Kinh tế Nga “đóng băng” do lệnh trừng phạt của phương Tây
IMF dự đoán, kinh tế Nga chỉ tăng trưởng 0,2% trong năm nay, thấp hơn so với con số ước tính 0,4% của Ngân hàng Trung ương Nga.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa đưa ra cảnh báo, các lệnh trừng phạt kinh tế mới của phương Tây đối với Nga liên quan đến khủng hoảng Ukraine có thể ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động đầu tư và khiến Nga rơi vào thế bị cô lập.
Nga hiện vẫn đang bị ảnh hưởng từ những lệnh trừng phạt cũ từ phương Tây, khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi thị trường này. IMF dự đoán, kinh tế Nga chỉ tăng trưởng 0,2% trong năm nay, thấp hơn so với con số ước tính tăng trưởng 0,4% của Ngân hàng Trung ương Nga.
Kinh tế Nga có khả năng chỉ tăng trưởng 0,2% trong năm nay (Ảnh: AP)
“Cho dù cuộc khủng hoảng tại Ukraine không leo thang thì ngay bản thân nội tại kinh tế Nga đã có nhiều vấn đề. Sự suy yếu trong niềm tin của người tiêu dùng Nga trong thời gian dài cũng có thể khiến tiêu dùng giảm, đầu tư yếu đi, áp lực tỷ giá lớn hơn kéo theo các nguồn vốn đầu tư thoái lui khỏi thị trường này”, báo cáo của IMF cho biết. Hơn nữa, những rủi ro này có nguy cơ cản trở, thậm chí phá hỏng chương trình cải cách hướng đến một nền kinh tế tự chủ của Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trước đó đã kêu gọi lãnh đạo các tập đoàn lớn thu hồi vốn và giảm sự phụ thuộc của công ty trên thị trường tài chính phương Tây, sau khi các quan chức Nga trở thành mục tiêu của các lệnh trừng phạt của phương Tây như bị đóng băng tài sản và cấm cấp thị thực.
Video đang HOT
Tuy nhiên, những biện pháp này cũng không thể ngăn chặn dòng vốn đầu tư trị giá 80 tỷ USD chảy ra khỏi Nga trong 5 tháng đầu năm, đồng Rúp giảm 10% so với đồng USD và khiến lạm phát tăng mạnh. Giới phân tích cho rằng, kinh tế Nga đang tăng trưởng rất chậm và cảnh báo các nhà đầu tư nên thật cẩn trọng khi đầu tư vào thị trường này.
Một số quan chức Nga cho rằng các lệnh trừng phạt của phương Tây khó có thể đe dọa nhiều đến nền kinh tế nước này. Tuy nhiên IMF lại cho rằng, chính sách “tự chủ hóa” nền kinh tế mà Nga đang hướng đến lại có thể làm hỏng những nỗ lực đa dạng hóa nguồn cầu dầu mỏ.
IMF kêu gọi Bộ Tài chính Nga thận trọng trong việc chi tiêu và khi giả định giá dầu cơ bản cho mục tiêu ngân sách.
Trước đó, vào cuối tháng trước, các nhà lãnh đạo phương Tây đã cảnh báo Tổng thống Nga Vladimir Putin trong việc áp đặt các lệnh trừng phạt cứng rắn hơn trên toàn bộ các lĩnh vực của nền kinh tế với các cáo buộc liên quan đến chính sách của nước này xung quanh vấn đề Ukraine, đặc biệt là hỗ trợ vật chất cho lực lượng nổi dậy thân Nga tại Ukraine, không thay đổi.
Theo các lãnh đạo trong ngành, lệnh trừng phạt này sẽ yêu cầu các công ty năng lượng của Mỹ nộp đơn xin phép trước khi xuất khẩu công nghệ sang Nga./.
Theo VOV
Trừng phạt mới của phương Tây ảnh hưởng nghiêm trọng tới Nga
Bộ trưởng Kinh tế Nga cho rằng tỷ lệ đầu tư sẽ xuống mức tiêu cực, lợi tức giảm xuống, lạm phát tăng, dự trữ nhà nước thu hẹp.
Bộ trưởng Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev mới đây cho biết, vòng trừng phạt mới của phương Tây nhằm vào Nga xung quanh cuộc khủng hoảng Ukraine có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế vốn đang trì trệ của nước này.
Bộ trưởng Ulyukayev cho biết Nga đã chuẩn bị sẵn sàng ba kịch bản trong trường hợp bị tăng cường lệnh trừng phạt.
Bộ trưởng Bộ Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev (Ảnh: Ria)
Những lĩnh vực ít bị ảnh hưởng nghiêm trọng là dòng các sản phẩm cao cấp, trứng cá muối, lông thú,... trong khi lĩnh vực năng lượng bao gồm dầu mỏ, khí đốt cũng như kim loại, phân bón,... có thể bị ảnh hưởng nặng nề nhất, tác động đến giá cả và sản lượng của nền kinh tế.
Và trong trường hợp tồi tệ nhất, "tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế sẽ bị hạ xuống mức tiêu cực".
Ông Ulyukayev cũng cho biết: "Tỷ lệ đầu tư sẽ bị hạ xuống mức tiêu cực, lợi tức giảm, lạm phát tăng và dự trữ nhà nước bị thu hẹp".
Tuần trước, báo cáo của Ngân hàng trung ương Nga cho thấy, tốc độ tăng trưởng của nước này có thể giảm xuống còn 0,4% trong năm nay.
Nhận định của ông Ulyukayev được đưa ra ngay sau buổi ký kết thỏa thuận liên kết thương mại giữa Ukraine và Liên minh châu Âu EU. Hiệp định liên kết này bao gồm sự hội nhập kinh tế sâu sắc vào EU, đơn giản hóa cơ sở pháp lý của nước này theo tiêu chuẩn châu Âu, cũng như thành lập khu vực thương mại tự do với khối này. Tuy nhiên Hiệp định liên kết không bao hàm việc gia nhập EU trong tương lai.
Các nhà lãnh đạo phương Tây đã cảnh báo Tổng thống Nga Vladimir Putin trong việc áp đặt các lệnh trừng phạt cứng rắn hơn trên toàn bộ các lĩnh vực của nền kinh tế với các cáo buộc liên quan đến chính sách của nước này xung quanh vấn đề Ukraine, đặc biệt là hỗ trợ vật chất cho lực lượng nổi dậy thân Nga tại Ukraine, không thay đổi.
Nga cũng coi thỏa thuận giữa EU và Ukraine là một mối đe dọa đối với nền kinh tế nước này, và cảnh báo rằng Nga có thể tăng thuế đối với Ukraine.
"Mối quan tâm chính của chúng tôi là những ảnh hưởng tới thị trường Nga khi Ukraine có thể nhập khẩu miễn thuế đối với các sản phẩm từ EU.", Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng bày tỏ lo ngại những sản phẩm kém cạnh tranh của Ukraine có thể bị đẩy sang Nga./.
Theo VOV
Hiệp hội nông nghiệp Mỹ "dọa" ngừng đàm phán TPP với Nhật Nhiều nhóm đại diện quyền lợi cho ngành nông nghiệp Mỹ tuyên bố sẽ ngừng đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Nhật Bản nếu quốc gia này tiếp tục yêu cầu giữ nguyên thuế nhập khẩu đối với các hàng hóa nông nghiệp nhạy cảm. Bộ trưởng Nhật Bản phụ trách đàm phán TPP Akira Amari (trái)...