Kinh tế lao đao buộc Nhật Bản và Hàn Quốc hòa hoãn
Hai nước xác nhận sẽ tổ chức cuộc đàm phán thương mại trong tháng 12 này để giải quyết các vấn đề liên quan kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu song phương.
Theo CNBC, chính quyền Seoul tuyên bố Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ tổ chức các cuộc đàm phán cấp cao trong tháng 12 này. Đây là dấu hiệu “tan băng” trong quan hệ thương mại giữa hai nước sau quãng thời gian căng thẳng vừa qua.
Waqas Adenwala, nhà phân tích kinh tế khu vực châu Á tại The Economist Intelligence Unit nhận định mối quan hệ hai nước sẽ tiến triển tốt hơn.
Dấu hiệu nổi bật là Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang nỗ lực tổ chức cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc tại Thành Đô, Trung Quốc vừa rồi.
Người Hàn Quốc biểu tình chống lại các biện pháp trừng phạt thương mại của Nhật. Ảnh: Getty.
Reuters đưa tin Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc hôm 29/11 tuyên bố đồng ý tổ chức các cuộc đàm phán cấp cao với Nhật Bản vào tuần thứ ba trong tháng này.
Tranh chấp thương mại song phương bùng nổ hồi tháng 7 khi Nhật Bản thông qua các chính sách hạn chế xuất khẩu hóa chất trọng điểm sang Hàn Quốc. Đâ là lần đầu điên kể từ thời điểm đó, hai nước đồng ý thảo luận về vấn đề kiểm soát xuất khẩu.
Chuyên gia Jesper Koll, cố vấn cao cấp của WisdomTree Investments, nhận định tranh chấp mang tính lịch sử giữa hai nước khó có thể chấm dứt. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo vẫn đặt vấn đề thực dụng như kinh tế và thương mại lên trên hết.
Theo ông Koll, kế hoạch đàm phán hai nước đã cho thấy tự do thương mại vẫn là nền tảng tốt nhất cho sự thịnh vượng chung, không chỉ ở Hàn Quốc hay Nhật Bản, mà đây là nền tảng chung trên khắp khắp châu Á và thế giới.
Trước đó, căng thẳng thương mại hai nước leo lên đỉnh điểm khi hai nước loại nhau khỏi danh sách trắng các nước được hưởng ưu đãi thương mại. Hàn Quốc còn đe dọa hủy bỏ hiệp ước chia sẻ thông tin quân sự với Nhật.
Scott Seaman, giám đốc tư vấn chính sách châu Á, nhận định: “Một thỏa thuận sẽ khôi phục quan hệ thương mại hai nước về trạng thái trước khi bùng nổ tranh chấp. Tuy nhiên các mâu thuẫn sẵn có vẫn sẽ âm ỉ và có thể bùng nổ vào năm 2020″.
Thực tế, tranh chấp giữa hai bên có thể ảnh hưởng đến lợi ích của Mỹ trong khu vực. Hiện tại, thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo có thể chưa bị tổn hại, nhưng chưa chắc Tổng thống Moon sẽ không từ bỏ lá bài này.
Mặt khác, để kiềm chế Triều Tiên, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ cần phải hợp tác chặt chẽ hơn. Do đó, nguy cơ quan hệ giữa hai cường quốc kinh tế châu Á sụp đổ là khó có thể xảy ra.
Video đang HOT
Đại diện thương mại 3 nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản tại Thành Đô, Trung Quốc. Ảnh: Getty.
Đối với Nhật Bản, chuyên gia Koll thuộc Wisdomtree cho rằng thiên tai, thuế tăng và nhu cầu thế giới suy giảm, đặc biệt là nhu cầu về xe hơi, là mối đe dọa với nền kinh tế.
“Các số liệu kinh tế suy yếu trong tháng 10 của Nhật Bản là kết quả của nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là do thuế tiêu thụ gia tăng”, ông Koll cho biết.
