kinh tế Việt Nam cần có thêm một gói kích thích kinh tế lần thứ 2. Trong bài viết này, chúng tôi tiếp tục đăng tải ý kiến của 2 tác giả về khả năng của gói kích thích kinh tế lần 2 cũng như nếu có thì nên như thế nào cho hợp lý.

Kỳ 2: Kinh tế Việt Nam hướng tới gói kích thích lần 2?

Về chính sách hỗ trợ tài khóa

Chính phủ Việt Nam đã có các kính thích tài khóa "Keynes" rất kịp thời, đúng hướng và khá phù hợp với thông lệ quốc tế từ lúc dịch bệnh bắt đầu phát sinh. Việc chấp nhận một ngân sách thâm hụt cao hơn đã đạt được đồng thuận. Trong khi gói hỗ trợ kích thích kinh tế lần 1 đang được đánh giá, rà soát, sửa đổi và điều chỉnh, đã xuất hiện nhu cầu về sự cần thiết phải có gói kích thích lần 2. Những thảo luận gần đây cho thấy có nhiều quan điểm khác nhau về "dư địa chính sách tài khóa và tiền tệ" trong gói kích thích sắp tới.

Trước hết là về dư địa và những điểm cần lưu ý về các chính sách kích thích tài khóa. Gói kích thích tài khóa hiện tại ước tính chiếm 3-4% GDP, và một số ý kiến cho rằng khá nhỏ so với quy mô hỗ trợ tài khóa của các nước khác. Ở đây, cần lưu ý là việc thuần túy so sánh con số phần trăm so với GDP để chỉ quy mô gói hỗ trợ tài khóa lớn hay nhỏ cần được xem xét thận trọng hơn trong bức tranh tổng thể về tính bền vững và không gian tài khóa của nước ta so sánh với các nước. Bức tranh này cho thấy tỷ lệ thâm hụt ngân sách của ta dù đã được cải thiện trong vài năm qua nhưng hiện vẫn đang ở mức cao so với các nước trong khu vực, chỉ tiêu nợ công cũng vậy.

Để xác định quy mô của gói kích thích sắp tới, cần có tầm nhìn dài hạn, tính đến khả năng của những gói hỗ trợ tiếp theo khi dịch bệnh tái phát và tác động kinh tế có thể còn kéo dài nhằm đảm bảo mục tiêu giữ vững an ninh tài chính quốc gia, bền vững nợ, phù hợp với khả năng vay vốn trên thị trường để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển, đồng thời phù hợp với khả năng trả nợ của ngân sách, không làm giảm xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Cần phân kỳ giai đoạn hỗ trợ cho phù hợp với lộ trình phục hồi kinh tế để có những kích thích đúng lúc và đủ liều, tránh "tất tay" một - hai lần để rồi hết lực khi cần.

Về hiệu quả của hỗ trợ tài khóa. Số liệu kinh tế 6 tháng đầu năm 2020 đã cho thấy nền kinh tế đã "ngấm đòn" Covid và nhiều dấu hiệu cho thấy có thể sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn. Mặc dù các chính sách hỗ trợ tài khóa đã được ban hành rất sớm, nhưng số liệu ước tính cho thấy tỷ lệ đến được đối tượng cần hỗ trợ còn khá khiêm tốn, nền kinh tế chưa "thẩm thấu" được các hỗ trợ này. Gói hỗ trợ an sinh xã hội được nhận định là quy mô còn tương đối nhỏ, lại giải ngân chậm đối với đối tượng bị tác động trực tiếp của đại dịch. Cần lưu ý là đại dịch có tác động mang tính phân phối đối với người lao động. Những người làm công việc văn phòng có thể làm việc tại nhà, nhưng những người làm việc cần thiết - các nhân viên giao hàng, những người dọn rác - vẫn phải tiếp tục làm việc, có nguy cơ cao với COVID-19, trong khi lương thấp. Bộ phận lớn lao động trong lĩnh vực du lịch, khách sạn, nhà hàng đã mất việc. Hỗ trợ đến được sớm các nhóm này sẽ có tác động lớn và trực tiếp hơn đến tiêu dùng (bộ phận lớn nhất chiếm khoảng 65% tổng cầu hiện nay). Dự báo từ điều tra của Tổng cục Thống kê cho thấy từ nay đến cuối năm, con số thất nghiệp và giảm thu nhập còn gia tăng, đặc biệt là lao động thuộc khu vực phi chính thức.

