Kinh tế thế giới 2020 có thể phục hồi
Năm 2019, tranh chấp thương mại giữa các nền kinh tế, khiến tăng trưởng kinh tế thế giới giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới nổ ra năm 2008. Bước vào năm 2020 với nhiều kỳ vọng, nhưng kinh tế thế giới vẫn đối mặt những rủi ro từ xung đột thương mại và địa chính trị.
EIU nhận định tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2020 lạc quan hơn. Ảnh Roi-tơ
Theo số liệu thống kê của Bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro (EIU) thuộc Tập đoàn Nhà Kinh tế (The Economist), tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019 đã giảm xuống mức 2,8%, từ mức 3,5% của năm 2018 và 3,8% của năm 2017. EIU đưa ra dự báo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu ở mức 3,1% cho năm 2020 và 3,4% năm 2021. Số liệu thống kê, dự báo kinh tế của các tổ chức nghiên cứu trên thế giới chưa đồng nhất, nhưng đánh giá chung đều cho rằng, triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2020 vẫn lạc quan.
Kịch bản phục hồi của nền kinh tế thế giới và sự lạc quan của các chuyên gia có căn cứ từ xu hướng tiếp tục chủ động nới lỏng chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới, nhằm ngăn chặn suy thoái. Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ ( FED), Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) hay Ngân hàng trung ương Anh (BOE) đều đã thực thi chính sách nới lỏng tiền tệ, giảm lãi suất trong năm 2019. Chính sách tài khóa cũng được mở rộng, phối hợp với chính sách tiền tệ, là công cụ của nhiều chính phủ trong việc kích thích nền kinh tế và kiềm chế suy thoái. Các nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản đều đã thông qua kế hoạch tăng chi ngân sách và giảm thuế. Tuy nhiên, gánh nặng nợ công toàn cầu sẽ tích tụ nhiều rủi ro vỡ nợ dây chuyền và khủng hoảng nợ nếu các chính phủ không chi tiêu thận trọng. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), tổng giá trị nợ công đến hết năm 2018 đã ở mức kỷ lục 230% của GDP toàn cầu và vẫn không ngừng tăng lên.
Trong bối cảnh tăng trưởng của những nền kinh tế đầu tàu đều giảm tốc, điển hình là Mỹ, Liên hiệp châu Âu (EU), Nhật Bản và Trung Quốc, tăng trưởng đến từ những nền kinh tế đang phát triển như Ấn ộ, Ác-hen-ti-na, Thổ Nhĩ Kỳ… sẽ là động lực đáng kể đóng góp vào tăng trưởng chung toàn cầu. Tổ chức tư vấn Morgan Stanley dự báo, trong khi nhóm 10 nền kinh tế lớn nhất sẽ tăng trưởng ở mức khiêm tốn 1,3% trong năm 2020 và 1,5% trong năm 2021, thì các nền kinh tế mới nổi có thể đạt mức 4,4% và 4,7% cùng giai đoạn.
Video đang HOT
Các nền kinh tế mới nổi được dự báo sẽ phục hồi sớm hơn so với các nền kinh tế phát triển, nhưng những diễn biến, căng thẳng địa chính trị toàn cầu vẫn là nguy cơ lớn nhất kìm hãm sự tăng tốc của kinh tế thế giới. Xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã tạm thời hạ nhiệt với thỏa thuận bước đầu, tuy nhiên, không loại trừ khả năng những bước thỏa thuận tiếp theo có thể bị gián đoạn. Tiến trình Brexit cũng tạo sự lo lắng cho các nhà đầu tư, nhiều tập đoàn lưỡng lự triển khai các dự án trước khi Anh đạt thỏa thuận thương mại với EU. Các rủi ro xung đột chính trị và quân sự ở khu vực Trung ông, ông – Bắc Á, hay Nam Mỹ đều có ảnh hưởng lên chuỗi cung ứng và sự phát triển chung toàn cầu.
Trong bối cảnh sự phát triển kinh tế chậm lại trong năm qua và sự kết nối của chuỗi cung ứng toàn cầu đối diện với nhiều gián đoạn, năm 2020 được kỳ vọng là năm đưa kinh tế thế giới trở lại quỹ đạo tăng trưởng. Những rủi ro địa chính trị và xung đột thương mại vẫn sẽ tiềm ẩn nguy cơ lớn nhất khiến tình hình xấu đi, nhưng với sự chủ động của các chính phủ và chung tay của cộng đồng quốc tế, kinh tế thế giới có triển vọng phục hồi.
OÀN HIẾU
Theo nhandan.com.vn
VN-Index sẽ vượt mốc 1.000 điểm?
Theo nhận định của Công ty CP Chứng khoán Dầu khí (PSI), VN-Index có thể vượt qua mốc 1.000 điểm để tiến sát vùng 1.100 điểm trong giai đoạn tháng 9 và tháng 10-2019.
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang, bất ổn chính trị gia tăng, tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm tốc... là những nguyên nhân chính khiến thị trường chứng khoán (TTCK) thế giới và Việt Nam biến động mạnh trong giai đoạn đầu năm 2019 đến nay.
Tháng 9 có nhiều yếu tố tích cực hỗ trợ TTCK tăng điểm và nhiều bất ngờ có thể diễn ra. VN-Index có thể vượt qua mốc 1.000 điểm để tiến sát vùng 1.100 điểm trong tháng 9 và tháng 10-2019.