Theo báo cáo, thuế tiêu thụ Nhật Bản tăng mạnh từ 8% lên 10% vào ngày 1/10 trên hầu hết loại hàng hóa, dẫn đến tiêu dùng nước này lao dốc. Điều này khiến hoạt động sản xuất và công nghiệp đình đốn, thu hẹp quy mô.
Goohoon Kwon, chuyên gia kinh tế cao cấp châu Á thuộc Goldman Sachs cho biết “các chỉ số đang chỉ ra rằng mọi mặt (ở Hàn Quốc) đều đang chạm đáy”.
Ông Kwon cho rằng khi Mỹ – Trung “đình chiến”, các nền kinh tế phụ thuộc xuất khẩu như Hàn Quốc có cơ hội phục hồi. Nhưng tăng trưởng khó có thể phục hồi mạnh ít nhất cho đến quý II năm sau.
Theo news.zing.vn
Nga - Trung Quốc: Làm mới liên minh cũ
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường vừa thực hiện chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự cuộc họp Ủy ban Liên chính phủ hai nước lần thứ 24 và ký nhiều thỏa thuận hợp tác.
Cho thấy trong bối cảnh cùng là những cường quốc chịu sức ép của Mỹ, cả hai đang thực sự củng cố, duy trì mối liên minh mang tính chiến lược.
Lệnh cấm vận từ phương Tây, chất keo gắn kết
Là hai quốc gia láng giềng, Nga và Trung Quốc có nhiều tiềm năng hợp tác to lớn. Tuy nhiên, quan hệ hợp tác giữa Moscow và Bắc Kinh chỉ thực sự bứt phá kể từ năm 2014, thời điểm phương Tây bắt đầu áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Nhằm thoát khỏi sự bao vây, cấm vận của phương Tây, Nga đã đẩy mạnh chính sách "xoay trục" sang hướng Đông, trong đó Trung Quốc là một trong những trụ cột. Bước đi này của Moscow được Bắc Kinh đón nhận tích cực vì Trung Quốc cũng rất cần nguồn cung nguyên liệu thô từ Nga để duy trì tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Nhiều văn bản hợp tác được ký kết giữa Thủ tướng Nga và Thủ tướng Trung Quốc. Ảnh: Chinadaily.
Hơn nữa, hợp tác song phương giữa Nga và Trung Quốc về cơ bản mang tính tương hỗ cao nên Moscow và Bắc Kinh nhanh chóng "bắt tay" phối hợp hành động trên nhiều lĩnh vực, trong đó nổi bật là sự hợp tác chính trị, kinh tế và quốc phòng. Một nước Nga mạnh mẽ về quân sự - quốc phòng và một Trung Quốc phát triển kinh tế trở thành "cặp bài trùng" mang tính bổ sung cho nhau.
Trên lĩnh vực chính trị, lòng tin giữa Moscow và Bắc Kinh không ngừng được củng cố thông qua các cuộc tiếp xúc thường xuyên giữa lãnh đạo các cấp, đặc biệt là cấp cao. Sự xích lại gần nhau giữa hai nước ngày càng được thể hiện rõ nét, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau thường xuyên hơn bất kỳ lãnh đạo thế giới nào.
Cùng với đó, cơ chế tiếp xúc thường xuyên cấp người đứng đầu Chính phủ Nga và Trung Quốc đã hoạt động từ năm 1996, với nhiệm vụ tổ chức và giám sát sự phát triển hợp tác song phương trong tất cả các lĩnh vực chủ chốt. Hiện 5 phó thủ tướng đang dẫn dắt 5 ủy ban chuyên ngành liên chính phủ, bao gồm Ủy ban Về chuẩn bị các cuộc họp thường kỳ, Ủy ban Về hợp tác nhân đạo, Ủy ban Về hợp tác năng lượng, Ủy ban Về hợp tác đầu tư, Ủy ban Về phát triển vùng Viễn Đông của Nga và Đông Bắc của Trung Quốc. Ngoài ra, hàng chục tiểu ban và nhóm làm việc đang hoạt động trong khuôn khổ các ủy ban này.