Sau một thời gian được hỗ trợ theo mặt bằng chung, một số doanh nghiệp là trụ cột của nền kinh tế đang cho thấy sức chống chịu bị suy giảm và đã cần đến cứu trợ. Tuy nhiên, cần lưu ý là điểm yếu của kích thích Keynes bị những người theo chủ nghĩa trọng tiền phê phán gay gắt là việc sử dụng hỗ trợ chính phủ một cách không hiệu quả, nhiều trường hợp có yếu tố lợi ích nhóm, điểm yếu về cơ cấu kinh tế không được khắc phục. Bài học về các gói cứu trợ giai đoạn khủng hoảng 2008-2009 đã để lại hệ lụy lạm phát, nợ xấu và mất đà tăng trưởng mà nền kinh tế nước ta nhiều năm sau phải giải quyết.

Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công là chủ trương hoàn toàn đúng, là động lực mà chính phủ chủ động nhất hiện nay để ngăn chặn đà suy thoái. Tuy nhiên, cần tránh hiện tượng chạy giải ngân ào ạt vào những công trình chưa thật cần thiết, công trình kém chất lượng, do tiềm ẩn tình trạng "lựa chọn ngược" và "rủi ro đạo đức". Hơn nữa, tác động của lượng đầu tư công gia tăng đến tăng trưởng kinh tế như thế nào một phần sẽ phụ thuộc vào độ lớn của "số nhân" chi tiêu chính phủ, biến này sẽ phụ thuộc vào tác động lan tỏa của các dự án đầu tư công đến thu nhập, đến "khuynh hướng tiêu dùng cận biên" của các đối tượng thụ hưởng từ các công trình đầu tư công. Trong trường hợp nguồn đầu tư công còn tồn đọng, chưa giải ngân được hết, cần tính đến phương án cứu trợ các doanh nghiệp không chỉ đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch mà còn có có tiềm năng bật dậy tốt sau đại dịch. Để tránh "thất bại Keynes" trong quá trình phục hồi kinh tế, việc hỗ trợ tài khóa phải đi kèm khắc phục được những khiếm khuyết mang tính "cơ cấu" của nền kinh tế.

Cuối cùng, đồng thuận với bội chi ngân sách tăng thêm không chỉ là tập trung gia tăng chi tiêu của chính phủ. Giảm thu, giảm chi phí của nền kinh tế, khoan sức dân cần được coi là một giải pháp căn cơ tác động đến cả cung và cầu. Việc tiếp tục giãn, giảm, miễn thuế cần được nghiên cứu cho phù hợp hơn với thời gian đủ dài để các kích thích này mang lại hiểu quả, đồng thời đã có ý kiến mạnh dạn đề xuất giảm thuế VAT, các loại thuế, phí đánh vào xăng dầu...

Về chính sách tiền tệ

Dư địa chính sách tiền tệ phần lớn là nằm ở mức độ giảm lãi suất hiện nay. Có khá nhiều quan điểm hiện tại cho rằng không có nhiều dư địa để hạ lãi suất cho vay vì khả năng giảm lãi suất phụ thuộc vào chênh lệch giữa lãi suất và tỷ lệ lạm phát. Nếu lãi suất xuống ngang hoặc thấp hơn lạm phát, tiền sẽ chảy qua các kênh khác như vàng, bất động sản và có thể gây ra "bong bóng" của các thị trường này, khi đó quá trình hồi phục nền kinh tế sẽ gặp nhiều rủi ro. Hiện tại, chênh lệch giữa lãi suất và tỷ lệ lạm phát (lãi suất thực) đã khá nhỏ, đồng nghĩa với dư địa còn rất hẹp. Do vậy, muốn giảm lãi suất thêm, chúng ta cần phải giảm được tỷ lệ lạm phát.

