Kinh tế – lĩnh vực Trump khó bị đánh bại
Nếu kinh tế là yếu tố duy nhất quyết định cuộc bầu cử tổng thống năm nay, Trump có lẽ đã giành chiến thắng áp đảo trước đối thủ Biden.
Nhận định này của Harry Enten, biên tập viên của CNN , hoàn toàn có cơ sở nếu nhìn vào kết quả khảo sát mới nhất của Đại học Quinnipiac công bố hôm 10/12. Khi cử tri được hỏi liệu các chính sách của Tổng thống Donald Trump giúp ích, tổn hại hay không tạo ra khác biệt cho nền kinh tế Mỹ, 50% nói rằng chúng có ích. Chỉ có 30% người được hỏi cho rằng chính sách của ông có hại cho kinh tế Mỹ.
Tổng thống Trump luôn thích nói về nền kinh tế Mỹ đã phát triển mạnh mẽ ra sao dưới sự chèo lái của ông, và kết quả khảo sát trên cho thấy phần lớn cử tri Mỹ đồng tình với ông. Enten cho rằng đây có lẽ là kết quả khảo sát ấn tượng nhất mà Đại học Quinnipiac dành cho Trump trong toàn bộ nhiệm kỳ tổng thống.
Trong khi đó, cử tri Mỹ không kỳ vọng nhiều vào người kế nhiệm của Trump, tổng thống đắc cử Joe Biden. Chỉ có 39% người được hỏi nói rằng chính sách kinh tế của Biden sẽ giúp ích cho Mỹ, trong khi 38% tin nó sẽ tổn hại cho kinh tế nước này.
Tổng thống Donald Trump tại sự kiện vận động tranh cử ở thành phố Tampa, bang Florida hôm 29/10. Ảnh: AP.
Tỷ lệ ủng hộ cao về cách chèo lái nền kinh tế có lẽ là lý do khiến Trump thường xuyên cố gắng gửi đi các thông điệp về nó trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm nay. Tuy nhiên, kinh tế không phải là vấn đề quan trọng duy nhất đối với cử tri Mỹ trong cuộc bầu cử này.
Biên tập viên Enten nhận thấy rằng về lĩnh vực kinh tế, Trump không chỉ được tin tưởng hơn Joe Biden mà ông thậm chí cũng làm tốt hơn người tiền nhiệm, cựu tổng thống Barack Obama. Trong cuộc khảo sát của Đại học Quinnipiac hồi tháng 11/2016, chỉ có 44% cử tri cho biết chính sách kinh tế của Obama có ích, trong khi 38% phản đối.
Video đang HOT
Enten thêm rằng kết quả điều hành kinh tế của Trump trong 4 năm qua cũng được xem là một trong những hồ sơ kinh tế ấn tượng nhất đối với nhiệm kỳ đầu của một tổng thống Mỹ trong 45 năm qua.
Không riêng khảo sát của Quinnipiac, nhiều cuộc khảo sát tương tự cũng cho thấy tỷ lệ ủng hộ các chính sách kinh tế của Tổng thống Trump đạt mức trên 50%.
Điều này có thể khiến nhiều giới quan sát, chuyên gia bất ngờ. John Harwood, nhà bình luận của CNN, từng nhận định rằng “Trump sẽ rời nhiệm sở với một hồ sơ kinh tế tệ nhất trong lịch sử”, dựa trên nhiều chỉ số tham vấn, trong đó có tỷ lệ thất nghiệp cao của Mỹ trong thời gian Trump nắm quyền.
Biên tập viên Enten cho rằng sự khác biệt giữa hồ sơ kinh tế Trump trong mắt các nhà phân tích và trong mắt cử tri là một điều khá thú vị. Điều này cho thấy cử tri đã không đổ lỗi cho Trump về những suy thoái kinh tế do đại dịch gây ra. Họ có thể cho rằng Trump đã làm tốt hơn những gì một tổng thống có thể làm khi đương đầu với tình huống khó khăn như vậy.
Ngoài ra, tỷ lệ ủng hộ Trump về kinh tế cũng được đánh giá cao hơn các tổng thống tiền nhiệm từng thua cử nhiệm kỳ hai, như Gerald Ford, Jimmy Carter và George H.W. Bush.
Trong nhóm ba tổng thống này, Ford là người có tỷ lệ tín nhiệm cao nhất khi giành được 46%, theo cuộc khảo sát của CBS News được tiến hành cuối chiến dịch tranh cử năm 1976. Carter là người có kết quả thảm hại nhất khi ông chỉ có 13% ủng hộ trong cuộc khảo sát của ABC News hồi tháng 11/1980. Cuộc khảo sát hồi tháng 10/1992 cũng cho thấy Bush chỉ có chưa tới 20% ủng hộ về các quyết sách kinh tế.
Tỷ lệ tín nhiệm về kinh tế của Trump thực tế tương đồng hơn nhiều với những tổng thống đắc cử nhiệm kỳ hai. Ronald Reagan đã giành được 54% ủng hộ của cử tri trong cuộc khảo sát hồi tháng 10/1984 của CBS News. Tỷ lệ tín nhiệm trung bình về kinh tế của Bill Clinton cũng ở mức 55% trong các cuộc khảo sát hồi tháng 10/1996. Cả tổng thống George W. Bush năm 2004 và Obama năm 2012 đều ở dưới mức 45%, dù sau đó các cử tri vẫn trao cho họ nhiệm kỳ thứ hai. Trump rõ ràng đã có mức tín nhiệm kinh tế tốt hơn hai người tiền nhiệm của ông.