Nga và Trung Quốc mới đây đã nâng cấp mối quan hệ giữa hai nước lên thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện cho một thời kỳ mới. Đặc biệt trong bối cảnh Nga đang đối mặt với các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây trong khi bất đồng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn chưa được giải quyết, Bắc Kinh và Moscow càng đẩy mạnh hợp tác.
Nền kinh tế của Nga và Trung Quốc hiện đang bổ sung hiệu quả cho nhau: Trung Quốc là nhà sản xuất lớn nhất còn Nga là nước xuất khẩu năng lượng và nguyên liệu đầu vào hàng đầu thế giới. Trung Quốc thiếu đất trồng trọt để nuôi sống dân số khổng lồ, trong khi Nga, với tiềm năng đất đai đang trở thành cường quốc xuất khẩu ngũ cốc. Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại riêng lẻ lớn nhất của Nga, nếu không tính Liên minh châu Âu (EU). Về phần mình, Nga đã "soán ngôi" Saudi Arabia trở thành nhà cung cấp dầu thô hàng đầu cho Trung Quốc vào năm 2015.
Quân đội Nga và Trung Quốc có nhiều hợp tác trong thời gian gần đây. Ảnh: The London post.
Quan hệ hợp tác song phương này có vai trò đặc biệt khi đầu tư của Trung Quốc và "cơn khát" năng lượng của nước này đã tạo điều kiện cho Nga chống được sức ép kinh tế của phương Tây. Đáng chú ý là thỏa thuận Tập đoàn Khí đốt quốc gia Nga Gazprom cấp cho Trung Quốc 38 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm trong vòng 30 năm, với trị giá ước tính 400 tỷ USD.
Dự án này là cách để Moscow giảm bớt sự phụ thuộc vào các thị trường năng lượng châu Âu, vốn đang "quay lưng" với Nga và cũng giúp Trung Quốc vượt qua tác động từ các biện pháp hạn chế của Mỹ.
Nhiều giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển kinh tế và thương mại song phương cũng được áp dụng, như mở rộng thanh toán trực tiếp bằng đồng nội tệ của hai nước, ngân hàng Nga phát hành tín dụng bằng nhân dân tệ, thành lập Quỹ Đầu tư Nga - Trung Quốc trị giá 68 tỷ nhân dân tệ (khoảng 10 tỷ USD)... Nhờ đó, kim ngạch thương mại song phương không ngừng tăng lên, đạt mức 100 tỷ USD trong năm 2018.
Trong khuôn khổ Triển lãm Trung - Nga lần thứ 6 được tổ chức tại Cáp Nhĩ Tân - thủ phủ của tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc - vào tháng 6-2019 Bắc Kinh và Moscow ký kết hơn 380 thỏa thuận đạt tổng trị giá hơn 170 tỷ nhân dân tệ (khoảng 24,3 tỷ USD). Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Thương mại Trung Quốc, 8 tháng đầu năm 2019, kim ngạch mậu dịch hai chiều giữa Trung Quốc và Nga đạt gần 70,6 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Nga.
Ngoài ra, trong tháng 7-2019, các công ty Trung Quốc đã nhập khẩu 4.400 tấn đậu tương của Nga qua đường biển. Tính đến hết tháng 8, Nga đã xuất khẩu 41 triệu USD thịt gia súc sang Trung Quốc, ước tính cả năm có thể lên tới 100 triệu USD. Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì mục tiêu cán mốc 100 tỷ USD kim ngạch thương mại song phương vào năm 2020 là hoàn toàn khả thi. Hơn nữa, theo mục tiêu mà lãnh đạo hai nước xác định, đến năm 2024, kim ngạch thương mại song phương sẽ đạt 200 tỷ USD.
Trung Quốc muốn có thêm nhiều tổ hợp S400 của Nga. Ảnh: Moscow Times.
Tại cuộc hội đàm cấp cao vừa diễn ra cách đây vài ngày ở thành phố Saint-Petersbourg, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev và người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường đã trao đổi về nhiều vấn đề không chỉ trong những lĩnh vực hợp tác truyền thống như kinh tế thương mại, năng lượng, hàng không vũ trụ, cơ sở hạ tầng, giáo dục mà còn liên quan tới các hướng hợp tác mới, như nông nghiệp, sáng tạo khoa học công nghệ, công nghệ cao, kỹ thuật, kinh tế số, hợp tác nhân đạo, hợp tác liên vùng nhằm tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển quan hệ song phương.
