Kinh tế Italy đối mặt nguy cơ suy thoái
Italy có nguy cơ rơi vào suy thoái. Đây là cảnh báo của Bộ Tài chính nước này đưa ra ngày 3/10 trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế của “đất nước hình chiếc ủng” có thể sụt giảm trong quý III năm nay và đối mặt với dự báo ảm đạm hơn trong năm 2023.
Một công nhân sắp xếp các hộp chứa đơn hàng tại một trung tâm của Amazon tại Italy. Ảnh: ft.com
Bộ Tài chính Italy dự báo kinh tế nước này có thể suy giảm trong quý (kết thúc vào ngày 30/9 vừa qua) và xu hướng này có thể tiếp diễn trong ít nhất 2 quý nữa. Về mặt kỹ thuật, nền kinh tế được cho là rơi vào suy thoái khi tăng trưởng kinh tế suy giảm 2 quý liên tiếp.
Trước đó, ngày 30/9, chính phủ sắp mãn nhiệm của Thủ tướng Mario Draghi cho rằng kinh tế Italy đã khả quan hơn trong 6 tháng đầu năm 2022. Theo đó, tăng trưởng kinh tế trong quý II vừa qua tăng 1,1% so với mức 0,1% của quý trước đó. Đây là quý thứ 6 liên tiếp nền kinh tế Italy ghi nhận tăng trưởng kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2020.
Video đang HOT
Tuy nhiên, dự báo mới nhất của Bộ Tài chính Italy nêu rõ tình hình đã thay đổi trong quý III vừa qua. Cơ quan này dự báo kinh tế trong 2 quý cuối cùng của năm 2022 có thể “sụt giảm nhẹ “và tiếp tục suy giảm trong quý đầu tiên của năm sau. Nếu dự báo này chính xác, nền kinh tế Italy sẽ lần đầu tiên sụt giảm trong 3 quý liên tiếp kể từ giai đoạn quý IV/2019 đến quý II/2020.
Theo truyền thông Italy, các nguyên nhân chính cản đà tăng trưởng của Italy là giá nhiên liệu tăng và lạm phát leo thang ảnh hưởng tới sản xuất công nghiệp. Thống kê của Viện thống kê quốc gia Italy (ISTAT) cho thấy chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 9 vừa qua đã tăng 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái – mức tăng theo tháng mạnh nhất kể từ năm 1983. ISTAT cho biết thêm niềm tin doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng chịu tác động, khiến họ chi tiêu rụt rè hơn.
Những dự báo trên được xem là thách thức đối với chính phủ mới của Italy khi liên minh trung hữu, trong đó đảng Anh em Italy (FdI) là nòng cốt, có kế hoạch tung ra chương trình kích thích kinh tế mới.
Lý do Mỹ lo lắng về kết quả bầu cử ở Italy
Nhà Trắng lo ngại nhà lãnh đạo cực hữu Meloni lên nắm quyền ở Italy có thể làm suy yếu cam kết của nước này đối với Ukraine.
Bà Giorgia Meloni. Ảnh: Euronews.com
Theo trang tin Politico.eu ngày 26/9, chiến thắng của nhà lãnh đạo cực hữu Giorgia Meloni ở Itlay đã làm chao đảo châu Âu, làm gia tăng lo ngại về sự trỗi dậy của lực lượng cánh hữu trên lục địa này trong bối cảnh họ đối mặt với khó khăn kinh tế và bị chi phối bởi cuộc xung đột Nga - Ukraine. Điều này cũng đã gây ra những "chấn động" có thể cảm nhận được trong Nhà Trắng.
Nhà Trắng đã thể hiện một động thái "công khai dũng cảm", lưu ý rằng chiến thắng của bà Meloni là ý chí của người dân Italy, đồng thời bày tỏ sự tin tưởng rằng Rome sẽ vẫn là một đối tác kiên định với phương Tây.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết trong cuộc họp báo hôm 26/9: "Đó là một đồng minh NATO, một đối tác G7 và thành viên của EU. Vì vậy chúng tôi sẽ làm việc với chính phủ mới của Italy trên cơ sở chia sẻ những thách thức toàn cầu, trong đó có cả việc hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga".