TTCK Việt Nam không nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của tác động tiêu cực đến từ thế giới. VN-Index đã có giai đoạn điều chỉnh dài kể từ tháng 3-2019 cho đến nay khi chưa thể vượt qua mốc kháng cự 1.000 điểm, đã có thời điểm điều chỉnh về dưới mốc 940 điểm khiến các nhà đầu tư lo lắng. "Bóng ma suy thoái kinh tế" của Mỹ và của một số nền kinh tế lớn đang đe dọa tăng trưởng. Lạm phát, tỷ giá có xu hướng gia tăng cũng khiến dòng tiền đầu tư toàn cầu rút dần ra khỏi các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam...
Tuy nhiên, TTCK "xuống và lại lên". TTCK Việt Nam trải qua giai đoạn điều chỉnh, sẽ chuyển sang giai đoạn hồi phục và tăng điểm. Tháng 9 có nhiều yếu tố tích cực hỗ trợ TTCK tăng điểm và nhiều bất ngờ có thể diễn ra. VN-Index có thể vượt qua mốc 1.000 điểm để tiến sát vùng 1.100 điểm trong tháng 9 và tháng 10-2019. Dự báo đó được đưa ra dựa vào các yếu tố sau:
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung hạ nhiệt: Thời gian qua, chính phủ hai nước đã có những động thái nhượng bộ. Trung Quốc tuyên bố sẽ miễn thuế quan trả đũa đối với đậu tương và thịt lợn Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ lùi 2 tuần kế hoạch áp thêm thuế 5% lên 250 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc từ ngày 1-10-2019. Trung Quốc nối lại nhập khẩu đậu tương của Mỹ và tạm miễn thuế quan đối với nhiều mặt hàng Mỹ. Đây là thông tin tích cực hỗ trợ kinh tế thế giới, đặc biệt góp phần cải thiện tâm lý nhà đầu tư.
Làn sóng hạ lãi suất của các ngân hàng trung ương: Kinh tế thế giới đang trong giai đoạn giảm tốc. IMF, WB lần lượt hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế lớn Mỹ - châu Âu - Nhật Bản, mặc dù vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng của kinh tế Việt Nam. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố việc hạ lãi suất 0,25% trong kỳ họp mới đây để kích thích tăng trưởng. Các ngân hàng trung ương châu Âu, Đức, Ấn Độ, Thái Lan và cả Việt Nam đã tuyên bố hạ lãi suất. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã đưa ra thông điệp hạ lãi suất điều hành xuống 0,25%. Đây là thông tin tích cực hỗ trợ kinh tế đang gặp khó giai đoạn đầu năm trong bối cảnh nhiều nhóm ngành nghề có mức tăng trưởng giảm so với cùng kỳ năm 2018 như du lịch, dịch vụ, khai khoáng, sản xuất công nghiệp...
Tháng 9 có nhiều yếu tố tích cực hỗ trợ TTCK tăng điểm và nhiều bất ngờ có thể diễn ra. VN-Index có thể vượt qua mốc 1.000 điểm để tiến sát vùng 1.100 điểm trong tháng 9 và tháng 10-2019.
Việt Nam lọt vào top 20 môi trường đầu tư tốt nhất thế giới: Theo báo cáo mới nhất từ U.S. News & World Report - báo cáo công bố xếp hạng các nền kinh tế tốt nhất để đầu tư trong năm 2019 - năm nay có sự khác biệt lớn với 3 trong số 5 nền kinh tế dẫn đầu danh sách. Trong đó, Việt Nam vượt qua các nước láng giềng Đông Nam Á gồm Malaysia, Indonesia và Singapore để xếp thứ 8, tăng từ vị trí 23 của năm 2018. Điều này phản ánh qua số liệu đầu tư trực tiếp và gián tiếp tăng vọt vào Việt Nam trong tháng 2 và tháng 5 năm nay. Môi trường đầu tư hấp dẫn phần nào tạo tâm lý lạc quan hơn trên TTCK.
Tháng 9 thuận lợi cho TTCK: Theo số liệu thống kê 10 năm trở lại đây, tháng 9 luôn là tháng có giao dịch sôi động. Trong năm 2019, ngay từ tuần 2 tháng 9, VN-Index đã hồi phục mạnh mẽ trở lại sát mốc 1.000 điểm, đã một lần nữa cho thấy tính chu kỳ của TTCK có diễn biến thuận lợi/khó khăn theo từng tháng trong năm. Tâm lý nhà đầu tư được cải thiện sau một thời gian dài TTCK điều chỉnh. Thị trường đón chờ thông tin kết quả kinh doanh quý III/2019 cũng như kế hoạch dự báo kết quả kinh doanh của cả năm. Nhiều doanh nghiệp niêm yết đã có kết quả kinh doanh vượt kế hoạch của cả năm, sẽ thu hút dòng tiền đầu tư. Đặc biệt, kỳ Review danh mục các quỹ hoán đổi chỉ số ETFs 2 tuần cuối tháng 9 kèm theo kỳ vọng khối ngoại sẽ giải ngân tích cực hơn so với các giai đoạn trước đó.
Do vậy, TTCK sẽ hồi phục với nhiều khả năng bứt phá vượt mốc kháng cự mạnh 1.000 điểm trong giai đoạn sắp tới. Kinh tế thế giới và Việt Nam được kỳ vọng có nhiều khởi sắc. Tâm lý nhà đầu tư được cải thiện và tháng 9 hứa hẹn là tháng đánh dấu cho một xu hướng tăng điểm mới của TTCK Việt Nam.
Minh Châu
Theo Petrotimes
Tổng thống Mỹ kêu gọi FED noi gương ECB hạ lãi suất để hỗ trợ kinh tế Chỉ vài giờ sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) công bố chương trình kích thích kinh tế quy mô lớn, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngay lập tức đã chỉ trích Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vì không "hành động nhanh chóng" như ECB để hỗ trợ nền kinh tế đầu tàu thế giới. Tổng thống Mỹ...