Kinh tế Đà Nẵng lần đầu tăng trưởng âm
Covid-19 và việc là tâm dịch hồi tháng 8 khiến kinh tế Đà Nẵng lần đầu tăng trưởng âm sau 20 năm, với GRDP năm 2020 dự báo giảm 9,6%.
Báo cáo tại kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng khai mạc sáng 7/12, lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng cho biết kinh tế đã không thể duy trì được mức tăng trưởng như những năm trước, nhiều chỉ tiêu kinh tế quan trọng sụt giảm và có mức tăng trưởng thấp.
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2020 ước đạt 101.233 tỷ đồng, giảm 9,26% so với năm 2019. Sáu tháng đầu năm nay, chỉ tiêu này giảm 3,61% so với cùng kỳ năm trước. Đến cuối tháng 7, Đà Nẵng trở thành tâm dịch Covid-19.
Một khu vực tại Đà Nẵng bị phong tỏa vì có ca mắc Covid-19 hồi tháng 7/2020. Ảnh: Nguyễn Đông.
Khi Đà Nẵng bị bao phủ bởi “bóng ma Covid”, thành phố ghi nhận 389 bệnh nhân Covid-19. Ngày ghi nhận nhiều nhất lên đến 45 bệnh nhân. 31 người Đà Nẵng đã tử vong do nhiễm nCoV kèm nhiều bệnh nền.
Đến cuối năm 2020, Đà Nẵng hoàn thành đạt và vượt 3/11 chỉ tiêu đề ra còn lại không đạt kế hoạch. Ngoài chỉ tiêu GRDP, giá trị gia tăng khu vực dịch vụ ước giảm 8%; khu vực công nghiệp – xây dựng ước giảm 10,5%; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước giảm 13,1%; tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn là 21.742 tỷ đồng, giảm 29,7% so với dự toán được giao.
Video đang HOT
Số lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ năm 2020 ước đạt hơn 2,7 triệu lượt, đạt 34,3% kế hoạch, giảm 62,6% so với năm 2019, trong đó khách quốc tế giảm 69,2%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành ước đạt hơn 15.000 tỷ đồng, đạt 52,6% kế hoạch, giảm 40,7%.
Riêng thu tiền sử dụng đất ước đạt 3.385 tỷ đồng (129,7% dự toán), do thành phố đã tập trung giải quyết các vướng mắc đối với trường hợp chuyển đổi tên nhận quyền sử dụng đất tái định cư còn nợ tiền sử dụng đất, góp phần tạo nguồn thu cho thành phố.
Một công ty dệt may tại Đà Nẵng cố gắng duy trì hoạt động sản xuất hồi tháng 8 – khi thành phố đang trong tâm dịch. Ảnh: Nguyễn Đông.
Ông Nguyễn Văn Quảng – Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, cho rằng năm vừa qua thành phố gặp nhiều ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh và bão lũ đã tác động rất lớn đến mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội đặt ra hồi đầu năm. Khu vực du lịch, dịch vụ, công nghiệp chịu thiệt hại nặng nề.
“Lần đầu tiên sau hơn 20 năm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương (từ năm 1997), kinh tế của thành phố tăng trưởng âm và kéo giảm tăng trưởng của cả nhiệm kỳ 2020-2025 xuống”, ông Quảng nói.
Theo tân Bí thư Thành uỷ, khó khăn này là “phép thử” đối với năng lực lãnh đạo, điều hành của lãnh đạo và các cấp của thành phố. Đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế trong cơ cấu của nền kinh tế, sự chưa bền vững trong quá trình phát triển. Qua đó giúp thành phố đề ra những định hướng, giải pháp mang tính bền vững hơn trong giai đoạn tiếp theo.
Ông Nguyễn Văn Quảng phát biểu tại kỳ họp. Ảnh: Nguyễn Đông.
