Kinh tế châu Á đối mặt nguy cơ ngừng tăng trưởng lần đầu tiên trong 60 năm
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 16/4 cảnh báo kinh tế châu Á trong năm 2020 có thể đối mặt nguy cơ ngừng tăng trưởng lần đầu tiên trong 60 năm, do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra những tác động “chưa từng có tiền lệ” đối với lĩnh vực dịch vụ và xuất khẩu.
Người dân mua sắm tại một trung tâm thương mại ở Vũ Hán, Trung Quốc ngày 30/3/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo báo cáo của IMF, nền kinh tế châu Á trong năm 2020 có thể sẽ không tăng trưởng lần đầu tiên trong 60 năm qua. Nếu các biện pháp khống chế dịch bệnh phát huy hiệu quả, tăng trưởng kinh tế châu Á trong năm 2021 có thể đạt 7,6%. Tuy nhiên, IMF bày tỏ sự không chắc chắn đối với triển vọng này.
Cũng theo thể chế tài chính này, không giống cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, đại dịch COVID-19 đã “giáng một đòn” mạnh và trực tiếp đến lĩnh vực dịch vụ của khu vực châu Á- Thái Bình Dương, buộc người dân phải ở nhà còn các cửa hàng phải đóng cửa hoạt động. Các cường quốc xuất khẩu của khu vực cũng đang phải hứng chịu nhu cầu hàng hóa sụt giảm từ các đối tác thương mại chính trong đó có Mỹ và các nước châu Âu.
IMF cho rằng do xuất khẩu giảm sút và hoạt động trong nước tổn thất bởi các biện pháp giãn cách xã hội, nền kinh tế Trung Quốc có thể chỉ chứng kiến mức tăng trưởng 1,2% trong năm 2020, giảm mạnh so với mức 6% được thể chế này đưa ra trong dự báo hồi tháng 1. Tuy nhiên, theo IMF, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới có thể khôi phục lại hoạt động vào cuối năm nay, với mức tăng trưởng bật tới 9,2% trong năm 2021. Dẫu vậy, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vẫn đang phải đối mặt với nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát trở lại và làm chậm quá trình khôi phục sản xuất.
Video đang HOT
Phát biểu trực tuyến với báo giới, ông Changyong Rhee Giám đốc IMF khu vực châu Á – Thái Bình Dương, khẳng định hiện là giai đoạn đầy bất ổn và thách thức đối với kinh tế toàn cầu trong đó có cả khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tác động của dịch COVID-19 đối với khu vực này sẽ rất nghiêm trọng, diễn ra trên toàn khu vực và chưa từng có tiền lệ.
Do đó, các nước châu Á cần tận dụng mọi công cụ chính sách để ứng phó với tình hình hiện nay. Các nhà hoạt định chính sách của khu vực cần hỗ trợ trực tiếp những hộ gia đình và công ty bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các biện pháp hạn chế sự lây lan của COVID-19, cũng như cần cung cấp thanh khoản dồi dào cho các thị trường, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ giải quyết tình trạng căng thẳng tài chính.
Cũng theo ông Rhee, việc cung cấp tiền mặt trực tiếp cho người dân, như một phần trong gói cứu trợ của Mỹ, có thể không phải là chính sách tối ưu đối với nhiều nước châu Á – vốn cần tập trung ngăn chặn tình trạng phá sản của các doanh nghiệp nhỏ cũng như tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh. Các nền kinh tế mới nổi trong khu vực châu Á – Thái Bình Dơng cũng cần tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ các thể chế đa phương, sử dụng biện pháp kiểm soát vốn khi cần nhằm đối phó với dòng vốn ra bị gián đoạn do ảnh hưởng của đại dịch.
Ngọc Hà
Chứng khoán sụt giảm sau khi loạt báo cáo tài chính quý I/2020 được công bố
Thị trường chứng khoán châu Á chìm sâu trong hôm nay trước bối cảnh lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu ngày càng tăng. Các báo cáo tài chính cho thấy kinh tế toàn cầu đang giảm ở mức thấp nhất kể từ năm 1960.
Chứng khoán châu Á và cả Mỹ đang trượt dài sau khi công bố báo cáo tài chính quý I.
Phiên giao dịch sáng nay, chỉ số Nikkei 225 (Nhật Bản) giảm 1,3%, Kospi (Hàn Quốc) giảm 0,2% và S&P/ASX 200 (Australia) giảm khoảng 1,1%. Chỉ số Hang Seng (Hồng Kông) giảm 0,9% trong giao dịch sớm nhất trong khi Shanghai (Trung Quốc) mở cửa phiên giảm khoảng 1%.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự kiến tăng trưởng ở châu Á sẽ chững lại ở mức 0% trong năm nay.
"Đây là hiệu suất tăng trưởng tồi tệ nhất trong gần 60 năm qua, bao gồm cả khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng tài chính châu Á", ông Chang Yong Rhee, Giám đốc Bộ phận Châu Á - Thái Bình Dương của IMF, cho biết trong một bài đăng trên blog hôm qua.
Hôm qua, chứng khoán Mỹ đã giảm trong giao dịch chốt phiên. Chỉ số Dow và S&P đã ghi nhận ngày giao dịch tồi tệ nhất kể từ đầu tháng Tư đến nay. Các cổ phiếu đã giảm mạnh sau một loạt các báo cáo tài chính quý I theo hướng tiêu cực đến từ các công ty, tập đoàn lớn ở Mỹ.
Chỉ số tương lai của Dow (INDU) đã giảm 117 điểm, tương đương khoảng 0,5%. Hợp đồng tương lai S&P 500 (SPX) giảm khoảng 0,5% và tương lai Nasdaq (COMP) giảm khoảng 0,5%.
Bank of America (BAC) và Citigroup (C) đang phải chứng kiến nguồn lãi ngày càng hao hụt đi khi họ chuẩn bị cho các khoản nợ mặc định phát sinh từ đại dịch. Lợi nhuận quý đầu tiên của Bank of America giảm 45%. Ngân hàng này đã công bố vào thứ Tư, họ đã dành ra 4,8 tỷ USD cho các tổn thất tín dụng liên quan đến virus Corona.
Báo cáo tài chính được công bố vào thứ Tư cũng chứng kiến sự sụt giảm mạnh của nền kinh tế Mỹ. Doanh số bán lẻ trong tháng 3 giảm 8,7%, mức giảm hàng tháng tồi tệ nhất kể từ năm 1992. Con số công dân thất nghiệp hàng tuần vào hôm nay dự kiến sẽ đăng thêm 5,1 triệu người .
Thanh Thư
Navico (ANV): Năm 2020 dự tính lãi ròng đạt 200 tỷ đồng, giảm 72% vì đầu ra gặp khó do COVID-19 Dịch Covid-19 bùng phát ở nhiều nước trên thế giới đã làm khó cho đầu ra của các doanh nghiệp sản xuất cá tra trong đó có Navico (ANV). Công ty Cổ phần Nam Việt (mã CK: ANV) đã công bốbáo cáo thường niên năm 2019. Năm 2019 doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng tốt Kết thúc năm 2019, doanh thu thuần...