Kinh tế châu Âu điêu đứng vì “đấu” với Nga
Cùng với sự suy giảm sẵn có từ mấy năm nay, nền kinh tế EU nay càng bị tổn thương nghiêm trọng trong cuộc “so găng” cấm vận với Nga xung quanh vấn đề Ukraina.
Báo cáo công bố ngày 29/8/2014 của Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), cảnh báo lạm phát trong khu vực đồng Euro đang làm gia thêm nguy cơ khu vực này rơi vào vòng xoáy giảm phát. Theo Eurostat, trong tháng 8/2014, lạm phát trong khu vực đồng tiền chung châu Âu là 0,3%. Đây là tỉ lệ thấp nhất trong Eurozone kể từ tháng 10/2009.
Lạm phát giảm là do người tiêu dùng châu Âu giảm chi tiêu đối với thực phẩm và năng lượng. Điều này sẽ làm nền kinh tế châu Âu vốn đang bị khủng hoảng vì tăng trưởng kém sẽ càng thêm trầm trọng.
Theo giới chuyên gia, tình trạng giảm phát có thể dẫn đến một vòng xoay luẩn quẩn đối với nền kinh tế: Người tiêu dùng có xu hướng giảm mua với hy vọng giá cả sẽ còn xuống thấp nữa, các doanh nghiệp buộc phải giảm sản xuất cho phù hợp với nhu cầu. Do vậy, người lao động bị giảm lương và hậu quả là họ phải giảm mua, làm cho giá cả lại càng đi xuống.
Nhiều cửa hàng ở châu Âu hạ giá bán do sức mua ngày càng giảm
Ngày 29/8, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã họp để bàn biện pháp kích thích nền kinh tế. Tuy nhiên, hầu hết các nhà phân tích đều không hy vọng vào bất kỳ biện pháp nào, nhưng ngày càng có nhiều đồn đoán rằng ECB trong những tháng tới có thể bơm tiền vào hệ thống, được gọi là biện pháp nới lỏng định lượng, với hy vọng kích thích tăng trưởng và đẩy giá cả lên cao.
Video đang HOT
Mario Draghi, Giám đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu mô tả lạm phát dưới mức 1% là trong “vùng nguy hiểm”.
Nền kinh tế của các nước thuộc khối EU từ 3 năm nay đã chịu mức tăng trưởng thấp, thất nghiệp luôn ở mức hai con số, nợ công của nhiều thành viên khối luôn trong tình trạng có thể vỡ nợ. Lãnh đạo khối này từ lâu đã tìm mọi cách để thoát khỏi tình trạng trên nhưng họ lại rơi vào vòng luẩn quẩn. Kìm hãm nợ công đồng nghĩa với việc thu hẹp sản xuất, giảm tăng trưởng.
Giữa lúc như thế này, EU lại lao vào cuộc chiến cấm vận với Nga xung quanh vấn đề Ukraina. Thiệt hại của những trận chiến này đương nhiên cả hai phía đều bị ảnh hưởng. Nhưng trong lúc “ sức khỏe” kinh tế của châu Âu chưa hồi phục lại phải cố sức chịu thêm những cú đòn từ phía Nga đã khiến cho khả năng phục hồi của EU gần như vô vọng. Ấy vậy mà trong một tuyên bố hôm 29/8, châu Âu lại tiếp tục đe dọa sẽ ra tăng các biện pháp trừng phạt Nga do nghi ngờ Nga đưa quân sang hỗ trợ phe ly khai ở Ukraina.
Theo Năng Lượng Mới
Các nước Baltic ngấm đòn trừng phạt của Nga
Những chiếc xe tải chở đầy pho mát, sữa chua và thịt từ Lithuania và Estonia bị chặn lại ở biên giới.
Lính biên phòng ở Nga và Belarus đã nhanh chóng tuân thủ lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm từ EU của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Những chiếc xe tải chở đầy pho mát, sữa chua và thịt từ Lithuania và Estonia bị chặn lại ở biên giới.