Ông Quảng cho rằng, lãnh đạo và người dân thành phố đã đoàn kết cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn. Một số ngành duy trì được hoạt động sản xuất. Chủ trương tiếp tục thu hút đầu tư đạt được kết quả tích cực với số vốn tăng 4,5 lần so với năm 2019.
“Thu ngân sách gặp khó khăn nhưng vẫn đảm bảo được việc phục vụ nhiệm vụ chính trị, phòng chống dịch và an sinh xã hội”, ông Quảng nói, đề nghị thành phố cần tiếp tục rà soát, điều chỉnh, ban hành các cơ chế, chính sách cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, thu hút các tập đoàn kinh tế lớn vào đầu tư.
Kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng diễn ra từ ngày 7-9/12. Ngoài việc thảo luận về các vấn đề phát triển kinh tế – xã hội, kỳ họp cũng sẽ bầu chức danh lãnh đạo chủ chốt như Chủ tịch HĐND thành phố, Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND thành phố.
Nhiều doanh nghiệp BOT đang phải huy động từ các nguồn tiền khác trả cho ngân hàng để tránh bị nợ xấu
Bộ GTVT cho biết đang tập hợp phân tích, đã tham vấn nhiều cơ quan liên quan, gồm cả NHTM và NHNN để đưa ra các kiến nghị giải pháp.
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2020 diễn ra chiều 4/9, phóng viên đã đặt câu hỏi với về tín dụng mảng BOT. Cu thể, các doanh nghiêp BOT bị ảnh hưởng nhiều do dịch COVID-19 và thu phí không được như cam kết. Nếu để rơi vào nhóm nợ xấu, mất đi quyền đấu thầu sẽ bị ảnh hưởng, trong khi đây là những DN chủ chốt trong ngành xây dựng và nhiều lao động.
Trả lời vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông cho biết, ngành GTVT có 61 dự án BOT, trong đó có 60 dự án đã đưa vào khai thác, còn 1 dự án đang đầu tư xây dựng. Qua theo dõi, nhiều hợp đồng có nguồn thu sụt giảm so với dự kiến do 3 nguyên nhân.
Thứ nhất, do định hướng chung về ổn định giá, giảm giá vé xe vận tải, xe tải, nhóm 4, 5.
Thứ hai là do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nên lưu lượng giao thông giảm.
Thứ ba là chưa thực hiện điều khoản trợ giá cho các nhà đầu tư, cần có thời gian nhất định để tăng trưởng mức thu...
Bộ GTVT tập hợp phân tích, đã tham vấn nhiều cơ quan liên quan, gồm cả NHTM và NHNN để đưa ra các kiến nghị giải pháp.
"Chúng tôi có phân tích các nguyên nhân do tác động khách và chủ quan. Nguyên nhân khách quan là tác động do dịch COVID-19, phát triển kinh tế không như ban đầu. Còn nguyên nhân chủ quan là do quá trình lập dự án, phương án tài chính...", Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết.
Do đó, bộ GTVT đề nghị các yếu tố nào do khách quan thì cần xem xét tháo gỡ cho các nhà đầu tư. Nếu không cho tăng giá thì khó khăn, Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp trong đó có việc giảm chi phí vận tải như giảm giá vé các phương tiện giao thông tại các dự án BOT... nhưng cần lộ trình. Vì hiện nay, nhiều nhà đầu tư BOT phải huy động từ các nguồn tiền khác trả cho ngân hàng để tránh bị nợ xấu, khó khăn để DN hoạt động, gần đây bộ đã có các biên bản trình lên VPCP, báo cáo để có chỉ đạo.
Big_Trend: Cơ hội mở rộng sang các cổ phiếu vừa và nhỏ TTCK Việt Nam đang có những biểu hiện rất tích cực khi VN-Index nhanh chóng vượt qua mốc kháng cự 880 điểm để chạm vùng 900 điểm. Có thể nói diễn biến của TTCK thế giới đặc biệt là Mỹ đã bất ngờ tăng điểm trở lại vùng đỉnh cũ đầu năm 2020 - Giai đoạn mà thế giới chưa bị ảnh hưởng...