Kinh tế cửa khẩu ở Gia Lai có tín hiệu phục hồi
Những tháng đầu năm nay, dịch COVID-19 đã tác động đến các chuỗi giá trị sản xuất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến định hướng tăng trưởng kinh tế và đời sống xã hội của tỉnh Gia Lai, nhất là tại khu vực cửa khẩu. Tuy nhiên, những tháng cuối năm, tình hình dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát. Nhờ đó, kinh tế khu vực cửa khẩu của tỉnh bắt đầu có tín hiệu phục hồi và khởi sắc.
Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, tỉnh Gia Lai, tiếp giáp với nước Campuchia. Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN
Cụ thể, trong quý III/2020, Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh đã tiếp nhận 21 doanh nghiệp làm thủ tục hải quan với gần 3.700 lượt phương tiện xuất, nhập cảnh, tăng 13,27% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất, nhập khẩu quý III cũng đạt gần 15 triệu USD, tăng 108% so với cùng kỳ và thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 1,15 tỷ đồng; trong đó, các mặt hàng xuất khẩu sang Campuchia chủ yếu là thiết bị điện, hàng hóa tổng hợp, bao bì, vật tư nông nghiệp với tổng giá trị trên 12 triệu USD. Các mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam là trái cây gồm: thanh long, chuối tươi…, giá trị đạt gần 2 triệu USD.
Có được kết quả khả quan này là nhờ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại khu vực biên giới. Theo đó, các lực lượng chuyên trách tại cửa khẩu luôn có sự phối hợp chặt chẽ trong kiểm tra, giám sát, quản lý hàng hóa xuất, nhập khẩu không để xảy ra tình trạng ách tắc. Đồng thời, tạo mọi điệu kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, người dân thông thương hàng hóa hiệu quả nhất.
Ông Bùi Hiếu, Điều phối viên đơn vị vận tải quốc tế Thilogi tại Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh chia sẻ, trước đây, diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng lớn đến việc lưu thông hàng hóa giữa 2 nước Việt Nam và Campuchia. Hiện tình hình dịch bệnh được kiểm soát nên việc luân chuyển hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh đã thuận lợi hơn. Hàng ngày, trung bình tần suất xe của đơn vị qua lại khoảng từ 40 – 50 xe, chủ yếu vận chuyển các loại hàng hóa như: chuối, thanh long, nhãn…
Ông Trần Quang Thái, Phó Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Gia Lai cho biết, từ khi có chủ trương nới lỏng giãn cách xã hội cũng như chỉ đạo thực hiện mục tiêu kép về đẩy lùi dịch bệnh gắn với phát triển kinh tế – xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực.
Video đang HOT
Trong quý III/2020, hoạt động sản xuất kinh doanh từng bước được khôi phục, các doanh nghiệp đã bắt đầu có đơn hàng mới để ổn định hoạt động sản xuất; trong đó, hoạt động xuất nhập khẩu có tăng trưởng đáng kể, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 130 triệu USD, tăng trưởng lớn so với giai đoạn trước.
Trong thời gian tới, xu hướng tình hình dịch bệnh giảm nhiệt hơn, hy vọng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp sẽ có những bước đột phá. Điều này, góp phần quan trọng hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh.
Cùng với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa được thông thương trở lại, các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng nội địa trên địa bàn tỉnh Gia Lai cũng rất phấn khởi và hy vọng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ thuận lợi hợi trong những tháng cuối năm.
Là đơn vị chuyên sản xuất đồ gỗ, hàng nội thất cung cấp cho thị trường trong nước, Công ty TNHH Sản xuất thương mại Gia Khang đã nỗ lực duy trì sản xuất, đảm bảo công ăn, việc làm và nguồn thu nhập cho trên 130 lao động thường trực trong giai đoạn thị trường tiêu thụ giảm, nguồn nguyên liệu thiếu hụt. Vượt qua giai đoạn khó khăn, hiện đơn vị đã bắt đầu có được đơn hàng và chuyển hướng sản xuất các mặt hàng phục vụ gia đình để khai thác hiệu quả dây chuyền sản xuất, duy trì việc làm cho người lao động.
Theo chia sẻ của ông Trương Tấn Công, Quản đốc xưởng sản xuất Công ty TNHH Sản xuất thương mại Gia Khang, quý I và quý II/2020 do xảy ra dịch bệnh nên công ty đã gặp một số khó khăn nhất định về việc làm cho công nhân do bị đứt gãy nguồn nguyên liệu đầu vào và thị trường tiêu thụ. Bước sang quý III, tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát, giãn cách xã hội được nới lỏng, công ty chúng tôi bắt đầu nhận được một số đơn hàng về nội thất trong nước. Nhờ đó, công nhân đã có việc làm cả ngày và đêm, các dây chuyển sản xuất đảm bảo, đời sống công nhân dần đi vào ổn định.
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Gia Lai các đơn vị sản xuất kinh doanh đã đi vào hoạt động bình thường. Nhiều công ty đã kết nối xuất khẩu các mặt hàng nông sản cà phê, chanh dây sang thị trường châu Âu. Đây là tín hiệu vui và là động lực để các doanh nghiệp tự tin sản xuất kinh doanh và thúc đẩy nền kinh tế khởi sắc trong những tháng cuối năm.
Sẽ giảm mạnh quy mô diện tích Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y
Diện tích khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Kon Tum) sẽ giảm hơn 4 lần so với quy mô hiện tại.
Hiện Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y có diện tích 68.570 ha. Ảnh: Internet
Theo Dự thảo Quyết định về việc điều chỉnh quy mô diện tích Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, tỉnh Kon Tum, sau khi điều chỉnh, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y có tổng diện tích là 16.000 ha, bao gồm xã Pờ Y, xã Đăk Kan (thôn 1,3,4), xã Đăk Xú (thôn Thung Nai) và thị trấn Plei Kần (thôn 7) thuộc huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y được tổ chức thành các khu chức năng gồm khu công nghiệp, khu du lịch, khu đô thị, dân cư và các khu chức năng khác phù hợp với quy định của pháp luật và đặc điểm của địa phương.
Quy mô, vị trí từng khu chức năng được xác định trong quy hoạch chung xây dựng và quy hoạch chi tiết Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, tỉnh Kon Tum.
Về các cơ chế, chính sách đối với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, hoạt động và các cơ chế, chính sách đối với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y tỉnh Kon Tum được thực hiện theo pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp, Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế và các văn bản pháp luật có liên quan khác.
Quyết định này cũng sẽ bãi bỏ Quyết định số 217/2005/QĐ-TTg ngày 5/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, tỉnh Kon Tum.
Theo Quyết định số 2172005/QĐ-TTg, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y có diện tích 68.570 ha, bao gồm các xã Sa Loong, Bờ Y, Đắk Sú, Đắk Nông, Đắk Dục và thị trấn Plei Kần huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
Như vậy, sau 15 năm ban hành Quyết định số 217/QĐ/2005, diện tích của Khu kinh tế Bờ Y sẽ giảm xuống hơn 4 lần.
Bảo hiểm Bưu điện ghi nhận doanh thu tăng 3% lên 4.280 tỷ đồng trong 9 tháng Theo thông tin từ Tổng Công ty Bảo hiểm Bưu điện (PTI), kết thúc 9 tháng năm 2020, tổng doanh thu đạt 4.280 tỷ đồng, tăng trưởng 3%, thực hiện được 68,5% kế hoạch năm. Trong quý 3, hai nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm con người vẫn là hai nghiệp vụ chính, đem đến hơn 80% nguồn doanh...