Kinh tế Mỹ như cầu thủ đang ngậm sâm chơi bóng rổ
Tuần trước Tổng thống Donald Trump viết trên Twitter của mình rằng chỉ số chứng khoán S&P 500 đạt mức cao kỷ lục, và tháng 6-2019 là tháng thị trường chứng khoán tốt nhất trong vòng 50 năm qua. Rõ ràng thị trường chứng khoán Mỹ đã phục hồi ngoạn mục từ đầu năm 2019, lấy lại những gì đã mất trong năm 2018.
Nhưng nếu nhìn bức tranh kinh tế-chính trị của Mỹ ở nhiều khía cạnh khác, phải chăng kinh tế Mỹ như cầu thủ bóng rổ đang ngậm sâm để chống chọi lại nhiều căn bệnh?
Nền kinh tế Mỹ đang chịu nhiều thách thức cả ngoài lẫn trong. Ảnh minh họa Thành Hoa
“Bệnh” từ ngoài đến trong
Nếu tính từ tháng 6-2009, kinh tế Mỹ đã có 10 năm liên tục tăng trưởng, và nếu điều này tiếp tục sang tháng 7-2019, thì sẽ phá kỷ lục tăng trưởng của chu kì 1991-2001 để trở thành chu kì tăng trưởng dài nhất kể từ năm 1854.
Tuy vậy, có rất nhiều lo lắng về sức khỏe của nền kinh tế Mỹ thông qua nhiều triệu chứng xấu.
Triệu chứng đầu tiên là kinh tế toàn cầu đang chững lại, từ châu Âu, Trung Quốc đến Úc, và nhiều nơi khác. Chỉ số Global Composite PMI của JPMorgan tháng 5-2019 là 51.2, giảm theo đường thẳng từ tháng 1-2018. Một trong những nguyên nhân chính là cuộc chiến thương mại Tổng thống Trump phát động với Trung Quốc và cả châu Âu. Với biệt danh là “Tariff Man”, ông Trump đã nhiều phen khiến thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo, ảnh hưởng đến nhiều ngành công nghiệp như ô tô, chíp bán dẫn, khai khoáng, vận tải.
Kinh tế châu Âu chững lại đã buộc ECB (Ngân hàng Trung ương châu Âu) mới đây đưa ra cảnh báo sẽ có những giải pháp kích thích nền kinh tế qua việc cắt giảm lãi suất. Có điều, giảm lãi suất của ECB khiến cho đồng euro trở nên mất giá so với đô la Mỹ, hàng hóa xuất khẩu của châu Âu sẽ có lợi thế hơn, có thể dẫn đến một cuộc chiến tỷ giá với Mỹ. Bên cạnh đó, trong cuộc chiến thương mại đang tiếp diễn với Trung Quốc, không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ sử dụng vũ khí tỷ giá để đáp lại Mỹ.
Về phía nội tại, niềm tin của thị trường vào nền kinh tế Mỹ bị thách thức khi đường cong lãi suất (inverted curve) biến động liên tục, lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn ba tháng lại cao hơn kỳ hạn 10 năm. Thêm vào đó, nhu cầu đầu tư vào các tài sản an toàn như vàng, trái phiếu, thậm chí trái phiếu nhiều rủi ro (junk bond) tăng vọt. Ngay cả tài sản mang tính đầu cơ và biến động nhiều như Bitcoin những ngày gần đây giá cũng tăng vọt.
Video đang HOT
Có một dấu hiệu nguy hiểm ít người để ý đến là tâm lý hưng phấn của thị trường. Sự phục hồi của thị trường chứng khoán cùng với thông tin tốt về thị trường lao động với số việc làm tạo mới tăng, tỷ lệ thất nghiệp thấp kỉ lục, bổ trợ thêm bởi lãi suất thấp và dự kiến có thể thấp hơn nữa, sẽ khiến cho tín dụng có thể bùng phát. Mà lịch sử đã cho thấy rất nhiều lần, khi thị trường quá hưng phấn, rất nhiều khoản vay để đầu cơ, thì khả năng bắt đầu một đợt suy thoái là rất cao.