Các nước Baltic ngấm đòn trừng phạt của Nga
Hai quốc gia thuộc vùng biển Baltic và đều từng thuộc khối Liên Xô cũ là những quốc gia đầu tiên cảm nhận được các biện pháp trả đũa của Nga. Cùng với 2 nước láng giềng là Latvia và Ba Lan, họ phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu sang Nga. Ví dụ, năm ngoái, những sản phẩm nằm trong danh sách cấm vận mà Lithuania xuất khẩu sang Nga chiếm gần 2,5% GDP của nước này (theo số liệu của Capital Economics). Các nhà sản xuất thực phẩm ở 4 nước này đang rất lo lắng.
"Đây là những tin không hề dễ chịu, khiến tương lai rất mờ mịt", Sergey Beskhmelnitsky, CEO của Food Union - công ty bơ sữa của Latvia có một nửa số hàng xuất khẩu có đích đến là thị trường Nga - nói. "Không có xe tải nào được phép vào Nga với các sản phẩm của chúng tôi và điều này gây nên vấn đề rất lớn cho người nông dân địa phương", CEO của một công ty xuất khẩu nấm Ba Lan cho biết.
Áp lực kinh tế
Mặc dù lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm được cho là biện pháp trả đũa của Nga hướng vào châu Âu và Mỹ, đây lại là đòn giáng mạnh vào các quốc gia xung quanh Nga xét về phương diện kinh tế.
Theo Otilia Dhand, chuyên gia đến từ Teneo Intelligence (New York), có vẻ như Nga đang nhằm vào các quốc gia Baltic vì vị thế chính trị của họ. Bản thân Ba Lan bị tách riêng với lệnh cấm nhập khẩu táo trước khi Nga đưa ra toàn bộ danh sách cấm vận với các thực phẩm châu Âu.
Dựa trên số liệu của Eurostat, Nga là đích đến của 19,8% tổng hàng hóa xuất khẩu của Lithuania trong năm ngoái. Đối với Latvia, Estonia và Ba Lan, con số lần lượt là 16,2%, 11,4% và 5,3%. Phần Lan, mặc dù có thái độ "nhẹ nhàng" hơn đối với Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine, cũng bị ảnh hưởng với 9,6% lượng hàng xuất khẩu là sang thị trường Nga.
Theo Bộ trưởng kinh tế Lithuania, lệnh cấm vận có thể khiến GDP nước này giảm 0,2 điểm phần trăm. 6 tháng đầu năm, xuất khẩu của Estonia đã thiệt hại tổng cộng 57,3 triệu USD (theo cố vấn kinh tế của Thủ tướng Taavi Roivas). Hai nước này gia nhập EU năm 2004, cùng thời điểm với Ba Lan và Latvia.
Hai chuyên gia kinh tế của Capital Economics là Neil Shearing và William Jackson cho rằng xuất khẩu thực phẩm sang Nga đột ngột dừng lại sẽ khiến nền kinh tế Lithuania giảm tốc nhanh chóng. Để hạn chế ảnh hưởng, Lithuania phải tìm cách bán sản phẩm sang các thị trường khác.
Đây không phải là lần đầu tiên trong 12 tháng qua Nga cấm vận các nước láng giềng. Hồi tháng 10 năm ngoái, nông dân Lithuania đã khốn khổ khi Nga không nhập các sản phẩm bơ sữa của họ.
Kế hoạch B
Kể từ đó đến nay, Vilkyskiu Pienine AB - một nhà sản xuất pho mát của Lithuania có 1/5 doanh thu từ Nga - đã thu hẹp hoạt động ở thị trường Nga và có kế hoạch thu hẹp mạnh hơn nữa.
Bộ trưởng Nông nghiệp Estonia thì thông báo "mặc dù tỷ trọng thị trường Nga trong toàn bộ hoạt động xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp đã giảm mạnh trong mấy năm gần đây, Nga vẫn là thị trường quan trọng của Estonia".
Trong khi các quốc gia Tây Âu không bị ảnh hưởng mấy, Hungary vẫn đưa ra cảnh báo về tác động đối với các quốc gia Baltic và Ba Lan đã định hướng lại sản phẩm sang các thị trường khác ở châu Âu và châu Á.
Theo Trí Thức Trẻ