Ông Lý Khắc Cường khẳng định, Trung Quốc quan tâm đến việc hợp tác với Nga trong việc thăm dò và phát triển các mỏ dầu khí, bởi các hoạt động đó sẽ cho phép tăng gấp đôi kim ngạch thương mại song phương lên mức 200 tỷ USD. Về hợp tác giáo dục, hai nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc cho biết tổng số sinh viên trao đổi giữa các trường đại học của Nga và Trung Quốc đã vượt 90.000 người và đặt mục tiêu đến năm 2020, lượng trao đổi sinh viên hai nước sẽ lên tới 100.000 người. 7 văn kiện liên quan đến lĩnh vực giáo dục và hợp tác giữa các trường đại học của hai nước đã được ký kết trong chuyến thăm này.
Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Nga Medvedev và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng đã ký nhiều thỏa thuận trong lĩnh vực hàng không, vũ trụ, xây dựng hạ tầng và thương mại cùng hàng loạt các văn kiện hợp tác quan trọng khác.
Thời đại mới, suy nghĩ mới
Ngoài hợp tác kinh tế khăng khít, Trung Quốc đã trở thành đối tác quan trọng của Nga trong lĩnh vực kỹ thuật - quân sự, từ mua vũ khí, trong đó có hệ thống phòng không tiên tiến S400 và máy bay chiến đấu Sukhoi SU-35, tới tham gia cuộc tập trận Vostok-18, được xem là cuộc tập trận lớn nhất của Nga sau Chiến tranh Lạnh.
Theo giới chuyên gia, Trung Quốc hiện là trọng tâm chính trong chính sách ngoại giao quân sự của Nga. Không có quốc gia nào ngoài khối các nước thuộc Liên Xô cũ lại có cường độ hợp tác quân sự cao như vậy với Nga.
Hợp tác này bao gồm các cuộc họp định kỳ giữa bộ trưởng quốc phòng hai nước, tiến hành một số cuộc tập trận quân sự lớn, đào tạo quân sự, hợp tác sản xuất vũ khí... Không chỉ tăng cường hợp tác song phương, hai nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) này còn có quan điểm đồng nhất về nhiều vấn đề quốc tế, trong đó có cuộc khủng hoảng tại Syria, vấn đề hạt nhân Bán đảo Triều Tiên, Iran, chống biến đổi khí hậu, khủng bố quốc tế...
Hai bên cũng chia sẻ tầm nhìn chung về sự phát triển và trật tự thế giới. Sự phối hợp hành động giữa hai nước, ở mức độ nào đó, cũng tạo ra được thế cân bằng chiến lược trong nhiều vấn đề quốc tế. Bên cạnh đó, sự "sát cánh" của hai cường quốc trong các diễn đàn hay tổ chức đa phương, như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) hay Nhóm BRICS, càng khiến quan hệ đồng minh Nga - Trung được thắt chặt.
Trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có nhiều biến động và diễn biến khó lường như hiện nay, mối quan hệ Nga - Trung Quốc sẽ tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, trước hết xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của mỗi bên. Trung Quốc đang trong "cơn khát" năng lượng và không muốn phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt và dầu mỏ từ Trung Đông đầy bất trắc, nên hợp tác với Nga trong lĩnh vực này là sự ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh.
