Kinh tế Myanmar rơi tự do
Kinh doanh quán trà ngay cạnh các khu biểu tình trọng điểm ở Yangon, ông Soe không chắc liệu mình có nên tiếp tục mở cửa.
Nếu người biểu tình chạy vào cửa hàng của ông để trốn lực lượng an ninh, người đàn ông 43 tuổi này có nguy cơ bị bắn, bị bắt hoặc bị phá hủy tài sản trong lúc quân đội và cảnh sát truy lùng họ. Nhưng nếu quay lưng với người biểu tình, ông có thể đối mặt với làn sóng chỉ trích trên Facebook và thậm chí bị tẩy chay cửa hàng.
“Giờ chúng tôi không thể mở cửa hàng hàng ngày nhưng vẫn phải trả các loại thuế phí và lương cho nhân viên”, ông Soe nói. “Nhiều chủ quán trà ở Yangon không chắc họ có thể tồn tại thêm bao lâu nếu khủng hoảng vẫn tiếp diễn”.
Nhiều doanh nghiệp nhỏ như của ông Soe đang nằm trong nhóm bị đe dọa hàng đầu khi nền kinh tế của Myanmar “rơi tự do” sau cuộc đảo chính ngày 1/2. Hơn 600 người đã chết trong các cuộc biểu tình chống chính quyền quân sự trên khắp Myanmar.
Các chi nhánh ngân hàng đóng cửa, nhân viên chính phủ đình công, công nhân nhà máy bỏ việc về quê, trong khi các công ty nước ngoài rút hoạt động do phương Tây liên tiếp áp lệnh trừng phạt với Myanmar. Mạng phần lớn bị cắt.
Nhiều cửa hàng đóng cửa sớm ở Yangon hôm 2/4. Ảnh: AFP.
Hơn hai tháng hậu đảo chính, nền kinh tế của quốc gia Đông Nam Á đứng trước nguy cơ sụp đổ, khi Ngân hàng Thế giới (WB) và nhiều tổ chức khác dự đoán tăng trưởng âm ở mức hai con số trong năm nay. Cuộc khủng hoảng đang xóa tan nhiều thành tựu lớn mà quốc gia này đã đạt được, cũng như khiến nhiều doanh nghiệp và du khách nước ngoài, những người góp phần phát triển nền kinh tế Myanmar trong thập kỷ qua, lo sợ.
Một nền kinh tế tăng trưởng trung bình hơn 6% trong 10 năm qua được dự đoán đã sụt giảm 10% trong năm 2021, theo WB.
“Chúng tôi thực sự quan ngại”, Aaditya Mattoo, nhà kinh tế trưởng của WB ở châu Á, nói. “Tăng trưởng âm 10% đối với một quốc gia nghèo dường như đã đủ thảm họa rồi. Nhưng khi xem xét thêm tất cả hệ quả khác, bao gồm ảnh hưởng về tăng trưởng dài hạn, tôi nghĩa chúng ta đang thấy một kịch bản vô cùng ảm đạm”.
Video đang HOT
Một số chuyên gia thậm chí dự báo kịch bản tồi tệ hơn. Fitch Solutions cho rằng nền kinh tế Myanmar có thể sụt giảm 20% trong năm tài khóa 2020-2021. “Không có kịch bản tồi tệ nhất nào đối với nền kinh tế này mà chúng ta có thể loại trừ”, Fitch cho biết.
Myanmar là một trong số quốc gia nghèo nhất châu Á. Sáu triệu người sống với mức dưới 3,2 USD mỗi ngày, ngưỡng nghèo đối với nước có thu nhập trung bình thấp như Myanmar. 1/4 trẻ em của quốc gia này trông nhỏ bé hơn tuổi do suy dinh dưỡng.
Trong nửa thế kỷ, đất nước Myanmar nằm dưới chế độ cai trị của quân đội với nhiều chính sách hà khắc. Bức tranh kinh tế của Myanmar bắt đầu thay đổi trong thập kỷ qua khi tiến trình dân chủ đưa chính phủ dân sự lên nắm quyền và dòng chảy đầu tư quốc tế tăng lên. Tỷ lệ nghèo đói đã giảm từ 42,2% năm 2010 xuống 24,8% năm 2017, theo dữ liệu của WB.
Tuy nhiên, WB cho biết sau cuộc đảo chính, số người sống dưới ngưỡng nghèo 3,2 USD được cho tăng 30% trong năm 2021, đồng nghĩa Myanmar sẽ có thêm khoảng 1,8 triệu người nghèo.
