Kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt dự kiến
Nền kinh tế của Khu vực đồng euro (Eurozone) đang chứng tỏ khả năng phục hồi vượt mong đợi bất chấp giá năng lượng và lương thực tăng vọt.
Khách hàng chọn mua đồ tại siêu thị ở Milan, Italy. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Cơ quan Thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat), Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của 19 quốc gia Eurozone đã tăng 0,7% trong quý II/2022, cao hơn dự đoán trước đó của các nhà phân tích.
Các quốc gia phụ thuộc vào du lịch thậm chí còn cho thấy khả năng phục hồi tốt hơn, với Pháp và Tây Ban Nha đã tăng trưởng vượt dự kiến nhờ lượng du khách đổ về các điểm đến hàng đầu thế giới. Trong quý vừa kết thúc, kinh tế của Pháp và Tây Ban Nha tăng trưởng lần lượt 0,5% và 1,1% so với các quý trước.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo rằng sự thúc đẩy từ lĩnh vực du lịch sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và tất cả các quốc gia đều phải đối mặt với thách thức lớn để duy trì tăng trưởng trong nửa cuối năm.
Andrew Kenningham, nhà kinh tế tại công ty nghiên cứu kinh tế Capital Economics, có trụ sở tại London (Anh), cho rằng số liệu kinh tế mạnh hơn dự kiến không làm thay đổi thực tế rằng cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng sâu sắc đi cùng với đà tăng của lạm phát và lãi suất có khả năng đẩy khu vực này rơi vào suy thoái kinh tế vào cuối năm nay.
Xung đột tại Ukraine đã thúc đẩy giá khí đốt tự nhiên và các mặt hàng tạp hóa tăng vọt, với lạm phát tại Eurozone lên mức kỷ lục 8,9% trong tháng 7. Cường quốc c&ocir
Trừng phạt Nga không có tác dụng, Hungary kêu gọi EU đề ra chiến lược mới
Ngày 23/7, Thủ tướng Hungary Viktor Orban khẳng định Liên minh châu Âu (EU) cần vạch ra một chiến lược mới để giải quyết cuộc xung đột hiện nay ở Ukraine, bởi các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga không phát huy tác dụng.
Một cơ sở lọc dầu của Nga. Ảnh minh họa: The Moscow Times/TTXVN
Trong một bài phát biểu ở thành phố Baile Tusnad (Romania), Thủ tướng Orban nêu rõ: "Một chiến lược mới là cần thiết, trong đó nên tập trung vào các cuộc đàm phán hòa bình và soạn thảo một đề xuất hòa bình, thay vì cố giành chiến thắng trong cuộc xung đột". Ông nhấn mạnh, nhiệm vụ của EU không phải là đứng về bên nào, mà là đóng vai trò trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine, đồng thời tái khẳng định Hungary sẽ đứng ngoài cuộc xung đột tại Ukraine.
Theo nhà lãnh đạo Hungary, chiến lược của phương Tây về cuộc xung đột tại Ukraine dựa trên 4 trụ cột: đầu tiên là Ukraine giành chiến thắng, các biện pháp trừng phạt sẽ làm suy yếu Nga, các biện pháp trừng phạt sẽ gây phương hại cho Nga hơn so với châu Âu và thế giới sẽ ủng hộ châu Âu. Ông Orban nhấn mạnh, chiến lược này đã thất bại khi các chính phủ ở châu Âu đang sụp đổ, giá năng lượng tăng vào do vậy EU cần một chiến lược mới để giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Xung đột tại Ukraine là 'thách thức lớn nhất' đối với kinh tế toàn cầu Theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, tình hình xung đột tại Ukraine hiện là "thách thức lớn nhất" đối với kinh tế toàn cầu. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen phát biểu tại Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Nhận định trên được bà Yellen đưa ra trước thềm cuộc họp bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung...