Kinh tế suy thoái, dân nhập cư nhiều khiến tội phạm tăng
Doanh nghiệp đóng cửa, thất nghiệp cao, cùng với bộ phận nhập cư ào ạt… khiến tội phạm len lỏi vào TPHCM để tìm đất sống.
Nhiều đại biểu HĐND TPHCM bày tỏ sự bất bình khi tình trạng trộm cắp, cướp giật và phạm pháp hình sự trong 6 tháng đầu năm nay vẫn tiếp tục tăng. Nhiều vụ giết người dã man, cướp lộng hành ngay giữa thanh thiên bạch nhật khiến lòng dân bất an.
Đại biểu Thi Thị Tuyết Nhung (quận 7) cho rằng, tình trạng tội phạm cướp giật ngày càng cao. Giới trẻ phạm tội cao. Tình trạng các nam thanh nữ tú vào quán hút shisha quá nhiều. Bởi vậy cần có đột phát trong trấn áp tội phạm.
Phát biểu tại nghị trường, Đại tá Ngô Minh Châu – PGĐ Công an TPHCM – cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2013, trên địa bàn thành phố xảy ra hơn 3.000 vụ phạm pháp hình sự, tăng 7,8% so với cùng kỳ. Mặc dù tình hình phạm pháp hình sự có tăng nhẹ, tuy nhiên với sự nỗ lực của các cấp, các ngành một số loại án đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng đã được kéo giảm so với cùng kỳ. Án giết người xảy ra 55 vụ, giảm 5 vụ so với cùng kỳ nhưng 3 loại án tăng lên gồm cướp giật tài sản (603 vụ), trộm cắp tài sản (hơn 1.000 vụ), lừa đảo chiếm đoạt tài sản (166 vụ).
Cướp hoành hành giữa thanh thiên bạch nhật tại TPHCM (ảnh: T.Kiên)
Đại tá Ngô Minh Châu cho rằng, nguyên nhân dẫn đến 3 loại án cướp giật, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản tăng vì trong những năm qua, tình hình dân nhập cư vào thành phố tiếp tục gia tăng. Mỗi năm, thành phố tăng thêm 230 ngàn dân nhập cư. Trong đó, một số địa phương có tội phạm nhiều đều kéo về TPHCM để tìm đất sống. Một nguyên nhân nữa khiến tình hình phạm pháp hình sự tăng là liên quan tình hình suy thoái kinh tế. Nhiều doanh nghiệp giảm đầu tư sản xuất kinh doanh, dẫn đến công nhân thất nghiệp, mất việc. Từ đây, cuộc sống khó khăn, nảy sinh ra các vụ cướp giật, trộm cắp và lừa đảo.
Một số huyện xã vùng ven của TPHCM, tốc độ đô thị hóa nhanh, số lượng dân nhập cư rất lớn, điển hình như xã Bình Hưng của huyện Bình Chánh. Trong khi đó, lực lượng công an địa phương chưa được bố trí lực lượng dày, nghiệp vụ cao nên tình hình trật tự an toàn xã hội còn chưa chặt chẽ.
“Trong thời gian tới, Công an TPHCM sẽ tạo điều kiện để trang bị nhân lực, phương tiện, trang thiết bị về các địa phương. Đưa lực lượng chuyên nghiệp về hỗ trợ công an huyện, xã trọng điểm để tạo bước chuyển biến về an ninh trật tự. Quan tâm đến chế độ, phương tiện cho công an viên để làm tốt nhiệm vụ”, Đại tá Ngô Minh Châu nói.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TPHCM cũng bức xúc khi cho rằng: “Mỗi lần chúng tôi đi tiếp xúc cử tri thì người dân đều bày tỏ sự bất bình khi tình trạng cướp giật, trộm cắp xảy ra ngày càng táo tợn, rộng khắp. Trộm cướp len lỏi vào khu dân cư khiến người dâ đi chợ cũng không an lòng, ở nhà cũng thấy thiếu bình an. Công an TPHCM cần giải quyết tốt hơn, đồng bộ để chấn chỉnh việc này”.
Theo Dantri
Đủ chiêu trộm nước sạch
Tình trạng trộm nước sạch hết sức nghiêm trọng vì có nguy cơ làm ô nhiễm nguồn nước trong hệ thống chung, ảnh hưởng đến hàng triệu người dân.
Gian lận nước sạch trên địa bàn TPHCM đang có chiều hướng gia tăng với nhiều thủ đoạn tinh vi. Hành vi này không chỉ gây thất thoát lượng lớn nước sạch mà còn dẫn đến nguy cơ ô nhiễm hệ thống cung cấp nước do việc đấu nối, sử dụng vô tội vạ.
Một hộ sản xuất giá ở phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TPHCM gian lận nước bị phát hiện. Ảnh: VL
Mất 2,4 tỉ đồng/năm
Công ty Cổ phần Cấp nước (CPCN) Chợ Lớn là đơn vị đứng đầu danh sách các công ty thuộc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) bị gian lận nước. Chỉ trong năm 2012, đơn vị này bị 74 khách hàng "chôm" 154.128 m3 nước sạch, tương đương 2,4 tỉ đồng. Ông Thái Hồng Lĩnh, Phó Phòng Dịch vụ khách hàng của Công ty, cho biết khu vực xảy ra gian lận nước thường ở vùng ven, như quận 8, Bình Tân, huyện Bình Chánh.
Từ lượng nước sử dụng giảm bất thường, tháng 7/2012, Công ty CPCN Chợ Lớn kiểm tra đột xuất và phát hiện hộ ông Đào Văn Thành, ngụ đường Lê Văn Quới, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, cắt tê trước đồng hồ (đấu nối sử dụng nước không qua đồng hồ). Qua tính toán, hành vi gian lận này đã kéo dài khoảng 2 năm với lượng nước mà ông Thành "xài chùa" là 7.500 m3, tương đương 131 triệu đồng.
Một nhân viên tham gia xử lý vụ việc cho biết hành vi của ông Thành dù không mới nhưng tinh vi ở chỗ đoạn cắt tê được chôn sâu dưới đất nên rất khó phát hiện. Manh mối quan trọng để phát hiện hành vi gian lận của hộ ông Thành là nhà ông có cơ sở sản xuất giá với quy mô 75 kg/ngày, thêm vào đó là nhiều nhân khẩu cùng tạm trú nhưng hằng tháng hộ này chỉ tiêu thụ 20 m3 nước.
Điều đáng nói là cách đây gần 3 năm (tháng 6/2010), cũng chính ông Thành thuê một căn nhà khác tại phường Bình Hưng Hòa A để sản xuất giá và "ăn cắp" 1.000 m3 nước, bị Công ty phát hiện lập biên bản.
Trên địa bàn do Công ty CPCN Phú Hòa Tân quản lý, trong năm 2012, số trường hợp gian lận nước bị công ty kiểm tra phát hiện cũng khá cao: 52 trường hợp với lượng nước gian lận trên 28.000 m3, tương đương hơn 400 triệu đồng. "So với năm 2011, năm 2012 số trường hợp "ăn cắp" nước tăng gấp 3 lần. Gian lận nước sạch đang có chiều hướng tăng mạnh!" - ông Nguyễn Văn Đắng, Phó Giám đốc Công ty CPCN Phú Hòa Tân, lo lắng.
Doanh nghiệp cũng gian lận
Đối tượng gian lận không chỉ hộ gia đình. Gần đây đang rộ lên tình trạng nhiều doanh nghiệp tư nhân thi công các công trình của TP cũng "ăn cắp" nước sạch. Tháng 11/2012, Công ty CPCN Chợ Lớn phát hiện Công ty TNHH TM-DV-XNK Lê Thanh (quận 7) đấu nối trực tiếp vào đường ống nước 600 mm để lấy nước trồng cây xanh dọc đại lộ Nguyễn Văn Linh, đồng thời dẫn vào bồn chứa để 30 công nhân tắm giặt, sinh hoạt thoải mái tại lán trại...
Qua làm việc, lãnh đạo Công ty Lê Thanh khai nhận đã sử dụng nước gian lận từ năm 2010. Công ty CPCN Chợ Lớn đã lập biên bản vụ việc với khối lượng nước bị gian lận là 8.640 m3, tương đương 100 triệu đồng.
Mới đây nhất, tháng 4/2013, Công ty CPCN Chợ Lớn phát hiện Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Tiến Lộc (phường 25, quận Bình Thạnh) thi công bờ kè Tân Hóa - Lò Gốm cắt tê trên hệ thống ống nhánh để lấy nước phục vụ sinh hoạt cho công nhân.
Trong quá trình thi công, Công ty Tiến Lộc còn làm bể ống, gây thất thoát nước. "Cả 2 doanh nghiệp này dù bị bắt quả tang nhưng đều không hợp tác và không thanh toán tiền nước đã "ăn cắp" theo thông báo của chúng tôi!" - ông Lĩnh bức xúc.
Lo nguồn nước sẽ bị đầu độc
Theo SAWACO, thống kê từ năm 2012 đến nay, có 181 khách hàng gian lận nước bị phát hiện với nhiều hình thức khác nhau, như cắt tê trước đồng hồ, cưa ngang mặt số, phá mặt số đồng hồ, đấu nối chung 2 hệ thống nước...
Trong số 74 trường hợp gian lận nước bị Công ty CPCN Chợ Lớn phát hiện, có 20 trường hợp các hộ dân thuê nhà ở phường Bình Hưng Hòa A (quận Bình Tân) để làm cơ sở sản xuất giá với hành vi gian lận chủ yếu là cắt tê trước đồng hồ, châm kẽm sau đồng hồ để "hãm" lượng nước sử dụng qua đồng hồ. Các hộ dân này đều "ngụy trang" để qua mắt nhân viên kiểm tra bằng cách đào giếng khoan rồi nói sử dụng nước giếng nhưng thực tế kiểm tra giếng không hoạt động.
Theo Phòng Dịch vụ khách hàng của Công ty CPCN Phú Hòa Tân, một trong những hành vi gian lận xảy ra trên địa bàn do đơn vị quản lý là khách hàng bơm ngược nước giếng vào nước máy để đồng hồ quay chậm. Vào tháng 10/2012, công ty đã kiểm tra và lập biên bản xử lý một hộ dân ở đường Khuông Việt, phường Phú Trung, quận Tân Phú, với hành vi bơm ngược nước giếng vào nước máy.
Ông Nguyễn Văn Đắng cảnh báo đây không chỉ là hành vi "ăn cắp" nước mà nghiêm trọng hơn là làm ô nhiễm nguồn nước trong hệ thống chung, ảnh hưởng đến việc sử dụng nước của hàng triệu người dân.
Khó xử lý
Theo các công ty cấp nước, rất nhiều hành vi gian lận nước có mức độ vi phạm nghiêm trọng, số tiền phải truy thu lớn nhưng chỉ dừng lại ở hình thức "thỏa thuận bồi thường thiệt hại" giữa đơn vị cấp nước và khách hàng.
Theo Quyết định 20 do UBND TPHCM ban hành năm 2007 về việc cung cấp, sử dụng và bảo vệ hành lang cấp nước trên địa bàn TP, đối với những khách hàng gian lận thì ngoài việc truy thu, đơn vị cấp nước được truy cứu trách nhiệm hình sự.
Song, ông Thái Hồng Lĩnh cho biết: "Chúng tôi rất khó truy cứu người gian lận vì việc đưa ra tòa rất phức tạp, nhiều thủ tục rắc rối nên chủ yếu chỉ áp dụng hình thức truy thu". Chính không có hình thức chế tài mạnh nên không ít trường hợp sẵn sàng "ăn cắp" nước lần hai mà không sợ bị xử lý.
"Hiện thiếu luật quy định về xử lý hành vi trộm cắp nước, các văn bản dưới luật chưa đủ tính pháp lý để làm cơ sở xử lý. Vì vậy, cơ quan thẩm quyền cần có quy định xử phạt hành chính như ngành điện lực đang áp dụng mới có thể hạn chế được khách hàng vi phạm"- ông Lĩnh đề xuất.
Theo Dantri
Dâng bánh chưng bánh dày lên các Vua Hùng Sáng 17/4 (tức 8/3 âm lịch), lễ rước kiệu và dâng lễ vật về Đền Hùng, tưởng nhớ công ơn Tiên tổ, đã diễn long trọng tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng - Phú Thọ. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm tôn vinh giá trị "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" vừa trở thành Di sản Văn...