Kinh tế thế giới đứng trước triển vọng khó dự đoán
Sự khởi đầu một năm mới đã đưa ra những tín hiệu trái chiều đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu và thị trường tài chính nói chung.
Người dân mua sắm tại siêu thị ở San Mateo, California, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Triển vọng lạc quan của Chính phủ Mỹ và số liệu kinh tế tích cực của nước này ban đầu đã thúc đẩy lòng tin của thị trường. Tuy nhiên, những lo ngại về lãi suất, căng thẳng địa chính trị gia tăng và triển vọng tăng trưởng kinh tế trong tương lai đã làm mờ dần những quan điểm tích cực này.
Bước sang quý I/2024 các thông tin nhìn chung rất lạc quan, với các chỉ số tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ hàng tuần. Điều này thể hiện sự lạc quan khi những người tham gia thị trường đầu tư trở lại vào các tài sản rủi ro.
Video đang HOT
Một số sự kiện kinh tế quan trọng đã tác động đáng kể đến triển vọng của tháng 2/2024. Tháng trước, các nhà đầu tư hầu như vẫn lạc quan nhờ báo cáo việc làm khả quan và một số dữ liệu kinh tế rất tốt của Mỹ.
Nhìn chung, các dữ liệu thị trường Mỹ trong tháng 2/2024 cho thấy những tín hiệu trái chiều. Trong khi một số lĩnh vực như vi mạch và trí tuệ nhân tạo (AI) tiếp tục trải qua những đợt phục hồi mạnh mẽ và đẩy các chỉ số đi lên, thì những lĩnh vực khác như tài chính và dịch vụ tiêu dùng vẫn gặp khó khăn. Thị trường chứng khoán vẫn tăng điểm, trong khi chỉ số đồng USD có mức tăng nhẹ.
Tuy nhiên, sự không chắc chắn và rủi ro đối với các nhà đầu tư vẫn rõ ràng, đặc biệt khi đồng USD tăng và căng thẳng địa chính trị tiếp tục gây áp lực lên các thị trường toàn cầu.
Lạm phát của Mỹ tăng với tốc độ chậm nhất trong gần 3 năm
Giá cả tại Mỹ tiếp tục tăng trong tháng 1/2024 nhưng là mức tăng thấp nhất trong gần 3 năm, củng cố những đồn đoán về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 6.
Người dân mua sắm tại siêu thị ở San Mateo, California, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Báo cáo do Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 29/2 cho thấy chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của nước này trong tháng 1/2024 đã tăng 0,3% (so với tháng trước đó). Trong 12 tháng tính đến hết tháng 1/2024, PCE của Mỹ đã tăng 2,4% - mức tăng thấp nhất kể từ tháng 2/2021 và theo sau mức tăng 2,6% trong tháng 12/2023.
Loại trừ các thành phần như năng lượng và thực phẩm dễ biến động, chỉ số giá PCE lõi của Mỹ đã tăng 0,4% trong tháng 1/2024.
Lạm phát lõi trong tháng 1/2024 tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng nhỏ nhất kể từ tháng 3/2021 và sau mức tăng 2,9% trong tháng cuối năm 2023.
Fed thường theo dõi PCE để xác định tiến trình đạt mục tiêu lạm phát 2%. Chỉ số lạm phát hàng tháng ở mức 0,2% là mức cần thiết để đưa lạm phát trở lại mục tiêu.
Sau báo cáo trên, các chỉ số chứng khoán chính của Phố Wall dự kiến sẽ mở cửa cao hơn trong phiên giao dịch cùng ngày do chỉ số lạm phát phù hợp với ước tính, làm tăng hy vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất trong nửa đầu năm nay.
Ông Peter Andersen, người sáng lập công ty quản lý đầu tư Andersen Capital Management đánh giá, số liệu mới nhất làm thị trường thêm lạc quan rằng nền kinh tế Mỹ đang có nền tảng vững chắc.
Sau các số liệu kinh tế gần đây, thị trường tài chính đã thay đổi kỳ vọng về thời điểm Fed cắt giảm lãi suất sang tháng 6/2024.
Các quan chức Fed trước đó chỉ ra rằng họ sẽ không vội vàng giảm chi phí đi vay. Kể từ tháng 3/2022, Fed đã tăng lãi suất thêm 525 điểm cơ bản lên mức 5,25 - 5,50%.
Nợ tiêu dùng của người Canada lên tới mức kỷ lục Lãi suất cao và lạm phát khiến nhiều người dân Canada phải gánh những khoản nợ cá nhân ở mức kỷ lục, mặc dù nhập cư đang giúp thúc đẩy tăng trưởng của thị trường tín dụng tiêu dùng ở nước này. Người dân mua sắm tại Vancouver, tỉnh British Columbia của Canada. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN Phóng viên TTXVN tại Ottawa dẫn...