Trong khi đó, phong trào biểu tình đang tìm cách phá hoại nền kinh tế để tước đi nguồn lực tài chính của chính quyền quân sự. Nhiều hãng tàu đã dừng hoạt động, khi các tài xế xe tải đình công, khiến container hàng bị mắc kẹt ở cảng. Hạn chế rút tiền mặt khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả lương cho nhân viên. Quân đội hạn chế truy cập mạng, khiến việc tiếp cận khách hàng trở nên khó khăn hơn. Hàng nghìn công chức từ chối làm việc, khiến nhiều dịch vụ công bị đình trệ.
Yangon hiện tại chưa có dấu hiệu rơi vào khủng hoảng nhân đạo, khi siêu thị, cửa hàng tiện lợi hay các cửa hàng nhỏ vẫn còn nhiều thực phẩm, giá gạo và nhiều mặt hàng chủ lực tương đối ổn định. Nhưng khó khăn xuất hiện ngày càng nhiều, như tình trạng xếp hàng dài bên ngoài các cây ATM hay ngân hàng sau khi một số ngân hàng giới hạn số tiền rút là 200.000 kyat (khoảng 142 USD) mỗi ngày. Nhu cầu về vàng và đôla Mỹ cũng tăng lên.
“Chúng tôi hiểu chỉ 10% số chi nhánh ở Myanmar mở cửa trở lại. Chúng tôi nhận thức được việc rút tiền mặt ở ATM gặp nhiều khó khăn”, Chuẩn tướng Zaw Min Tun, người phát ngôn của chính quyền quân sự, nói trong cuộc họp báo ngày 9/4.
Chính quyền quân sự cam kết sẽ đưa đất nước “vượt qua cơn bão”. Aung Naing Oo, người được chính quyền quân sự bổ nhiệm là bộ trưởng đầu tư , tháng trước nói chính phủ dự kiến tác động đối với đầu tư nước ngoài sẽ khá nhỏ. Nhưng ngay cả những lãnh đạo hàng đầu trong giới kinh doanh ở Myanmar đều không cho rằng tình trạng khó khăn hiện tại chỉ là tạm thời.
“Không ai có thể dự đoán mất bao lâu để mọi thứ trở lại bình thường”, Maung Maung Lay, phó chủ tịch Liên hiệp các Phòng thương mại và công nghiệp Myanmar, nói. “Thành thật mà nói tương lai nền kinh tế của chúng tôi hiện tại không chắc chắn”.
Xe thực phẩm cho những gia đình có thu nhập thấp ở Yangon. Ảnh: AFP.
Phần lớn nhà đầu tư phương Tây đã “xa lánh” Myanmar sau nhiều cáo buộc diệt chủng đối với người dân tộc thiểu số Rohingya theo đạo Hồi, khiến chính phủ phải chuyển sang thu hút vốn từ các nước châu Á như Singapore và Trung Quốc.
Nhưng ngay cả khi Trung Quốc ngăn Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc áp lệnh trừng phạt Myanmar sau đảo chính, Bắc Kinh vẫn tránh ủng hộ các tướng lĩnh nước này, đặc biệt sau khi một số nhà máy Trung Quốc bị đốt phá trong các cuộc biểu tình.
“Việc Bắc Kinh không hài lòng với cuộc đảo chính và hậu quả của nó, cũng như các vụ tấn công vào doanh nghiệp nước này đồng nghĩa cả nhà nước Trung Quốc và các công ty của họ có thể rút đầu tư”, tổ chức phi lợi nhuận International Crisis Group ở Brussels nói trong một báo cáo tháng này.
Điều đó sẽ khiến chính phủ quân sự Myanmar không có nhiều cơ hội để khôi phục tăng trưởng.
“Các tướng lĩnh đã tính toán sai lầm khi thực hiện đảo chính”, Moe Thuzar, thành viên Viện nghiên cứu Iseas-Yusof Ishak của Singapore, nói. “Họ muốn hướng tới một thái độ thân thiện hơn với doanh nghiệp và nghĩ rằng đây là nơi họ có thể có lợi thế hơn so với chính phủ của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ. Nhưng nó đã phản tác dụng”.
Câu hỏi đặt ra hiện giờ là liệu tình hình ở Myanmar có thể tệ tới mức nào. WB tháng trước cảnh báo “tình trạng nghèo đói gia tăng mạnh”, trong khi Chương trình Lương thực Thế giới nói cuộc khủng hoảng sẽ khiến nhiều người nghèo và dễ tổn thương nhất không có đủ thức ăn.