Còn đối với Moscow, đa dạng hóa thị trường tiêu thụ dầu khí trong điều kiện đang bị phương Tây trừng phạt là một bước đi chiến lược. Hợp tác giữa hai nước sẽ được mở rộng đáng kể khi hiện thực hóa sáng kiến kết nối Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) với các sáng kiến kinh tế của Trung Quốc. Hơn nữa, trong bối cảnh hiện nay, khi Mỹ và Trung Quốc đang lún sâu vào cuộc chiến thương mại, còn các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga vẫn chưa có dấu hiệu sẽ được dỡ bỏ, Moscow và Bắc Kinh sẽ càng xích lại gần nhau hơn nhằm tìm kiếm cách tiếp cận chung để biến hợp tác cùng có lợi trở thành chiến thuật đối phó với những thách thức mà hai bên cùng đối mặt. Những thành quả đã đạt được là nền tảng vững chắc cho quan hệ hợp tác Nga-Trung.
Như nhiều tờ báo bình luận, những chuyến thăm cấp cao của hai bên chính là những cú hích chiến thuật. Bởi, chỉ cần nhìn vào những con số tiêu cực mà hai nước cùng gánh chịu do lệnh cấm vận và các đòn tấn công kinh tế từ Mỹ và phương Tây diễn ra thời gian qua khiến hai quốc gia láng giềng này phải đối cho thấy, việc các nhà lãnh đạo hàng đầu của Nga và Trung Quốc bắt tay và đồng ý hợp tác toàn diện, kể cả những lĩnh vực nhạy cảm nhất là điều dễ hiểu.
Và mục tiêu hàng đầu trong các cuộc tiếp xúc vừa qua của ông Lý Khắc Cường với Tổng thống Vladimir Putin và người đồng cấp Dmitry Medvedev không gì khác ngoài việc đưa hai nước xích lại gần nhau, coi đó như một cách để tạo ra sức mạnh liên minh, từng bước nới lỏng "vòng vây" và sức ép.
Dù lãnh đạo hai nước tuyên bố quan hệ Nga - Trung đang bước vào một "kỷ nguyên mới", song nhìn chung, chuyến làm khách tới nước Nga vừa qua của Thủ tướng Lý Khắc Cường chưa thể được coi là một bước ngoặt hoặc đủ sức nặng để hình thành một "liên minh Trung - Nga" thực thụ và bền vững giống như mô tả của nhiều người.
Có lẽ, đó thực chất là một mối quan hệ đối tác rộng hơn, được bồi đắp thông qua tăng cường giao thương, nhằm hỗ trợ lẫn nhau khi không có xung đột về lợi ích, đồng thời giảm bớt ảnh hưởng của Mỹ và phương Tây.
Nói đúng hơn, những thỏa thuận ký chưa ráo mực nhân chuyến thăm vừa qua của ông Lý Khắc Cường đáng được xem như một "cú hích" đầy tính chiến thuật, vừa giúp thúc đẩy quan hệ thương mại Nga-Trung, vừa giúp đôi bên tìm lại lợi thế khi bàn thảo với những đối thủ cũ về các vấn đề liên quan đến "cơm áo gạo tiền".
Theo các chuyên gia, để "liên minh" này thực sự bền chặt, đối phó với Mỹ tại các chiến trường then chốt ở châu Á và châu Âu, Nga và Trung Quốc cần tăng cường quy mô và phạm vi sự hợp tác. Trong dài hạn, mối quan hệ an ninh Nga - Trung cuối cùng sẽ phụ thuộc vào sự phát triển của mối quan hệ giữa từng nước với Mỹ và theo đó là với nhau.
Điều không thể tránh khỏi là khi cán cân quyền lực giữa Nga, Trung Quốc và Mỹ thay đổi thì những động lực thúc đẩy sự hợp tác trên các mặt hiện nay giữa Moscow và Bắc Kinh bắt buộc phải thay đổi theo, một mối liên minh cũ đang thực sự được làm mới.
Hoa Huyền
Theo cand.com.vn
Đỉnh Everest trở thành nơi "chầu thần chết" với hàng loạt tử thi ra sao? 2019 đã trở thành một trong những năm có số lượng người chết trong hành trình chinh phục đỉnh Everest lớn nhất từ trước đến nay, vì nhiều lý do. Số lượng người đổ xô đến đỉnh Everest đã tăng vọt trong năm nay. Theo Mirror, kể từ đầu năm 2019, có 11 người bỏ mạng trong quá trình chinh phục đỉnh Everest...