Đối với những người ủng hộ Trump, nền kinh tế Mỹ thực sự ổn định và phát triển dưới sự chèo lái của ông.
“Tôi đã chứng kiến sự tăng trưởng ổn định kể từ khi Trump lên nắm quyền. Tôi vừa mua ba chiếc xe mới với niềm tin rằng nền kinh tế sẽ đi lên bất chấp Covid-19″, theo Rick Slowicki, chủ tịch Nonstop Couriers, một dịch vụ vận chuyển ở Philadelphia, nói.
Một số người ca ngợi chính sách thương mại theo chủ nghĩa dân túy của Trump, bao gồm các đòn thuế với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc mà ông chủ Nhà Trắng tuyên bố đã trả lại công việc sản xuất cho người Mỹ.
“Ông ấy là người duy nhất thực sự mang việc làm trở lại Mỹ và đặt đất nước lên hàng đầu”, Dale Palmer, một đảng viên Cộng hòa 63 tuổi ủng hộ Trump, nói.
Song một “hồ sơ đẹp” về kinh tế và các thông điệp như “Make American Great Again” (Đưa Mỹ vĩ đại trở lại), hay “American First” (Nước Mỹ trước tiên), đều không đủ giúp Trump giành được nhiệm kỳ hai và vẽ tiếp bức tranh kinh tế Mỹ mà ông mong muốn.
Loạt cựu quan chức đảng Cộng hòa ủng hộ Biden
Hàng chục cựu quan chức an ninh quốc gia thuộc đảng Cộng hòa đang thành lập một nhóm ủng hộ ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Biden.
Các nguồn thạo tin hôm 23/6 cho hay nhóm cựu quan chức sẽ công khai ủng hộ ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden trong vài tuần tới và các thành viên cũng đang lên kế hoạch tranh cử cho ông. Nhóm gồm ít nhất 20 quan chức từng phục vụ dưới thời các tổng thống Cộng hòa như Ronald Reagan, George H.W. Bush và George W. Bush.
Những người này lập luận rằng 4 năm nắm quyền tiếp theo của Tổng thống Trump sẽ gây nguy hiểm tới an ninh quốc gia Mỹ và các cử tri đảng Cộng hòa nên xem Biden là lựa chọn tốt hơn bất chấp khác biệt chính sách, nguồn thạo tin nói.
Sáng kiến lập nhóm ủng hộ Biden được John Bellinger III và Ken Wainstein, hai cựu quan chức cấp cao dưới thời cựu tổng thống Mỹ George W. Bush, dẫn dắt. Bellinger từng là cố vấn pháp lý cho Hội đồng An ninh Quốc gia và Bộ Ngoại giao Mỹ. Trong khi Wainstein từng là cố vấn an ninh nội địa cho cựu tổng thống và là phụ tá của cựu giám đốc FBI Robert Mueller.
Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden phát biểu tại một sự kiện ở Philadelphia, Pennsylvania, hôm 11/6. Ảnh: Reuters.
Thành viên cao cấp khác trong nhóm là Robert Blackwill, người từng làm cố vấn chính sách đối ngoại dưới thời cựu tổng thống Bush "cha" và Bush "con". Nhóm cũng bao gồm một số cựu quan chức thuộc lĩnh vực khác ngoài an ninh quốc gia.
"Trump thân cận với những gã độc tài. Ông ấy thật sự rất nguy hiểm", một thành viên trong nhóm cựu quan chức đảng Cộng hòa cho hay.
Dù chưa có thời gian cụ thể, song nhóm cựu quan chức được cho là có thể ra mắt công chúng trước Hội nghị Quốc gia đảng Dân chủ vào tháng 8, khi Biden chính thức trở thành đại diện cho đảng Dân chủ tham gia cuộc chạy đua vào Nhà Trắng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây liên tục hứng chỉ trích mạnh mẽ từ nhiều cựu quan chức quân sự cấp cao và các thành viên cũ trong chính quyền của ông. Những người này phản đối Trump áp biện pháp quân sự với các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc khắp nước Mỹ cũng như cáo buộc ông xử lý không tốt đại dịch Covid-19.
Cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton gần đây cũng xuất bản cuốn hồi ký gây tranh cãi "The Room Where It Happened: A White House Memoir" (Căn phòng nơi chuyện đó xảy ra: Hồi ký Nhà Trắng), tiết lộ những thông tin như Trump từng nhờ Trung Quốc giúp tái đắc cử hay ông không có năng lực thực hiện công việc ở Nhà Trắng.
Bờ Đông nước Mỹ hứng chịu trận bão tuyết khắc nghiệt nhất trong nhiều năm Khu vực đông bắc nước Mỹ đang phải hứng chịu một trận bão tuyết lớn, kết hợp với mưa lạnh khiến việc di chuyển bằng ô tô gặp nguy hiểm. Bờ Đông nước Mỹ đang bị bao phủ bởi mưa tuyết. Ảnh: Skynews Đây được xem là trận bão tuyết tồi tệ nhất trong nhiều năm trở lại đây ở New York, Philadelphia...