“Quả bom” trái phiếu doanh nghiệp
Cuộc khủng hoảng 2007-2008 bắt đầu từ nợ xấu trong thị trường bất động sản, kéo sang sự đổ vỡ của thị trường tài chính. Bài học từ cuộc khủng hoảng đã giúp các chính phủ, các ngân hàng trung ương cẩn trọng hơn, nhưng không vì thế mà không có những biến thể của nợ xấu. Và lần này, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro là nợ của doanh nghiệp.
Trong một báo cáo của OECD, vào thời điểm cuối 2018, số nợ do phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp không nằm trong lĩnh vực tài chính lên đến kỷ lục 13.000 tỉ đô la, và 79% số này ở các nền kinh tế phát triển. Nếu kinh tế thế giới chững lại, quả bom nợ sẽ kích nổ từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Riêng nền kinh tế Mỹ, nợ doanh nghiệp có rủi ro cao lên đến 5.500 tỉ, bao gồm trái phiếu rủi ro, vay giãn nợ, các khoản vay rủi ro. Đáng lưu ý, rất nhiều doanh nghiệp mua lại cổ phiếu từ vay nợ, và thị trường các khoản vay giãn nợ ( leveraged loan) phát triển nóng trong những năm gần đây. Nếu như trước đây, CDO ( Collateralized Debt Obligation) với tài sản đảm bảo gây sóng gió thì biến thể hiện nay là CLO (Collateralized Loan Obligation), với tài sản đảm bảo là các khoản cho doanh nghiệp vay, cũng không khác gì quả bom nổ chậm.
Nền kinh tế Mỹ đang chịu nhiều thách thức cả ngoài lẫn trong, một phần xuất phát từ các các chính sách cứng rắn của chính quyền Tổng thống Donald Trump, nhưng cũng không loại trừ khả năng khó khăn của nền kinh tế Mỹ mang tính chu kỳ, và nợ của doanh nghiệp đang là vấn đề mà Mỹ không dám trực diện đương đầu.
Sự hưng phấn của thị trường việc làm và thị trường chứng khoán trong thời điểm này lại chứa đựng nhiều nguy cơ hơn cơ hội. Tổng thống Donald Trump cũng vừa khởi động chiến dịch tranh cử 2020, một cuộc suy thoái kinh tế đương nhiên là điều ông không hề muốn. Do đó, kinh tế Mỹ từ đây đến kết quả tranh cử sắp tới chẳng khác nào một cầu thủ tiếp tục vừa chơi bóng rổ, vừa ngậm sâm.
Theo thesaigontimes.vn
Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, CPI tháng Sáu giảm 0,09%
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Sáu đã giảm 0,09% so với tháng Năm và chỉ tăng 1,41% so với tháng 12/2018, theo công bố từ Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), ngày 28/6.
Tháng Sáu giá thịt lợn giảm vẫn 1,39% so với tháng trước. (Ảnh minh họa. Nguồn: Vietnam )
Như vậy, bình quân 6 tháng của năm CPI tăng 2,64% so với cùng kỳ và là mức tăng bình quân thấp nhất trong 3 năm gần đây (năm 2017, 2018 lần lượt tăng 4,15% và 3,29%). Bên cạnh đó, lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng tăng 1,87% so cùng kỳ năm 2018.
Chủ động ứng phó tại các thời điểm
Theo vào Bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ trưởng Vụ Thống kê, kết quả trên đến từ sự chủ động điều hành của các cấp quản lý tại các thời điểm có sự biến động của giá xăng dầu, điện, nước, sách giáo khoa và giá dịch vụ y tế... hay nguồn cung gạo dồi dào, dịch tả lợn châu Phi và phải kể đến sự kiên định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm giữ vững mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.
Về chỉ số giá các nhóm hàng hóa so với tháng trước, 3/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính có chỉ số giá giảm là giao thông tụt 1,73%, nhà ở và vật liệu xây dựng xuống 0,2%; bưu chính viễn thông lùi 0,1%.
Ngoài ra, có 8/11 nhóm ngành tăng giá, trong đó tăng lớn nhất là mặt hàng đồ uống và thuốc lá lên 0,33% và nhóm thuốc và dịch vụ y tế có mức tăng thấp nhất 0,05%.