Về phía ngân hàng thương mại, có thể sẽ giảm thêm lãi suất cho vay nhờ cắt giảm chi phí và thu nhập, nhưng mức giảm không nhiều do lãi suất huy động vẫn đang cao. Ngược lại, về phía doanh nghiệp, trong bối cảnh Covid-19 xuât hiên trơ lai sẽ anh hương tiêu cưc đên triển vọng kinh doanh, mức lãi suất hiện tại còn quá cao với khả năng chịu đựng của doanh nghiệp. Số liệu ước tính cho thấy, ngoại trừ doanh nghiệp khối FDI và một số doanh nghiệp tư nhân và nhà nước, hầu hết doanh nghiệp hiện nay có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn lãi vay ngân hàng.

Do vậy, để hỗ trợ và thậm chí giải cứu doanh nghiệp, cần đưa ra giải pháp đột phá về lãi suất, như các gói vay lãi suất 0% cho các ngành hàng không, du lịch,... Tuy nhiên, các gói vay này về bản chất lại là hỗ trợ tài khóa, vì hỗ trợ này rốt cuộc là sử dụng ngân sách, ngân hàng chỉ là nơi giải ngân hỗ trợ. Chưa bao giờ, sự phối hợp của cơ quan điều hành chính sách tiền tệ và tài khóa cần chặt chẽ hơn và cũng chưa bao giờ ranh giới khác biệt về tác động của các chính sách này lại trở nên mờ nhạt như hiện nay. Có chuyên gia kinh tế đã đề xuất cần "đưa bảng cân đối kế toán của Ngân hàng Nhà nước và Bộ tài chính" về chung một mối trong bối cảnh cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn, bằng những giải pháp "khác thường" để điều hòa vốn ngân sách thông qua các chính sách mang tính tiền tệ.

Cuối cùng rồi đại dịch cũng sẽ qua đi, để lại cả những dấu ấn tốt đẹp về những mặt tốt của xã hội chúng ta, nhưng quan trọng hơn là những bài học sâu sắc cần rút ra để không lặp lại những sai lầm về chính sách từ xử lý các cuộc khủng hoảng trước đó. Với khả năng của nước có thu nhập trung bình còn thấp, ngân sách còn rất eo hẹp để đối phó với cú sốc, tổng thể kịch bản ứng phó, quy mô và liều lượng cụ thể của từng biện pháp hỗ trợ cần phải là đáp án trong cuộc thảo luận sâu sắc và cởi mở của các nhà kinh tế và hoạch định chính sách, và lần này là có thêm từ cả hai cộng đồng học thuật - các chuyên gia y tế công cộng và các nhà kinh tế vĩ mô.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mẹ định bán đất, lấy tiền trả nợ cho em trai, tôi cười chua chát hỏi một câu khiến bà chấn động, còn tôi về trong nước mắt
05:41:18 22/11/2024
Mẹ tôi dõng dạc hủy đám cưới sau khi mẹ chồng tương lai đọc "diễn văn" miệt thị thông gia
05:38:11 22/11/2024
Sự trở lại ngoạn mục nhất Hollywood: Lindsay Lohan - nàng công chúa sa ngã sao lại đẹp "ngộp thở" thế này
06:41:14 22/11/2024
Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy: Lên tiếng chính thức về hình ảnh đăng ký kết hôn, bật khóc nức nở vì lí do gì?
06:49:21 22/11/2024
Nhan sắc giả dối của Lee Min Ho
06:04:14 22/11/2024
Con đường sa ngã của cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ
10:11:58 22/11/2024
Góc khuất kinh hoàng của Kpop: Thực tập sinh nữ suy kiệt, tắt kinh vì nhịn ăn cắm đầu vào phòng tập
06:44:30 22/11/2024
Chồng nửa đêm lẩm bẩm vài câu rồi bật dậy, vô thức đi lại trong phòng, tôi cười anh mộng du cho tới khi biết sự thật thì ngã ngửa
05:31:32 22/11/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Thông điệp của Liên bang Nga khi dùng tên lửa siêu vượt âm mới tấn công Ukraine

Thế giới

12:31:11 22/11/2024
Mục đích là nhằm duy trì lợi thế an toàn cho các hoạt động của Liên bang Nga, thông qua loại bỏ các lựa chọn mà phương Tây có thể cung cấp cho Ukraine.

