Kinh tế Mỹ chính thức suy thoái kỹ thuật
Cục Phân tích kinh tế (BEA) thuộc Bộ Thương mại Mỹ ngày 30/9 công bố các số liệu ước tính cuối cùng cho thấy nền kinh tế nước này đã suy giảm 0,6% trong quý II/2022.
Người dân chọn mua hàng hoá tại siêu thị ở Washington, D.C., Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Mức giảm này “nhẹ nhàng” hơn con số 1,6% trong quý I, nhờ xu hướng phục hồi xuất khẩu và tăng tiêu dùng. Tuy nhiên, xét về mặt kỹ thuật, kinh tế Mỹ đã rơi vào suy thoái với 2 quý tăng trưởng âm liên tiếp.
Chính phủ Mỹ lý giải con số đáng buồn trên là do sự suy giảm đầu tư mua nhà ở, chi tiêu công và đầu tư doanh nghiệp. Mặc dù vậy, sự gia tăng về xuất khẩu và chi tiêu tiêu dùng hộ gia đình đã giúp hoạt động kinh tế được cải thiện so với quý trước.
Theo kế hoạch, chính phủ Mỹ sẽ công bố ước tính đầu tiên về tăng trưởng GDP quý III vào ngày 27/10. Con số này được dự báo là khoảng 0,3%, thấp hơn mức 2% được đưa ra hồi tháng trước.
Kinh tế Mỹ suy giảm quý thứ hai liên tiếp
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, nền kinh tế Mỹ đã ghi nhận tăng trưởng âm trong quý II vừa qua, đánh dấu quý thứ hai liên tiếp Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) suy giảm.
Điều này làm dấy lên lo ngại nền kinh tế đầu tàu thế giới có nguy cơ rơi vào suy thoái trong bối cảnh chỉ còn vài tháng nữa sẽ diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ.
Cảng hàng hóa ở California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo số liệu được Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 28/7, GDP của Mỹ trong quý II giảm 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái, sau mức giảm 1,6% trong 3 tháng đầu năm. Thông thường, hai quý liên tiếp ghi nhận tăng trưởng âm được xem là tín hiệu mạnh mẽ cho thấy một cuộc suy thoái đang diễn ra.
Trong khi đó, báo cáo được Bộ Lao động Mỹ công bố cùng ngày cho thấy số người nộp đơn xin trợ cấp thất ghiệp lần đầu đã giảm 5.000 người xuống còn 256.000 người (đã được điều chỉnh theo mùa) trong tuần kết thúc vào ngày 23/7.
Theo kế hoạch, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen dự kiến sẽ tổ chức họp báo trong cùng ngày để "trao đổi về tình trạng của nền kinh tế Mỹ". Trước đó, bà Yellen khẳng định đà tăng trưởng kinh tế của nước này đang chậm lại và thừa nhận có nguy cơ suy thoái, nhưng đồng thời nhấn mạnh rằng tình trạng suy thoái chưa chắc sẽ xảy ra. Bà Yellen cũng cho rằng lạm phát hiện "quá cao" và các đợt tăng lãi suất gần đây của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đang góp phần ổn định giá cả. Bộ trưởng Tài chính Mỹ bày tỏ hy vọng các biện pháp hạ nhiệt của Fed có thể giúp giảm lạm phát nhưng không đẩy nền kinh tế vào tình trạng suy thoái.
Ngày 27/7 vừa qua, FED đã công bố một đợt tăng lãi suất mạnh nữa, đẩy mạnh nỗ lực đưa lạm phát xuống từ mức cao nhất trong 4 thập niên. Theo đó, Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC), hội đồng gồm các quan chức FED chịu trách nhiệm về chính sách tiền tệ, cho biết sẽ tăng lãi suất cơ bản của ngân hàng trung ương thêm 0,75% lên phạm vi 2,25 đến 2,5%.
Mặc dù nền kinh tế Mỹ nói chung vẫn ổn định, nhưng nhiều hộ gia đình ngày càng chịu áp lực về vấn đề giá cả tăng cao về chi phí thực phẩm, xăng dầu và vấn đề nhà ở. Lãi suất cao hơn đang thúc đẩy chi phí đi vay đối với thẻ tín dụng, một số khoản vay mua ô tô và các khoản vay khác không có lãi suất cố định, khiến nhiều gia đình phải cân đối kế toán tiêu dùng.
Kinh tế Mỹ bất ngờ tăng trưởng âm 1,4% trong quý 1 Kinh tế Mỹ tăng trưởng âm trong ba tháng đầu năm 2022 và đây cũng là quý kinh tế Mỹ rơi vào tình cảnh tệ nhất kể từ thời điểm dịch COVID-19 mới bùng phát hồi mùa xuân năm 2020. Tiêu dùng vẫn là điểm sáng hiếm hoi của kinh tế Mỹ trong quý 1 năm 2022. Ảnh: Getty Images Theo số liệu...