Theo con số thống kê có được, tính đến ngày 25/6, dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại 60 tỉnh, thành đã khiến các đàn lợn phải tiêu hủy khoảng 2,82 triệu con (bằng 10% tổng đàn lợn cả nước), do vậy giá thịt lợn có giảm sâu vào các ngày đầu tháng Sáu nhưng sau đó tăng trở giữa tháng do thiếu hụt nguồn cung trên thị trường. Tuy nhiên tính cả tháng, giá thịt lợn giảm vẫn 1,39% so với tháng trước.
Ngoài ra, hiện là thời điểm thu hoạch của vụ lúa Đông Xuân khiến nguồn cung gạo ra thị trường dồi dào, song tình hình xuất khẩu gạo lại gặp phải một số khó khăn do nhu cầu tiêu thụ giảm ở hầu hết các thị trường và đặc biệt Trung Quốc đang thắt chặt hoạt động nhập khẩu gạo Việt Nam. Tổng cục Thống kê ước tính, 6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 3,38 triệu tấn, tương đương với 1,457 tỷ USD, giảm 2,88% về lượng và giảm 17,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.
Các yếu tố trên đã tác động làm giá gạo trong nước giảm 0,54% so với tháng trước đó.
Một số yếu tố khách quan khác cũng được bà Ngọc chỉ ra, mặt hàng gas trên thế giới giao dịch ở mức bình quân 422,5 USD/tấn, giảm 105 USD/tấn so với tháng Năm khiến giá gas trong nước giảm 8,79% về mức 33.000 đồng/bình 12 kg và góp phần giảm CPI chung 0,11%. Cộng thêm việc giá xăng dầu điều chỉnh giảm 2 lần trong tháng Sáu (ngày 1/6 và 17/6), đã tác động đến chỉ số giá nhóm giao thông lùi xuống 1,73% và góp phần giảm CPI chung 0,16%.
Giá vàng và tỷ giá đồng thuận tăng
Thị trường quốc tế trong tháng qua cho thấy, USD có xu hướng tăng giá khi nền kinh tế Mỹ có những tín hiệu tốt lên và những quan ngại về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung leo thang.
Tuy nhiên, bà Ngọc cho biết, quan hệ cung-cầu ngoại tệ trong nước cơ bản vẫn ổn định nên tỷ giá chỉ tăng nhẹ 0,3%, hiện lượng dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam duy trì ở mức dồi dào, cụ thể tỷ giá bình quân ở thị trường tự do quanh mức 23.400 VND/USD.
Thời điểm này, giá vàng đang có xu hướng đồng thuận đi lên cùng tỷ giá và tăng 1,98%, dao động quanh mức 3,73 triệu đồng/chỉ vàng SJC.
Phân tích về diễn biến trên, theo bà Ngọc, "giá vàng trong nước biến động theo giá vàng thế giới với bối cảnh căng thẳng chính trị ở khu vực Trung Đông, kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ cắt giảm lãi suất làm cho giá vàng thế giới tăng cao nhất trong 6 năm lại đây. Bình quân giá vàng thế giới đến ngày 24/6 tăng 5,1% so với tháng Năm."
Với những diễn biến trên, lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) của tháng này chỉ tăng 0,16% so với tháng trước đó và tăng 1,96% so với cùng kỳ và 6 tháng tăng 1,87% so với cùng kỳ năm 2018.
"Trong 6 tháng, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản. Điều này phản ánh biến động giá chủ yếu do việc tăng giá lương thực, thực phẩm và giá xăng dầu đồn thời phản ánh chính sách tiền tệ vẫn đang điều hành ổn định," bà Ngọc nhấn mạnh./.
Hạnh Nguyễn (Vietnam )
Theo vietnamplus.vn
Tỷ giá ngoại tệ 26.6: Bất ngờ đảo chiều, USD tăng nhẹ Tỷ giá ngoại tệ hôm nay (26.6) đã có tín hiệu tốt. Giá USD niêm yết tại các ngân hàng tăng nhẹ 10 đồng ở mỗi chiều. Trên thị trường tự do, giá USD nhích dần nhưng vẫn ở vùng giá thấp. Tỷ giá ngoại tệ 26.6: Giá USD tăng nhẹ ngay từ đầu phiên giao dịch. Ảnh ST Tỷ giá quy đổi...