Tiến Linh khen ngợi Indonesia, sẵn sàng cạnh tranh với Nguyễn Xuân Son

Sao thể thao

12:10:35 22/11/2024
Tiến Linh thừa nhận Indonesia là ứng viên số 1 cho chức vô địch ASEAN Cup 2024, nhưng ĐT Việt Nam sẽ chơi hết khả năng để thể lấy lại vị thế của mình.

Nữ ca sĩ nhiều năm vắng bóng: Định cư Pháp, làm mẹ đơn thân sexy tuổi 35

Nhạc việt

11:59:16 22/11/2024
Sau thời gian dài vắng bóng, ca sĩ Hằng BingBoong chính thức trở lại với MV Đứa bé nó hỏi (sáng tác: Đạt G; sản xuất âm nhạc: Đoàn Minh Vũ).

Động thái mới nhất của Hoài Lâm gây xôn xao

Sao việt

11:55:13 22/11/2024
Cư dân mạng đang xôn xao trước việc liệu Hoài Lâm có đang từ bỏ nghệ danh gắn liền với tên tuổi mình để chuyển sang hoạt động âm nhạc với tên thật.

Danh tính cô gái Đà Lạt có tên khai sinh độc lạ, nhan sắc được ví như mỹ nhân TVB thập niên 90

Netizen

11:38:33 22/11/2024
Thời gian vừa qua, bạch nguyệt quang là từ được cư dân mạng sử dụng khá nhiều. Ý nghĩa phổ biến nhất của từ này là để chỉ người mà chúng ta vô cùng ngưỡng mộ,

Quả chuối vừa được mua vào buổi sáng với giá 9.000 đồng, buổi tối bán với giá 157 tỷ đồng

Sáng tạo

11:20:19 22/11/2024
Một quả chuối trong nhiều năm đã gây tranh cãi trong giới nghệ thuật đã được bán với giá 6,2 triệu USD (hơn 157 tỷ đồng) bao gồm cả phí tại cuộc đấu giá nghệ thuật đương đại của Sotheby s New York vào tối thứ Tư

Người đàn ông mất ngủ suốt 32 năm vì bị sếp mắng oan

Lạ vui

11:20:01 22/11/2024
Sau một lần bị cấp trên đổ lỗi một cách bất công, người đàn ông rơi vào trạng thái buồn bực, uất ức và bị mất ngủ suốt nhiều năm.

Áo khoác dài, món đồ sành điệu, đáng giá nhất tủ đồ mùa đông

Thời trang

11:13:20 22/11/2024
Kiểu áo khoác mùa đông đặc trưng nhất chính là trench coat (áo khoác dài, áo măng tô). Chỉ vào mùa cuối năm, tín đồ thời trang mới thỏa sức diện item này đi học, đi chơi, đi làm mà không cần e ngại điều gì.

Bắt giữ 4 đối tượng trộm cắp và tiêu thụ tài sản

Pháp luật

11:08:50 22/11/2024
Ngày 22/11, Công an tỉnh Thanh Hoá thông tin, Công an thị xã Bỉm Sơn vừa bắt giữ 4 đối tượng ở tỉnh Ninh Bình để điều tra tội trộm cắp và tiêu thụ tài sản.

Phong cách trẻ trung của 'Anh trai say hi' JSOL

Phong cách sao

10:56:25 22/11/2024
Trong đó các item mang tính trẻ trung, hiện đại thường được JSOL sử dụng khá nhiều như áo thun, áo sơ mi, quần short hay các set đồ jeans.

Kiều Anh xinh đẹp hội ngộ dàn diễn viên 'Phía trước là bầu trời' sau 23 năm

Phim việt

10:53:13 22/11/2024
23 năm sau khi phát sóng Phía trước là bầu trời , 3 diễn viên Kiều Anh, Hà Hương và Văn Anh gặp lại trên thảm đỏ sự kiện ra mắt phim Linh miêu - Quỷ nhập tràng tại Hà Nội tối 21/11.