Thant Myint U, tác giả của “The Hidden History of Burma: Race, Capitalism, and the Crisis of Democracy in the 21st Century” (Lịch sử Bí ẩn của Miến Điện: Chủng tộc, Chủ nghĩa tư bản, và Khủng hoảng Dân chủ trong thế kỷ 21), cho rằng tình hình thực tế có thể trở nên “bế tắc” khi quân đội tiếp tục tìm cách trấn áp các cuộc biểu tình phản đối đảo chính trên khắp đất nước.
“Nền kinh tế sẽ sụp đổ, phá hủy cuộc sống của hàng triệu người. Dù chuyện gì xảy ra sau đó, Myanmar sẽ không thể phục hồi sau nhiều năm nữa”, ông nói.
Nhiều vụ nổ ở Myanmar, thêm nhà máy Trung Quốc bị đốt
Ít nhất 7 vụ nổ nhỏ được ghi nhận ở Yangon hôm 7/4, trong khi một nhà máy may mặc của Trung Quốc tại thành phố này cũng bị đốt.
Người dân cho biết ít nhất 7 vụ nổ nhỏ được nghe thấy ở Yangon, gồm cả tại các tòa nhà chính quyền, bệnh viện quân đội và trung tâm mua sắm. Không có báo cáo về thương vong và cũng chưa có bên nào nhận trách nhiệm.
Đại sứ quán Mỹ tại Yangon cho biết họ đã nhận được báo cáo về "tiếng nổ bom tự chế hoặc pháo hoa nhằm tạo ra tiếng ồn và gây ra thiệt hại tối thiểu".
Một đám cháy bùng phát tại nhà máy may mặc JOC thuộc sở hữu của Trung Quốc tại thành phố Yangon cùng ngày. Đám cháy kéo dài khoảng một giờ trước khi được dập tắt. Không có báo cáo về thương vong.
Khói bốc lên từ nhà máy Trung Quốc ở Yangon bị đốt hôm 7/4. Ảnh: Global Times .
Luo Muzhen, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Trung Quốc tại Myanmar, nói rằng cảnh sát đã trích xuất camera giám sát của nhà máy và các nhà máy lân cận để điều tra. Nhiều sản phẩm cũng như máy móc đã bị đốt cháy và dụng cụ gây cháy cũng được phát hiện. Lou lưu ý nhà máy đang đánh giá thiệt hạ, có thể sẽ rất nghiêm trọng.
Tại một khu phố khác ở Yangon, nhiều người biểu tình phản đối Trung Quốc.
Nhiều người biểu tình xem Trung Quốc ủng hộ chính quyền quân sự. Hơn 40 nhà máy Trung Quốc ở Yangon đã bị tấn công trong bối cảnh hỗn loạn ở Myanmar, song chưa rõ do bên nào gây ra.
Truyền thông Myanmar đưa tin quân đội hôm qua tiếp tục nổ súng vào người biểu tình ở thị trấn Kale, phía tây bắc đất nước. Một số người dân trong khu vực và hãng tin Myanmar Now cho biết 11 người thiệt mạng và nhiều người bị thương. Thêm hai người biểu tình chết ở thị trấn Bago, gần Yangon.
Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP), 581 người, gồm hàng chục trẻ em, đã chết trong các cuộc biểu tình kể từ sau cuộc đảo chính quân sự ngày 1/2. Lực lượng an ninh cũng bắt gần 3.500 người, trong đó 2.750 người hiện vẫn bị giam.
Thống tướng Min Aung Hlaing, người đứng đầu chính quyền quân sự, hôm qua nói rằng phong trào bất tuân dân sự, hay còn gọi là CDM, gây gián đoạt hoạt động của bệnh viện, trường học, đường sá, văn phòng và nhà máy. "Biểu tình cũng xảy ra ở các nước láng giềng và trên thế giới, nhưng họ không hủy hoại các doanh nghiệp. CDM là hoạt động nhằm phá hoại đất nước", ông nói.
Đại sứ Myanmar tại Anh Kyaw Zwar Minn hôm qua cáo buộc tùy viên quốc phòng đã chiếm đại sứ quán và nhốt ông bên ngoài. "Khi tôi rời sứ quán, họ xông vào bên trong, chiếm cứ tòa nhà. Họ tuyên bố nhận chỉ thị từ thủ đô nên không cho tôi vào", Kyaw Zwar Minn nói, đồng thời kêu gọi chính phủ Anh can thiệp.
Myanmar thiết quân luật ở Yangon Chính quyền quân sự Myanmar ngày 14/3 ban bố thiết quân luật tại hai khu vực của Yangon sau khi ít nhất 18 người thiệt mạng trong biểu tình. Bạo lực ngày hôm qua đã nâng số người thiệt mạng khi tham gia biểu tình ở Myanmar lên khoảng 100, dù các nhà hoạt động và nhóm nhân quyền tin rằng con số...