Kinh tế Mỹ tăng trưởng dương lần đầu tiên trong năm 2022
Ngày 22/12, Bộ Thương mại Mỹ công bố nền kinh tế tăng trưởng 3,2% trong quý III.
Đây là lần đầu tiên trong năm nay nền kinh tế lớn nhất thế giới cho thấy sự tăng trưởng dương trở lại sau hai quý đầu tiên tăng trưởng âm khiến giới chức Mỹ lo ngại nguy cơ suy thoái có thể xảy ra.
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Millbrae, California, Mỹ ngày 10/8/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Cũng theo Bộ Thương mại Mỹ, mức tăng trưởng 3,2% trong quý III/2022 đạt được chủ yếu nhờ chi tiêu dùng và đầu tư tăng hơn hẳn so với dự báo được đưa ra trước đó.
Với mức tăng trưởng của quý III như vậy, giới chức Mỹ dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong cả năm 2022 sẽ ở mức khoảng 2,9%, cao hơn so với dự báo được đưa ra trước đó hồi tháng Mười là 2,6%.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực chi tiêu dùng, mặc dù chi tiêu cho các loại dịch vụ tăng nhưng có thể thấy mua sắm các hàng hóa giá trị lớn như ô tô, phụ tùng, cũng như chi tiêu cho thực phẩm ăn uống, có giảm do các hộ gia đình phải đối mặt với giá cả tăng vọt.
Số liệu của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy chi tiêu cá nhân trong quý III/2022 tăng 2,3%, cao hơn so với mức tăng được dự báo trước đó là 1,7%, nhưng không rõ xu hướng này có tiếp tục kéo dài trong thời gian tới hay không. Chi tiêu của chính phủ cũng tăng, chủ yếu do chi lương cho lực lượng công chức, viên chức và chi cho quốc phòng.
Giới chuyên gia tại địa bàn nhận định rằng nền kinh tế Mỹ tăng trưởng dương và các hộ gia đình tiếp tục chi tiêu là tín hiệu tích cực trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ( Fed) đã tăng lãi suất tới 7 lần trong năm nay nhằm kiềm chế mức lạm phát ở mức cao kỷ lục trong nhiều thập kỷ nhưng vẫn tránh được nguy cơ đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái.
Cùng ngày 22/12, chứng khoán Phố Wall lập tức sụt giảm sau khi các công ty cho thấy báo cáo tài chính khá ảm đạm và có nhiều lo ngại Fed sẽ tiếp tục thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ khi thấy mức tăng trưởng kinh tế vừa được Bộ Thương mại đưa ra cao hơn dự đoán. Chỉ số công nghiệp Dow Jones, chỉ số S&P 500 và chỉ số tổng hợp Nasdaq đều giảm hơn 1,5%.
Theo giới chuyên gia, kinh tế Mỹ hiện đạt được mức tăng trưởng ngoạn mục do người dân vẫn mạnh tay chi tiêu tiêu dùng, kể cả phải “tiêu lẹm” vào khoản tiền tiết kiệm của họ, bất chấp những tác động của việc Fed tăng lãi suất đã lan rộng trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, chính vì người tiêu dùng tiêu vào tiền tiết kiệm rồi cho nên sắp tới mức tăng trưởng trong năm 2023 của Mỹ sẽ thấp đi. Nhiều khả năng Fed sẽ vẫn tiếp tục duy trì lãi suất ở mức cao để tập trung kiềm chế lạm phát cho nước Mỹ.
Kinh tế Mỹ tăng trưởng tốt hơn dự báo trong quý III/2022
Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ ngày 30/11 cho biết, trong quý III/2022, kinh tế Mỹ tăng trưởng cao hơn so với ước tính trước đó, trong khi nhu cầu tuyển dụng lao động tiếp tục cao trong tháng 10/2022.
Công nhân làm việc tại nhà máy ở thành phố Vernon, Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Theo báo cáo, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý III/2022 tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 2,9%, cao hơn so với ước tính ban đầu là 2,6% nhờ tăng chi tiêu tiêu dùng và đầu tư cho kinh doanh. Trong tháng 10/2022, tổng số cơ hội việc làm được điều chỉnh theo mùa là 10,3 triệu, giảm so với 10,7 triệu trong tháng 9, song lại vượt con số 6,1 triệu người thất nghiệp đang tìm việc làm trong tháng. Nhu cầu về lao động đã giảm bớt trong những tháng gần đây và làn sóng sa thải đã lan rộng khắp các ngành công nghiệp của Mỹ như công nghệ, giải trí và bất động sản.
Trong tháng 10 vừa qua, các nhà tuyển dụng lao động ở Mỹ đã tạo thêm 261.000 việc làm, mức tăng thấp nhất trong năm nay. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ở nước này vẫn tương đối thấp, song đã tăng cao hơn kể từ khi đạt mức thấp kỷ lục trong mùa Xuân. Tuy nhiên, các số liệu về tăng trưởng và việc làm đã cho thấy sự ổn định của nền kinh tế Mỹ trong bối cảnh khả năng phục hồi sau đại dịch COVID-19 đang chậm lại và những lo ngại về suy thoái kinh tế. Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đang tăng lãi suất với tốc độ nhanh nhất kể từ đầu những năm 1980 để hạ nhiệt nền kinh tế và kiềm chế lạm phát đang ở gần mức cao nhất trong 40 năm qua.
Tổng thống Joe Biden: Cuộc chiến chống lạm phát tại Mỹ đã đạt tiến bộ Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 1/12 cho biết nền kinh tế số 1 thế giới đang nhìn thấy những dấu hiệu tiến bộ trong cuộc chiến chống lạm phát. Nhận định trên được đưa ra sau khi Bộ Thương mại Mỹ công bố số liệu cho thấy tiêu dùng đã tăng trong khi sức ép lạm phát giảm dần. Người dân mua...