Tuy nhiên, bà Jean-Pierre không nhắc đến tên của nhà lãnh đạo cực hữu Meloni. Và chiến thắng của bà Meloni, chiến thắng đầu tiên cho phe cực hữu ở Italy kể từ Thế chiến thứ hai, đã khiến Nhà Trắng coi là một xu hướng ở châu Âu, vốn cũng đã chứng kiến chiến thắng của lực lượng cánh hữu ở Thụy Điển và Hungary và sự xâm nhập ở các quốc gia như Pháp.
Điều này có khả năng gây bất ổn hơn nữa cho nhóm G7, vốn đã thống nhất vào mùa Hè này tại hội nghị thượng đỉnh ở Đức nhằm hỗ trợ cho Ukraine. Kể từ thời điểm đó vào tháng 6, quyền lực của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bị ảnh hưởng, Thủ tướng Anh Boris Johnson bị thay thế bởi bà Liz Truss - một người bảo thủ khác thậm chí còn hoài nghi sâu sắc hơn về châu Âu - và giờ đây Thủ tướng Italy Mario Draghi chuẩn bị được thay thế bởi bà Meloni.
Cho đến thời điểm này, sự thống nhất của phương Tây vẫn được duy trì. Nhưng chiến thắng đáng kinh ngạc của phe cánh hữu ở Itay diễn ra khi quyết tâm của phương Tây sắp được thử thách bởi một mùa Đông "lạnh giá và đen tối" đối với châu Âu - khi châu lục này bị cắt nguồn cung cấp năng lượng từ Nga, dẫn đến giá khí đốt tăng cao.
Do đó, các trợ lý của Tổng thống Mỹ Joe Biden lo lắng rằng bà Meloni có thể bắt đầu nghi ngờ cam kết của Italy, cho rằng các nguồn lực của quốc gia nên được sử dụng ở trong nước, đặc biệt nếu châu Âu rơi vào suy thoái vào mùa Đông năm nay.
Nếu một quốc gia trong nhóm G7 muốn tìm kiếm một giải pháp thương lượng - trái ngược với việc tài trợ cho cuộc xung đột - thì có khả năng các quốc gia khác có thể làm theo và quyết tâm của châu Âu có thể suy yếu.
Ít nhất là hiện tại, các quan chức Nhà Trắng hy vọng rằng Rome sẽ đứng về phía Kiev và công khai bác bỏ những quan điểm rằng quyết tâm của phương Tây có thể sụp đổ. Nhưng tối thiểu, Mỹ phải thừa nhận rằng Italy có thể không còn sự hỗ trợ mạnh mẽ như ông Draghi đưa ra.
Dưới thời Draghi, Italy đóng một vai trò quan trọng trong một châu Âu không có nhiều nhà lãnh đạo mạnh mẽ, giúp định hình phản ứng của châu lục này đối với sự phục hồi sau đại dịch COVID-19, các vấn đề kinh tế và cuộc xung đột Nga - Ukraine. Nhưng Italy hiện đã quay lưng lại với dòng chính châu Âu và có thể liên minh với các nhà lãnh đạo dân tộc chủ nghĩa ở Hungary và Ba Lan.
Bà Meloni đã nói rằng mình ủng hộ NATO và Ukraine, không giống như những người khác trong liên minh của bà, bao gồm cả cựu thủ tướng Silvio Berlusconi. Hiện tại, khoảng 1/3 số ghế trong Quốc hội mới thuộc về các đảng chưa chỉ trích hoàn toàn chiến dịch quân sự của Moskva ở Ukraine.
Thách thức kinh tế đón chờ thủ tướng mới của Italy Lạm phát, suy thoái gia tăng và chi phí năng lượng cao là những thách thức kinh tế khó khăn đặt ra đối với bà Giorgia Meloni - thủ lĩnh của Liên minh cánh hữu nhiều khả năng trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Italy. Lãnh đạo đảng Anh em Italy (FdI), bà Giorgia Meloni, phát biểu trong cuộc vận động...